Bà bầu ăn lươn có tốt không và ăn như nào cho đúng

Bà bầu ăn lươn có tốt không và ăn như nào cho đúng

Thịt lươn là một thực phẩm giàu đạm tất thích hợp để bồi bổ sức khỏe. Vậy bà bầu ăn lươn có tốt không? Đối với bà bầu nếu biết chế biến và ăn lươn đúng cách thì đây sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn. Bà bầu ăn lươn có tốt không? Lươn rất được ưa chuộng ở Nhật vì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu ăn lươn không chỉ có thể dung nạp lượng dinh dưỡng dồi dào để bồi bổ sức khỏe mà còn đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Cung cấp năng lượng Thịt lươn chứa hàm lượng calo cao, khoảng 300 calo/100g, rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu về năng lương khi thai nhi ngày càng phát triển. Vì vậy, phụ nữ mang thai có thể bổ sung năng lượng thiếu hụt một cách nhanh chóng giúp chống lại tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Bà bầu ăn lươn có tốt không? Lươn giúp cung cấp năng lượng Bổ sung đạm (protein) Mỗi 100g thịt lươn chứa khoảng 18.7g protein vì vậy khi mẹ bầu cần bổ sung đạm thì lươn là một lựa chọn hang đầu. Protein đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc mô tế bào nên bổ sung đủ protein là việc cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bổ sung vitamin Bà bầu ăn lươn có tốt không? Vitamin A trong thịt lươn sẽ giúp tăng chất chống oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và các bệnh liên quan đến mắt. Ngoài ra, nhờ hàm lượng vitamin B12 cao nên bà bầu ăn thịt lươn còn làm giảm nguy cơ sinh non, tránh cho trẻ sinh ra bị thiếu cân và các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, khuyết não hay thoát vị não. Bổ sung canxi Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thai nhi phụ nữ mang thai cần dung nạp một lượng canxi rất lớn. Vì vậy hàm lượng canxi và photpho cao trong lươn có thể giải quyết được nhu cầu này. Cải thiện cơ bắp Thịt lươn có chứa một loại axit amino có chức năng kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể, đó chính là arginine, vì thế, bà bầu ăn lươn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp. Ngoài ra chất arginine còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì nó ngăn chặn không cho các tế bào ác tính phát triển. Bà bầu ăn lươn có tốt không? Thịt lươn giúp cải thiện cơ bắp Ăn lươn đúng cách Bà bầu ăn lươn có tốt không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn lươn ở bất cứ giai đoạn tam cá nguyệt nào trong thai kỳ, tuy nhiên, vì sống dưới bùn nên lươn chưa nhiều ký sinh trùng, vì vậy cần làm sạch và chế biến đúng cách. Phụ nữ mang thai ăn lươn cần lưu ý một số điểm sau đây: Mua ở địa điểm kinh doanh uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe Nên mua lươn còn tươi, còn sống vì khi lươn chết hoặc ươn có thể sinh ra histamine gây hại cho cơ thể Làm sạch lươn đúng cách để loại bỏ hết ký sinh trùng, vi khuẩn tránh bị ngộ độc khi ăn Không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn 2-3 lần/tháng để đảm bảo dinh dưỡng Như vậy, bà bầu ăn lươn là rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải chế biến đúng cách để không gây hại cho cơ thể. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi bà bầu ăn lươn tốt không và ăn như thế nào cho đúng. Tham khảo thêm: Những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu kèm thực đơn mẫu Bà bầu nên ăn hoa quả gì và giải đáp chi tiết cần ghi nhớ Gợi ý 15 loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu  
Bà bầu ăn lạc có tốt không? Hạt lạc có công dụng tuyệt vời nào?

Bà bầu ăn lạc có tốt không? Hạt lạc có công dụng tuyệt vời nào?

Hạt lạc là nguyên liệu phổ biến trong chế biến thực phẩm, ngay cả bản thân nó cũng có thể làm thành 1 món ăn tuyệt vời như lạc rang hay lạc luộc. Vậy bà bầu ăn lạc có tốt không? Do hiện nay chứng dị ứng với lạc ngày càng nhiều nên đã có nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé. Bà bầu ăn lạc có tốt không? Lạc hay còn được gọi là đậu phộng, là loại hạt được nhiều người yêu thích bởi mùi vị và hàm lượng dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên ở nhiều trung tâm giữ trẻ và trường học trên Bắc Mỹ cấm sử dụng loại hạt này bởi trẻ bị dị ứng lạc cao gấp 3 lần so với những năm trước. Học viện Nhi khoa Mỹ từng khuyến cáo bà bầu không nên ăn lạc vì tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên khuyến cáo này đã được hủy bỏ. Bà bầu vẫn có thể ăn được lạc và loại hạt này chứa rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Bà bầu ăn lạc có tốt không? Thành phần dinh dưỡng trong lạc phải kể đến hàm lượng lớn chất đạm, chất xơ, và chất béo. Ngoài ra lạc còn chứa các khoáng chất như phốt pho, magie, canxi, …vitamin B6, Omega-3, 6. Protein và chất béo trong hạt lạc giúp bà bầu no nhanh hơn, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Omega-3, 6 cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của thai nhi, hoàn thiện các chức năng thị giác. Tăng cường khả năng quan sát và học hỏi của trẻ ở những năm tháng đầu đời. Bà bầu ăn lạc có tốt không? Hạt lạc có công dụng tuyệt vời như thế nào? Ăn lạc tốt cho tim mạch Trong hạt lạc có chứa Magiê, niacin, đồng, axit oleic giúp bà bầu có một trái tim khỏe mạnh và nhịp tim luôn ổn định. Ngoài ra trong hạt lạc có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da ở phụ nữ. Bà bầu ăn lạc có tốt không? Giúp thai nhi phát triển trí não Hat lạc không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn rất tốt cho thai nhi. Protein, lipit, omega 3 và omega 6 rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Những dưỡng chất này giúp thai nhi trong bụng mẹ phát triển trí não, phản ứng nhanh. Con sinh ra phát triển toàn diện về thể chất và trí não, tăng cường khả năng quan sát, ghi nhớ và học hỏi. Bà bầu ăn lạc giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh phổ biến đối với nhiều phụ nữ mang thai và gây nguy hiểm cho cả thai nhi trong bụng mẹ. Uống quá nhiều nước ngọt hoặc ăn ngọt là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể làm giảm sức đề kháng của mẹ, tăng tình trang thừa cân sau sinh, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao Để tránh bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên lạc bổ sung lạc vào trong thực đơn của mình. Lạc có thể làm chậm quá trình dung nạp carbohydrate. Theo một nghiên cứu cho thấy, bà bầu ăn lạc giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với các mẹ bầu bình thường. Bà bầu ăn lạc có tốt không? Tác dụng tuyệt vời của hạt lạc Giúp ổn định huyết áp Cao huyết áp thực sự rất nguy hiểm đối với bà bầu. Mẹ bầu nên chú trọng vào những thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày để tránh lựa chọn phải những thực phẩm khiến huyết áp cao. Lạc là một trong số những thực phẩm an toàn với mẹ bầu, mẹ có thể ăn thỏa thích mà không lo huyết áp cao. Ngoài ra bà bầu ăn lạc vào buổi sáng giúp ổn định huyết áp cả ngày hôm đó. Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn lạc có tốt không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai. Tham khảo thêm: Bà bầu ăn chè đậu đen được không và ăn như thế nào là khoa học? Các loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối theo nhóm dinh dưỡng Bà bầu ăn lê rừng được không và lời khuyên dành cho bạn
Bà bầu ăn mướp được không và ăn mướp có tác dụng gì?

Bà bầu ăn mướp được không và ăn mướp có tác dụng gì?

Hiện nay sức khỏe bà bầu luôn được chú ý, các loại thực phẩm luôn được đặt câu hỏi có ăn được không dù cho có là loại vẫn ăn thường ngày, và mướp hương cũng vậy. Câu hỏi bà bầu ăn mướp được không cũng được rất nhiều người đặt ra. Bà bầu ăn mướp được không? Đối với câu hỏi bà bầu ăn mướp được không hiện vẫn chưa có ý kiến nào đưa ra rằng bà bầu không nên ăn mướp mà chỉ là đưa ra lời khuyên rằng bà bầu không nên ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc không nên ăn quá thường xuyên mà thôi. Trong quả mướp có chưa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa;…vitamin A, B5, B6, C; kali; chất xơ;… dồi dào cực kỳ thích hợp cho phụ nữ mang thai. Mướp có vị ngọt, thanh mát, giải nhiệt, có thể giải độc, tránh táo bón, tăng cường miễn dịch. Ăn mướp có tác dụng gì? Ngoài tác dụng trị một số bệnh như táo bón, hạ đường huyết thì mướp còn có những tác dụng sau: Trị các bệnh về mắt Hàm lượng vitamin A trong mướp có thể giúp ngăn ngừa, giảm đến 25% nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng ở mắt (nguyên nhân dẫn đến mù lòa). Ngoài ra, đối với những bà bầu thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại hay phải chạy xe máy thường xuyên thì vitamin A còn giúp trị khô mắt. Bà bầu ăn mướp được không? Ăn mướp giúp ngăn ngừa chuột rút, giảm đau cơ bắp Thiếu hụt kali có thể dẫn tới đau cơ bắp, khiến bà bầu thường bị chuột rút về đêm và sáng sớm. Kali trong quả mướp giúp cân bằng dịch thể và tạo điều kiện để cơ bắp thư giãn. Ngoài ra các khoáng chất khác có trong mướp như đồng có thể giúp giảm đau nhức xương khớp và tăng cường sức mạnh cơ bắp Bà bầu ăn mướp được không? Lợi ích không ngờ của mướp hương! Ngăn ngừa thiếu máu Thiếu máu là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, ngoài cách bổ sung bằng viên uống vitamin, ta có thể bổ sung bằng cách tự nhiên hơn qua thực phẩm. Bà bầu ăn mướp được không? Vitamin B6 có trong quả mướp giúp sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào.  Trị chứng đau nửa đầu Magie trong quả mướp giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể giúp giảm tình trạng đau nửa đầu ở các mẹ bầu. Tăng cường chức năng não cho mẹ bầu và thai nhi Oxy thực sự cần thiết cho hoạt động của não. Thiếu sắt sẽ khiến não không nhận đủ oxy, dẫn tới mẹ bị đãng trí, đầu óc thiếu minh mẫn, tinh thần lãnh đạm, giảm năng suất hoạt động. Thiếu hụt oxy cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thần kinh ở thai nhi. Do đó mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như quả mướp. Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mướp được không? Giúp ngăn ngừa nám, rạn da ở phụ nữ mang thai Rạn da là do hệ quả của việc tăng cân nhanh khiến da không tái tạo kịp để lại những vết nứt, rạn trên da, tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn mướp được không? Vitamin C trong quả mướp giúp giảm thiểu tình trạng khô da, ngăn ngừa nám mụn cũng như lão hóa da sớm. Vitamin C rất cần thiết trong quá trình sản xuất protein để hình thành gân, da, mạch máu và dây chằng. Nó cũng hỗ trợ quá trình lành vết sẹo do mụn gây ra. Trên đây là một số tác dụng của việc ăn mướp, hi vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mướp được không?  Tham khảo thêm: Bà bầu có nên uống bia? Bia có gây hại cho thai nhi không? Bà bầu ăn cua được không và lời khuyên không nên bỏ qua Bà bầu ăn cá thu được không và nên ăn như thế nào?
Bà bầu có nên uống bia? Bia có gây hại cho thai nhi không?

Bà bầu có nên uống bia? Bia có gây hại cho thai nhi không?

Có một số người cho rằng, mẹ bầu uống bia với lượng ít sẽ khiến làn da trở nên đẹp hơn, em bé sinh ra trắng trẻo và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bia thuộc danh mục đồ uống có cồn nên có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Vậy, bà bầu có nên uống bia? Và loại đồ uống này có gây hại cho thai nhi? Nội dung dưới đây sẽ cập nhật về vấn đề, mời bạn cùng tìm hiểu.   Bà bầu có nên uống bia hay không? Bia là một loại đồ uống phổ biến trên thế giới, được lên men từ lúa mạch và có độ cồn nhẹ hơn rượu. Bia mang lại một số công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp cho con người. Trong dân gian, một số người truyền tai nhau rằng trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu uống lượng ít bia thì con sinh ra sẽ có làn da trắng đẹp. Nhưng, đây là những mẹo không đáng tin cậy và chưa có bằng chứng xác thực. Vậy nên, các bà mẹ bầu không nên thực hiện theo. Bia là loại đồ uống có cồn và có thể gây ra những tác động nguy hiểm tới thai nhi Vậy, bà bầu có nên uống bia không? Bia thuộc danh mục chất kích thích, và có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên không nên sử dụng rượu bia trong thời gian mang thai.   Bà bầu uống bia gây ra những rủi ro gì cho thai nhi? Nếu như ở phần 1 đã đề cập tới vấn đề “bà bầu uống bia được không” thì nội dung này sẽ  phân tích về những tác hại, rủi ro nếu mẹ bầu sử dụng bia trong thời kỳ mang thai. Khi uống bia, lượng cồn trong máu của người mẹ sẽ truyền sang cho con qua đường dây rốn. Và theo các khuyến cáo của các tổ chức y khoa trên thế giới thì điều này có thể gây ra: - Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, một số tình trạng phổ biến như: đầu nhỏ, môi bị chẻ, khoảng cách giữa các mắt nhỏ, dị tật ở các chi, dị tật tiết niệu,... tùy theo lượng bia dùng nhiều hay ít ở người mẹ. - Thai nhi khó hấp thụ dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình. - Con sinh ra dễ gặp vấn đề về phát triển nhận thức, trí tuệ, khả năng tư duy, ngôn ngữ,... - Gặp các vấn đề về thính giác, thị giác. - Con dễ bị tác động thay đổi tâm trạng, cảm xúc. Cách phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi liên quan tới bia rượu “Không nên” là câu trả lời cho “bà bầu có nên uống bia” và đây cũng chính là vấn đề cảnh tỉnh dành cho các mẹ. Nếu muốn đảm bảo an toàn, con xinh ra được khỏe mạnh thì điều tiên quyết là không sử dụng bia rượu trong suốt thời kỳ mang bầu. Cách duy nhất để phòng ngừa rủi ro đối với thai nhi là không sử dụng bia trong suốt thời kỳ mang bầu Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chứng khó cai rượu bia thì hãy đến gặp các bác sĩ chăm sóc sức khỏe để được tư vấn về giải pháp tốt nhất. Cần lưu ý, không tự ý dùng mẹo dân gian hoặc mua và sử dụng sản phẩm cai bia rượu bởi các thành phần có thể gây nguy hại tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chắc hẳn, qua những thông tin trên bạn đã biết bà bầu có nên uống bia không. Việc ngưng không dùng bia, rượu hay những chất kích thích khác sẽ giúp cho cả mẹ và bé an toàn, phát triển ổn định trong suốt thai kỳ. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật những kiến thức hữu ích về sức khỏe mẹ bầu! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong thời kỳ mang thai: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Bà bầu ăn cua được không và lời khuyên không nên bỏ qua

Bà bầu ăn cua được không và lời khuyên không nên bỏ qua

Cua là nguồn thực phẩm giàu canxi, tuy nhiên lo ngại về vấn đề nhiễm khuẩn và dị ứng nên nhiều mẹ bầu còn băn khoăn không biết có nên sử dụng cua hay không. Vậy, bà bầu ăn cua được không và cần lưu ý những gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây, hãy cùng tìm hiểu. Tác dụng của cua đối với sức khỏe Cua là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong thịt cua có chứa canxi, omega-3, chất béo, vitamin nhóm B, kẽm, sắt,... cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Do đó, thịt cua mang lại nhiều lợi ích như: - Giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, loại bỏ căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn. - Cung cấp canxi đảm bảo hệ xương khớp, tai và hệ thần kinh của thai nhi phát triển ổn định. Đồng ngừa, phòng chống bệnh loãng xương thường gặp ở mẹ bầu. - Bổ sung sắt, phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong quá trình mang bầu. - Cung cấp vitamin B9, phòng ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi. Cua là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe Vậy, bà bầu ăn cua được không? Bầu có được ăn cua không? Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt cua. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng vừa đủ bởi: - Trong cua rất giàu đạm, có thể gây ra các rối loạn cho hệ tiêu hóa và thận; ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. - Cua chứa nhiều cholesterol và chất béo, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị gout, cao huyết áp, hoặc bị các bệnh lý về tim mạch. Mỗi tuần mẹ bầu nên bổ sung 200g thịt cua Và theo khuyến cáo cho vấn đề bà bầu ăn cua được không thì mẹ bầu có thể bổ sung 200g thịt cua mỗi tuần. Với các món ăn đa dạng như: cua hấp, canh cua, cua sốt, chả cua,... tùy theo khẩu vị của mẹ bầu. Một số lời khuyên dành cho bà bầu khi ăn cua Để hấp thụ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng trong cua, đồng thời đảm bảo an toàn với sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý: - Nên ăn cua vào buổi trưa, không ăn vào buổi tối vì trong thành phần cua chứa nhiều calo. Việc ăn thịt cua vào buổi tối làm tăng nguy cơ đầy bụng, khó tiêu. Từ đó có thể gây ra tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. - Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 200g thịt cua, nên chia thành 2 bữa ăn. - Mẹ bầu bị dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng với hải sản thì không nên ăn thịt cua. - Nên nấu chín hoàn toàn trước khi ăn, tuyệt đối không ăn thịt cua sống vì dễ có nguy cơ bị ngộ độc, nhiễm khuẩn. - Nên chọn cua tươi sống để chế biến món ăn, không sử dụng cua đông lạnh. - Không nên bỏ phần thịt cua thừa vào tủ lạnh và chế biến lại để ăn, điều này rất không tốt cho sức khỏe. Trên đây chúng tôi đã giải đáp “bà bầu ăn cua được không”, cùng với đó là những lời khuyên khi sử dụng cua dành cho mẹ bầu. Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng, do đó nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ bầu có thể để lại câu hỏi trong hộp thư tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ trực tiếp. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong thời kỳ mang thai: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Bà bầu ăn cá thu được không và nên ăn như thế nào?

Bà bầu ăn cá thu được không và nên ăn như thế nào?

“Bà bầu ăn cá thu được không?” là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là ở những mẹ lần đầu mang thai. Chế độ dinh dưỡng thai kỳ là vấn đề quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé. Vậy, đối với loại cá thu bà bầu ăn được không và khi ăn có gây ảnh hưởng đến thai khi? Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề này, các bạn hãy cùng tìm hiểu. Giá trị dinh dưỡng từ cá thu đối với sức khỏe con người Cá thu là một loại thực phẩm bổ dưỡng, dễ ăn, dễ chế biến nên được nhiều người ưa chuộng. Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, với đa dạng các chất có lợi cho sức khỏe như: calo, lipid, kali, protein, calci, sắt, chất béo bão hòa, vitamin D, vitamin B6, B12, magnesi, omega-3, DHA, EPA,... Cá thu có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng các chất Bởi vậy, các món ăn chế biến từ cá thu mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như: - Giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung. - Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả. - Giúp giảm tình trạng đau đầu. - Hỗ trợ cải thiện chức năng thận và sự dẫn truyền thần kinh. - Giúp da tươi trẻ, căng mịn; ngăn ngừa tình trạng nám, tàn nhang và làm chậm quá trình lão hóa da. Vậy bà bầu ăn cá thu được không? Có thể thấy, cá thu rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Đặc biệt, trong cá thu có chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: Omega-3: Thúc đẩy sự hình thành, phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. DHA: Hỗ trợ phát triển não bộ và thị lực của thai nhi. Vitamin B12: Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi. Hơn nữa, trong cá thu còn có hàm lượng chất vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng thai nghén, EPA ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu. Chính vì vậy, “có” là câu trả lời cho “bà bầu ăn cá thu được không”. Sử dụng cá thu với hàm lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong cá thu có chứa hàm lượng thủy ngân khá cao. Do đó, mẹ bầu nên sử dụng với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho thai nhi trước nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc có những tác động tiêu cực về sự phát triển trí não của thai nhi. Bà bầu có cần lưu ý gì khi ăn cá thu hay không? Trong thời gian mang bầu, các mẹ có thể ăn cá thu. Tuy nhiên, có phải tất cả các loại cá thu bà bầu ăn được không, và cần lưu ý những gì? Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, khi sử dụng cá thu mẹ bầu cần lưu ý: - Chỉ nên sử dụng khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ dùng từ 100 - 110g cá thu. - Nên ưu tiên các loại cá thu nhỏ từ vùng biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, cá thu Nhật Bản. Không ăn các loại cá thu có kích thước lớn bởi hàm lượng thủy ngân cao sẽ gây nguy hại cho thai nhi. - Cần nấu kỹ trước khi ăn, không ăn gỏi, nhúng, hoặc các món cá thu tái,... sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. - Không sử dụng loại cá thu đã ươn thối, sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Qua những thông tin vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đã biết bà bầu ăn cá thu được không. Tuy nhiên, nếu không yên tâm về nguồn gốc và chất lượng cá thu, mẹ bầu có thể sử dụng dầu cá thay thế. Việc dùng dầu cá sẽ giúp thai nhi thông minh hơn; có đôi mắt sáng long lanh! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong thời kỳ mang thai: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Bà bầu ăn chè đậu đen được không và ăn như thế nào là khoa học?

Bà bầu ăn chè đậu đen được không và ăn như thế nào là khoa học?

Đậu đen là một loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao. Và chè đậu đen là món ăn giải nhiệt, giải cảm rất tốt trong những ngày hè oi nóng. Với chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt thì bà bầu ăn chè đậu đen được không? Và nên ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Vấn đề này được chúng tôi cập nhật ngay dưới đây. Thành phần dinh dưỡng của đậu đen Trước khi giải đáp cho vấn đề “bầu có ăn được chè đậu đen không”, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của đậu đen - nguyên liệu chính của món chè đậu đen. Đậu đen là một loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao Trong thành phần của đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100 gram đậu đen có: Protein 24,4 g. Lipid 1,7 g. Glucid 53,3 g. Vitamin A 5mg. Vitamin B1 0,5mg. Vitamin B2 0,21mg. Vitamin PP 1,8mg. Vitamin C 8mg. Calci 56 mg. Sắt 1,6mg. Đạm: 7,3g. Thiamin 0,17mg. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu đen còn có vị ngọt nhạt, tính bình và mát. Theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng trong bổ huyết, trừ phong, hạ khí, giải độc, tiêu khát. Đặc biệt tốt cho can, thận. Bà bầu ăn chè đậu đen được không? Trong món chè đậu đen, ngoài đậu đen (đỗ đen) là nguyên liệu chính thì sẽ có thêm đường, muối, nước cốt dừa, cơm dừa bào sợi, thạch và có thể thêm dầu chuối. Đây đều là những nguyên liệu không gây hại cho mẹ bầu. Do vậy, “có” là câu trả lời cho vấn đề “bà bầu ăn chè đậu đen được không”. Có tính mát, hương vị thơm ngon và dễ ăn, chè đậu đen là món ăn yêu thích của nhiều mẹ bầu Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải cảm thì chè đậu đen còn mang lại nhiều tác dụng với mẹ bầu như: - Duy trì cân nặng ổn định cho mẹ bầu, kiểm soát tình trạng tăng cân quá đà, giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. - Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ cho đường tiêu hóa giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón, giảm nguy cơ bị trĩ. - Phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. - Giúp mẹ bầu có một làn da mịn màng, tươi sáng trong suốt thời gian mang thai. Cách nấu chè đậu đen ngon và đơn giản dành cho mẹ bầu Để món chè đậu đen được thơm ngon, mẹ bầu lưu ý chọn loại đậu có màu đen óng, hạt đều và vỏ mỏng. Về cách chế biến có thể tham khảo các bước làm dưới đây: Nguyên liệu: Đậu đen. Đường. Muối. Nước cốt dừa. Dầu chuối. Thạch đen. Cách thực hiện: Bước 1: Làm sạch đậu đen, ngâm trong nước khoảng 3 - 4 tiếng. Lưu ý, cho thêm ít muối để ngâm cùng. Bước 2: Luộc đậu đen với lửa lớn cho thật sôi. Sau đó, mở hé nắp nồi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi khoảng 15 - 20 phút. Bước 3: Khi đậu mềm thì tắt bếp, chắt nước đậu ra tô rồi cho đường vào, lượng đường nêm nếm sao cho hợp khẩu vị. Bước 4: Cho đường vào hạt đậu, bắc lên bếp sên với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Thỉnh thoảng, mẹ nhớ dùng đũa khuấy để hạt đậu không bị cháy.   Bước 5: Múc chè đậu ra ly, thêm các nguyên liệu nước cốt dừa, cơm dừa bào, thạch đen, dầu chuối, đá vào cùng để thưởng thức. Chắc hẳn qua những thông tin trên bạn đã biết bà bầu ăn chè đậu đen được không. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều bởi có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu; đặc biệt không ăn vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Bà bầu ăn lê rừng được không và lời khuyên dành cho bạn

Bà bầu ăn lê rừng được không và lời khuyên dành cho bạn

“Bà bầu ăn lê rừng được không” hay “lê rừng bà bầu ăn được không” là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thực tế, mẹ bầu có thể ăn quả lê hoặc quả lê rừng; tuy nhiên cần chú ý đến cách ăn và lượng ăn để tránh những ảnh hưởng tiêu cực. Nội dung dưới đây sẽ phân tích chi tiết về vấn đề, hãy cùng tìm hiểu. Bà bầu ăn lê rừng được không? Thông tin về công dụng của quả lê rừng đối với sức khỏe bà bầu sẽ phần nào lý giải cho câu hỏi “bầu có được ăn lê rừng không?”. Công dụng của quả lê rừng đối với sức khỏe bà bầu Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần quả lê rất đa dạng, từ chất chống oxy hóa, vitamin A, C, K, B9, PP,... tới những chất khoáng như canxi, iot, kali, kẽm, sắt, đồng, photpho, lưu huỳnh, chất xơ,... tương đối an toàn và tốt cho mẹ bầu. Quả lê rừng tương đối an toàn và tốt cho mẹ bầu Các công dụng mà quả lê mang lại đối với sức khỏe bà bầu có thể kể đến như: Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, cảm cúm, cảm lạnh, ho,... thông thường. Giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón - thường xảy ra trong thai kỳ. Là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho bà bầu, bởi trong mỗi quả lê trung bình chứa tới 100 calo. Rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu và cả thai nhi, đồng thời hỗ trợ tái tạo tế bào bởi trong 100g lê có chứa tới 116 mg kali. Hỗ trợ loại bỏ các kim loại nặng hoặc các độc tố trong cơ thể mẹ bầu. Giúp ngăn ngừa cá dị tật ống thần kinh ở thai nhi, do vậy mẹ bầu có thể sử dụng ngay từ kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Giảm sưng phù cho mẹ bầu nhờ vai trò tăng cường bài tiết chất thừa. Giảm tình trạng buồn nôn, nôn, ốm nghén rất hiệu quả. Giảm mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, béo phì,... cho mẹ bầu. Bà bầu có ăn được lê rừng không? Với những công dụng tuyệt vời từ quả lê rừng mang lại, các mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng lê rừng để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Hơn nữa, loại trái cây này có hương vị nhẹ nhàng, mùi thơm dễ chịu và khá ngọt miệng nên rất thích hợp cho mẹ bầu. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị đái đường thai kỳ hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu thì quả lê rừng lại không tốt; do vậy mẹ bầu không nên ăn. Lời khuyên dành cho bà bầu khi ăn lê rừng Mặc dù quả lê rừng mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần sử dụng lê rừng khoa học để cơ thể tiếp nhận được lượng dinh dưỡng tối đa. Mẹ bầu cần sử dụng lê rừng khoa học để cơ thể tiếp nhận được lượng dinh dưỡng tối đa Và dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu: Mẹ bầu chỉ nên dùng từ 1 - 3 quả lê nhỏ hoặc vừa mỗi ngày, không lạm dụng quá nhiều. Không uống nước ép lê rừng khi bụng đói, thay vào đó hãy thưởng thức sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Trong vỏ quả lê có chứa ký sinh trùng, có thể gây nhiễm khuẩn listeriosis và toxoplasmosis. Do vậy, mẹ bầu còn rửa sạch, gọt vỏ, loại bỏ hạt trước khi ăn. Kể cả khi làm nước ép cũng cần loại bỏ hạt. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ hoặc đầy bụng, khó tiêu thì hạn chế hoặc không nên ăn lê. Chắc hẳn, qua thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã biết bà bầu ăn lê rừng được không rồi phải không nào. Đừng quên truy cập trang tin quaythuoctruonganh.com mỗi ngày để cập nhật những tin tức hữu ích về sức khỏe mẹ và bé. Chúc tất cả các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Các loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối theo nhóm dinh dưỡng

Các loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối theo nhóm dinh dưỡng

Trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí lực. Lúc này, thực phẩm càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Vậy, nhóm quả và trái cây nào tốt cho giai đoạn này? Hãy cùng tìm hiểu danh sách hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối qua bài viết dưới đây. Những điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng cuối Việc tìm hiểu về nguy cơ tiềm ẩn và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ giúp bạn có được lựa chọn chuẩn xác hơn về các loại hoa quả cần bổ sung: Nguy cơ tiềm ẩn của mẹ bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3 Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể đối mặt với những tình trạng sau: Tăng cân: Thông thường, tăng cân sẽ tập trung chủ yếu ở giai đoạn này. Tuy nhiên, các mẹ cần lên kế hoạch để không vượt quá số cân khuyến cáo cần tăng, từ 11 - 16kg trong suốt thai kỳ. Mất ngủ: Giai đoạn này thai nhi đã phát triển hơn, tư thế ngủ không được thoải mái cộng thêm nhu cầu đi vệ sinh nhiều khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Tiểu đường thai kỳ: Có thể phát sinh từ tuần thứ 20, do vậy nếu nghi ngờ các dấu hiệu mẹ bầu hãy đi khám và theo dõi chỉ số theo hướng dẫn của bác sĩ. Sinh non: Cần đặc biệt lưu ý về dấu hiệu chuyển dạ để có biện pháp ứng phó kịp thời. Trầm cảm: Những lo lắng quá mức khiến tâm trạng mẹ bầu căng thẳng và khó chịu, là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm. Nguyên tắc chọn hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối Để khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn trong giai đoạn này,mẹ bầu cần duy trì vận động, khám thai thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái; đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Mẹ bầu nên ưu tiên chọn những loại có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao Đối với nhóm quả, trái cây; mẹ bầu nên ưu tiên chọn những loại có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, như: Axit folic: Phòng chống các dị tật ở thai nhi. Chất béo: Giúp tăng năng lượng cho mẹ bầu. Vitamin C: Hỗ trợ tăng sức đề kháng, bảo vệ mẹ bầu trước sự tấn công của vi khuẩn, virus. Vitamin B6: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Chất xơ: giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ cho mẹ bầu. Những loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối Các loại hoa quả tổng hợp dưới đây được chúng tôi chia theo từng nhóm với lợi ích và vai trò khác nhau, giúp mẹ bầu thuận lợi hơn trong việc lựa chọn: Nhóm hoa quả tăng nước ối cho mẹ bầu Dừa: có rất nhiều dưỡng chất, giúp tăng cường sức khỏe và có lợi cho mục tiêu tăng nước ối trong những tháng cuối thai kỳ. Dưa hấu: Trong dưa hấu có chứa nhiều vitamin C, B, A và kali, magie… tốt cho sức khỏe, cải thiện tinh thần và cải thiện tình trạng nước ối đục. Bưởi: Giàu vitamin C, giàu beta carotene, canxi, carbohydrate,... có tác dụng giúp cho nước ối sạch và trong hơn. Bưởi có tác dụng giúp cho nước ối sạch và trong hơn Nhóm hoa quả giúp tăng cường sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ bầu Kiwi: Có chứa nhiều vitamin C, E, A, kali, phốt pho, magiê, axit folic và chất xơ. Rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, làn da và tăng sức đề kháng. Cam: Tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu. Nho: Thành phần giàu vitamin A, B, folate, natri, kali, phốt pho, magiê,… giúp giảm rụng tóc, chống chuột rút cho mẹ bầu. Chuối: Ngăn ngừa táo bón, ngăn phù chân và chuột rút. Mận: Giúp giảm đau đầu, chóng mặt cho mẹ bầu. Lựu: Có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, ngăn rụng tóc, rạn da, giúp da sáng trẻ hơn. Nhóm hoa quả tốt cho thai nhi Mãng cầu: Tốt cho sự phát triển mắt, tóc, da và các mô cơ thể của em bé. Bơ: Hỗ trợ phát triển trí não và thần kinh của bé. Dâu tây: Hỗ trợ sự phát triển xương chắc khỏe của thai nhi. Không dừng lại ở việc chọn loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng cuối, các mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống với lượng trái cây tiêu thụ sao cho khoa học, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến cáo. Hãy truy cập trang tin của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những tin tức hữu ích về sức khỏe mẹ và bé! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
10+ loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu dễ tìm trong mùa hè

10+ loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu dễ tìm trong mùa hè

Với thành phần giàu các vitamin và khoáng chất, hoa quả rất cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại hoa quả nào cũng có thể dùng được trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn, chúng tôi xin chia sẻ những loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây. Nguyên tắc chọn hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu quá trình hình thành. Do vậy, lời khuyên dành cho mẹ bầu là nên đa dạng các loại trái cây để cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất. Hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu nên ưu tiên chứa: Axit folic: Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ sắt. Vitamin B6: Giảm buồn nôn và nôn do thai nghén; đồng thời hỗ trợ phát triển các tế bào hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Chất xơ: hỗ trợ đường tiêu hóa, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ cho mẹ bầu. Các loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu Đây là giai đoạn khá nhạy cảm do thai nhi mới hình thành, chưa bám chắc vào tử cung. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý khi lựa chọn trái cây bổ sung vào thực đơn. Nên ưu tiên chọn hoa quả theo mùa bởi chúng thường có ít chất bảo quản và phân bón hơn so với những loại hoa quả trái vụ. Những loại hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu Các loại hoa quả này đã được sắp xếp theo các nhóm dinh dưỡng, điều này sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong lựa chọn của mình: Hoa quả bổ sung acid folic Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu được khuyến khích nên bổ sung khoảng 400mcg acid folic/ngày. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo những loại hoa quả sau: Bơ: Trung bình, nửa quả bơ chứa khoảng 90 mcg axit folic, rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, trong thành phần quả bơ còn chứa vitamin K, B6, Kali,... và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chuối: Mỗi quả chuối cung cấp khoảng 23,6 mcg acid folic. Hơn nữa, thành phần quả chuối cũng rất giàu kali, phòng chống chảy máu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu bổ sung sắt Do tham gia vào quá trình sản sinh máu cung cấp cho cơ thể người mẹ và thai nhi nên sắt là thành phần thiết yếu trong giai đoạn này. Cà chua chứa sắt hàm lượng cao, cùng các vitamin A, C, K Một số loại hoa quả chứa nhiều sắt như: Cà chua: Trong 100g cà chua có khoảng 0,27mg sắt. Cùng với đó là các vitamin A, C, K tốt cho hệ miễn dịch cơ thể. Lựu: Có khoảng 0,7mg sắt trong 100g lựu. Quả chà là: Mỗi 100g chà là có tới 0,9mg sắt, chiếm khoảng 5% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bầu. Hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu giúp giảm nghén Để giảm các triệu chứng ốm nghén, mẹ bầu được khuyến khích sử dụng: Trái cây khô: ví dụ như nho khô, mận khô,... vì có chứa hàm lượng vitamin B6 cao, hỗ trợ giảm nghén hiệu quả. Ngoài ra, hãy sử dụng chuối và bơ thường xuyên. Bởi hai loại trái cây này cũng có tác dụng giảm các triệu chứng ốm nghén rất tốt. Hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu giàu vitamin C Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu trước nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ngăn chặn cảm cúm. Do vậy, hãy lựa chọn: Cam, quýt, bưởi,... nhóm hoa quả có múi: Mỗi 100g cam có tới 40mg vitamin C, chiếm gần 50% lượng vitamin C cần cho 1 ngày. Dâu tây: Với hàm lượng vitamin C cao, 60mg/100g, dâu tây là lựa chọn lý tưởng. Ổi: Trung bình 100g ổi có tới 62mg vitamin C. Ngoài ra, trong ổi còn có hàm lượng vitamin nhóm B cao. Kiwi: Không chỉ giàu vitamin C, kiwi còn có chứa omega-3 tốt cho sự phát triển não bộ và tim mạch của thai nhi. Trong quá trình chọn lựa hoa quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ưu tiên các loại quả có vị nhạt, ít đường. Hoặc, nếu chế biến thành nước ép, nước sinh tố,... mẹ bầu cũng nên giảm lượng đường và sữa đặc để hạn chế tối đa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh! Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên: CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Điểm danh 5 loại hoa quả tốt cho bà bầu mà ít ai biết

Điểm danh 5 loại hoa quả tốt cho bà bầu mà ít ai biết

Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất, hoa quả còn là giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh hiệu quả. Vậy, đâu là hoa quả tốt cho bà bầu? Hãy cùng điểm qua những loại trái cây được liệt kê dưới đây. Vai trò của hoa quả trong chế độ ăn uống của mẹ bầu Hoa quả là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu, do vậy cần được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Trong hoa quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, như beta carotene có vai trò trong phát triển mô và tế bào thai nhi, đồng thời nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp cho cơ thể người mẹ luôn khỏe mạnh. Vitamin C rất tốt cho sự phát triển hệ xương và răng; trong khi đó axit folic lại tạo điều kiện để thai nhi phát triển toàn diện về hệ thần kinh, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Hoa quả đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu Hàm lượng chất xơ trong hoa quả hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón - nguyên nhân chính hình thành bệnh trĩ trong suốt thời gian mang bầu. Do vậy, hoa quả đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Những hoa quả tốt cho bà bầu trong thai kỳ Những loại hoa quả dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho mẹ bầu nhằm cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho người mẹ, tạo điều kiện để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cherry Trong trái cherry có hàm lượng vitamin C cao, do đó: Giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ, bảo vệ mẹ trước nguy cơ cảm lạnh, nhiễm trùng, và các vi khuẩn thông thường. Chống oxy hóa, kích thích sự phát triển của tế bào. Chất melatonin trong thành phần mang lại hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, giúp mẹ bầu ngủ ngon. Dâu tây Có màu sắc đỏ tươi, hương vị ngọt ngào, thơm ngon; dâu tây là một trong những loại hoa quả tốt cho bà bầu không nên bỏ qua: Hàm lượng chất xơ cao, làm giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ cho mẹ bầu. Mangan và Kali trong dâu tây tốt cho sự phát trưởng xương của thai nhi. Dâu tây là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu Quả mãng cầu ta Mãng cầu ta được đánh giá là tốt cho mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên thường chỉ có theo mùa. Do vậy, nếu mang thai vào đúng thời điểm thu hoạch mãng cầu ta, các mẹ hãy lựa chọn bổ sung vào thực đơn: Có chứa vitamin A và C, tốt cho mắt, da, tóc và các mô cơ thể của thai nhi. Hàm lượng chất xơ cao, giúp ngăn ngừa táo bón và làm giảm cơn đau trong thời gian chuyển dạ. Chất chống oxy hóa trong mãng cầu giúp mẹ duy trì hoạt động và giải độc cơ thể. Quả việt quất Việt quất là một loại hoa quả tốt cho bà bầu, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại ít người biết tới. Tác dụng của việt quất có thể kể tới: Điều chỉnh huyết áp cho mẹ bầu. Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, bao gồm canxi, chất xơ, folate, vitamin C. Ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu. Giúp cải thiện trí nhớ. Duy trì thị lực. Phòng chống nhiễm trùng tiết niệu. Nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Quả mơ Có thành phần dinh dưỡng đa dạng, do vậy quả mơ được nhận định là tốt cho mẹ bầu: Chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, như: Phospho, Silicon, Canxi, Sắt, Kali, Vitamin A, C, E, Beta Carotene,... giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hàm lượng sắt cao, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, như nứt đốt sống ở thai nhi. Mặc dù, những loại hoa quả tốt cho bà bầu nhưng lại được ít người biết đến; trong đó có loại chỉ có theo mùa nên nhiều mẹ chưa có cơ hội thưởng thức. Bên cạnh hoa quả và các loại thực phẩm, mẹ bầu nên tìm hiểu thêm về sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất dưới đây. CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bạn nên biết

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bạn nên biết

Đậu mùa khỉ là một căn bệnh truyền nhiễm, hiện đã xuất hiện tại hơn 78 quốc gia và đang không ngừng lan rộng làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát trên diện rộng. Vậy, làm thế nào để bảo vệ mình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh? Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cũng như chia sẻ giải pháp cần thực hiện nếu có các dấu hiệu nhiễm bệnh.   Cách nhận biết về bệnh đậu mùa khỉ Đậu mùa khỉ là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi và hiện đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người, hoặc từ người sang người qua sự tiếp xúc trực tiếp với da, dịch, những tổn thương trên cơ thể hoặc qua đường tình dục, giọt bắn nước bọt khi nói chuyện; hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vật dụng của người bị nhiễm. Ngoài ra, bệnh còn lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Những nốt ban trên da người bệnh bị nhiễm đậu mùa khỉ Khi nhiễm virus đậu mùa khỉ, trong giai đoạn khởi phát cơ thể bạn có thể gặp phải chứng đau đầu, sốt, nổi hạch, đau họng, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ,... sau đó tiến triển thành mụn nước, mụn mủ, đóng vảy khô và bong tróc. Bệnh có thể để lại sẹo trên da, tuy nhiên tỷ lệ không cao. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ Để phòng bệnh đậu mùa khỉ, bạn cần thực hiện tốt 6 điều sau: Ăn chín, uống sôi: Chỉ ăn thịt động vật khi có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đã qua kiểm định của cơ quan chức năng. Thường xuyên rửa tay: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Đeo khẩu trang: Thực hiện quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng, chốn đông người là biện pháp tốt nhất để ngăn giọt bắn qua đường hô hấp. Không tiếp xúc gần với người bị mắc bệnh, đồng thời không sử dụng chung các vật dụng và đồ dùng của người nhiễm bệnh. Không tiếp xúc với động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng là cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ tốt nhất bởi chúng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Cần đeo bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là đối tượng nam giới trong cộng đồng LGBT. Những điều cần làm nếu nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ Nếu nghi ngờ mình nhiễm virus đậu mùa khỉ với các dấu hiệu phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân, kèm theo đó là biểu hiện đau đầu, sốt, đau cơ, đau lưng,... thì trước tiên bạn cần chủ động tự cách ly, không quan hệ tình dục. Tiếp đến, liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn và có biện pháp xử lý kịp thời. Các triệu chứng thường nhẹ và hầu hết sẽ khỏi sau từ 2 - 4 tuần điều trị Trong trường hợp bạn bị chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn chỉ cần cách ly và thực hiện theo hướng dẫn của y tế cho tới khi khỏi bệnh. Các triệu chứng thường nhẹ và hầu hết sẽ khỏi sau từ 2 - 4 tuần điều trị. Do vậy, bạn không cần phải lo lắng vì tâm lý sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian hồi phục. Trên đây là những cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, bạn nên thực hiện đầy đủ để bảo vệ bản thân và gia đình trước những nguy cơ nhiễm bệnh từ người khác. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về bệnh đậu mùa khỉ. Tìm hiểu thêm về một số bệnh truyền nhiễm khác: Góc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Trẻ đi học lây nhau, nhiễm cúm A, cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị sớm Cảnh báo: Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Hướng dẫn cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ

Đậu mùa và đậu mùa khỉ đều là hai bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên nếu như đậu mùa khá phổ biến thì đậu mùa khỉ lại được biết đến là căn bệnh hiếm gặp và ít người biết đến. Vậy, làm thế nào để biết mình bị nhiễm đậu mùa hay đậu mùa khỉ. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ; hãy cùng tìm hiểu. Thông tin về bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ Trước khi tham khảo cách phân biệt giữa đậu mùa và đậu mùa khỉ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin về hai căn bệnh truyền nhiễm này. Bệnh đậu mùa Đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến, nó diễn ra hằng năm với tác nhân chính gây bệnh là virus đậu mùa. Hiện nay, bệnh đậu mùa đã có vắc xin phòng bệnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, kiểm soát sự lây lan của virus gây bệnh. Nốt ban trên da bệnh nhân bị bệnh đậu mùa Đa số, bệnh nhân đã từng bị đậu mùa sẽ không nhiễm lại. Trong trường hợp không may nhiễm lại virus thì ở mức độ nhẹ hoặc không có biểu hiện. Chính vì vậy, bạn không cần quá lo lắng ở lần nhiễm thứ hai này. Bệnh đậu mùa khỉ Trước khi tìm hiểu về cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ thì những thông tin mới nhất về bệnh đậu mùa khỉ được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất. Đậu mùa khỉ là một căn bệnh truyền nhiễm khá hiếm gặp, xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia Trung Phi và Tây Phi với đối tượng nhiễm là những người sống trong khu vực rừng mưa nhiệt đới. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đậu mùa khỉ đã bùng phát mạnh và được WHO tuyên bố trong tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, cấp độ cảnh báo cao nhất về sự lây nhiễm. Và cũng theo số liệu từ WHO thì tính đến nay thì đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại hơn 78 quốc gia, với hơn 18.000 người mắc bệnh. Các chuyên gia y tế cho biết, virus đậu mùa khỉ chủ yếu sống trong cơ thể của động vật gặm nhấm. Do vậy nếu vô tình tiếp xúc hoặc ăn thịt sống của động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ thì tỷ lệ lây nhiễm là khá cao. Do vậy, đấy là lý do bạn tuyệt đối không nên ăn thịt sống, đặc biệt là loại thịt không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ Nắm được cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ dựa trên các triệu chứng, hình thức lây nhiễm sẽ giúp bạn có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và điều trị hợp lý, ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến nặng. Phương thức lây truyền Bệnh đậu mùa có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, như: thông qua những giọt nước bọt của đường hô hấp, qua kết mạc mắt hoặc lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Tỷ lệ lây nhiễm của đậu mùa là tương đối cao, do vậy dịch bệnh đầu mùa đã bùng phát mạnh mẽ và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đây đều là hai căn bệnh truyền nhiễm Đối với đậu mùa khỉ, khả năng lây nhiễm tương đối thấp. Hình thức lây nhiễm chủ yếu là từ vật chủ trung gian, tức là qua những loài động vật gặm nhấm. Tỷ lệ lây nhiễm từ người sang người không cao, chủ yếu là do bạn tiếp xung với bệnh nhân trong một thời gian dài. Ngoài ra, sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai, từ người mẹ sang thai nhi. Phân biệt qua triệu chứng Nhìn chung, các dấu hiệu cơ bản của bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ là tương đối giống nhau. Với các biểu hiện thường gặp như: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, khi nhiễm virus của bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng sưng hạch bạch huyết - một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa hai căn bệnh truyền nhiễm này. Ngoài ra, các biểu hiện của đậu mùa khỉ thường ở mức độ nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa. Hầu hết, người bị đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi sau khoảng 2 - 4 tuần nhiễm virus. Bên cạnh đó, nguy cơ để lại sẹo rỗ trên da sau quá trình điều trị là không cao. Ngược lại, sau khi khỏi bệnh đậu mùa, bệnh nhân có thể đối mặt với những vết sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ và tự tin. Đặc biệt, đối với căn bệnh này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong sẽ khá cao. Do vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý. Chắc hẳn, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã biết cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ. Đừng quên, theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật thông tin hữu ích về cách phòng tránh và điều trị đậu mùa khỉ. Chúc bạn có một cơ thể luôn khỏe mạnh! Tìm hiểu thêm về một số bệnh truyền nhiễm khác: Góc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Trẻ đi học lây nhau, nhiễm cúm A, cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị sớm Cảnh báo: Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, làm sao để phòng chống?

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, làm sao để phòng chống?

Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan với tốc độ nhanh chóng và qua nhiều con đường khác nhau. Căn bệnh này đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra những cảnh báo về khả năng bùng phát trên toàn cầu. Vậy, bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? và làm thế nào để phòng ngừa? Dưới đây là những thông tin chi tiết về vấn đề, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do một dạng virus thuộc họ Poxviridae gây ra. Đối tượng mắc bệnh thường có các dấu hiệu phổ biến như: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi, ớn lạnh, phát ban,... Qua quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin; Y văn ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp do tiếp xúc với người nhiễm, có thể qua quần áo, khăn mặt, chăn ga gối trải giường, dịch tiết, giọt bắn khi nói chuyện,... Đối tượng có thể mắc bệnh là trẻ em, người trưởng thành, người già. Bên cạnh đó, WHO ghi nhận bệnh xuất hiện ở đối tượng nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Đậu mùa khỉ đang có diễn biến hết sức phức tạp, đã lây lan sang 78 quốc gia trên thế giới Hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ có diễn biến hết sức phức tạp, đã lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành mối đe dọa sức khỏe đối với tất cả mọi người nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm, ít người biết đến. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ được đánh giá là nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa. Do vậy, căn bệnh này không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân; và thông thường, bệnh nhân đều hồi phục sau 2 - 4 tuần điều trị. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan bởi theo số liệu tổng hợp thì đã có 3 - 6% tỷ lệ tử vong do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhất là đối với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, có bệnh lý nền và trẻ em bởi các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn; đồng thời nguy cơ tử vong cũng cao hơn so với người trường thành bình thường bị bệnh. Đậu mùa khỉ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong Hơn nữa, Y văn cũng đã ghi nhận một số ca bệnh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, như: nhiễm trùng phổi, viêm phổi, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực, thậm chí là mất thị giác gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống về sau. Do vậy, tất cả mọi người cần tìm hiểu thông tin về bệnh đậu mùa khỉ cũng như có các biện pháp phòng ngừa khoa học.   Hướng dẫn cách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ Đậu mùa khỉ có mức độ lây lan cao, qua nhiều con đường khác nhau. Do vậy, chúng ta không nên có tâm lý chủ quan mà cần có những biện pháp phòng ngừa: Trường hợp nếu có những dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thực hiện cách ly để không lây nhiễm cho cộng đồng. Đồng thời, liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Không tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh. Nếu bắt buộc cần tiếp xúc với người bệnh, cần đảm bảo đồ phòng hộ, đeo khẩu trang đầy đủ và thực hiện theo khuyến cáo. Nếu gia đình có người nhiễm bệnh, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, vật dụng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Tuyệt đối, không dùng chung đồ với người khác. Nên đeo bao cao su khi quan hệ tình dục. Không tiếp xúc với những động vật có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ cao, đặc biệt là các loài khỉ, chó đồng, động vật gặm nhấm. Thực hiện quy trình rửa tay bằng xà phòng, cồn, chất khử trùng. Chỉ nên ăn thịt động vật có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đã được nấu chín. Chắc hẳn, qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, bạn đã biết bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không cũng như nắm được các biện pháp phòng tránh. Mặc dù, tại nước ta hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc, nhưng chúng ta cần có tâm lý phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Tìm hiểu thêm về một số bệnh truyền nhiễm khác: Góc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Trẻ đi học lây nhau, nhiễm cúm A, cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị sớm Cảnh báo: Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những dấu hiệu nhận biết

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự như thủy đậu nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có nguy cơ lây lan mạnh và mức độ bùng phát thành dịch là rất cao. Vậy, bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, và làm thế nào để nhận biết sớm về bệnh? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu. Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ Bệnh đậu mùa khỉ đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1970, tại nước Cộng hòa dân chủ Congo. Tiếp đó, một số quốc gia tại châu Phi khác cũng ghi nhận các ca nhiễm bệnh. Kể từ đó, đậu mùa khỉ trở thành một căn bệnh lưu hành và xảy ra hằng năm với những đợt bùng phát nhỏ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số ca bệnh đậu mùa khỉ đã tăng lên nhanh chóng. Kể từ khi bùng phát đợt tháng 5/2022, tính đến ngày 22/6 cả thế giới đã ghi nhận hơn 18.000 ca nhiễm bệnh. Virus đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở hơn 78 quốc gia (không tính các nước ở châu Phi và đậu mùa khỉ ở khu vực này được coi là bệnh lưu hành). Chính vì vậy, đậu mùa khỉ đã được tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra cảnh báo về mức độ bùng dịch cao. Phát ban trên da người bị đậu mùa khỉ Khi nhiễm virus đậu mùa khỉ, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ có thể gặp những triệu chứng sau: Sốt cao đột ngột: Đây là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất khi bị nhiễm đậu mùa khỉ. Đau đầu, đau cơ. Cảm giác ớn lạnh. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Có trường hợp nổi hạch. Phát ban: Các nốt ban thường tập trung ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân, hoặc vùng miệng, mắt, cơ quan sinh dục. Những nốt ban ban đầu thường chỉ như nốt sần nổi trên da. Tuy nhiên, sau đó sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước và sưng to. Khi to lên, chúng tiếp tục chuyển thành dạng mụn mủ và khô lại rồi đóng vảy. Các triệu chứng sẽ giảm dần trong 2 - 4 tuần điều trị mà không cần can thiệp bởi các phương pháp điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, cần theo dõi thận trọng bởi đậu mùa khỉ có thể gây ra những biến chứng như: nhiễm trùng da, mắt, phổi,... gây tác động tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, tất cả chúng ta không nên chủ quan trước căn bệnh lây nhiễm này. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua nhiều con đường, có thể kể tới: Lây qua đường máu, khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương trên da hoặc niêm mạc, bị giọt bắn đường hô hấp khi nói chuyện cùng người hoặc động vật đang nhiễm bệnh. Ăn thịt động vật nhiễm bệnh. Dùng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh, ví dụ như quần áo, chăn, gối, khăn mặt,... Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua nhiều con đường khác nhau Mẹ bầu bị bệnh cũng có thể lây nhiễm cho thai nhi, vì vậy có những trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trường hợp nhiễm bệnh qua đường tình dục với đối tượng chủ yếu là nam giới trong cộng đồng LGBT. Việc nắm được thông tin bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào sẽ giúp bạn chủ động có những biện pháp phòng chống tốt nhất. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để nắm thêm nhiều cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình thân yêu! Tìm hiểu thêm về một số bệnh truyền nhiễm khác: Góc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Trẻ đi học lây nhau, nhiễm cúm A, cảnh báo nguy hiểm nếu không điều trị sớm Cảnh báo: Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ