Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền cho người. Bệnh do loài vật trung gian lây nhiễm và có tính lặp lại hàng năm, nên tổ chức y tế thế giới WHO đưa bệnh này vào nhóm truyền nhiễm nguy hiểm cần được loại bỏ và tìm ra vắc xin đặc trị.
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở các vùng quốc gia nhiệt đới và Sốt xuất huyết có thể xảy ra bất cứ khi nào. Nhiệt độ cao và độ ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sôi của muỗi khiến khả năng lây truyền của bệnh tăng lên.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra
Dấu hiệu, triệu chứng Bệnh sốt xuất huyết
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nhẹ là:
-
Liên tục sốt cao từ 39-40 độ C từ 2-3 ngày hoặc dài hơn.
-
Trên cơ thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ và phát ban.
-
Có hiện tượng đau đầu dữ dội sau đầu và vùng trán.
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nặng là: Ngoài những dấu hiệu trên bệnh nhân còn có các biểu hiện nguy hiểm hơn như:
-
Dấu hiệu xuất huyết: Các nốt mẩn ngoài da diễn tiến thành những vết chấm xuất huyết ở bên ngoài da, chỗ tiêm bị bầm tím, chân răng bị chảy máu,
-
chảy máu cam, nôn ra máu, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, đi ngoài ra phân đen do bị xuất huyết nội tạng, thậm chí bị chảy máu vùng âm đạo.
-
Ngoài bị đau đầu, bệnh nhân còn bị mệt mỏi li bì do chảy máu cơ quan nội tạng khiến huyết áp bị tụt, đau bụng, buồn nôn, gây choáng và mất nhiều máu.
-
Tổn thương thần kinh do thiếu máu lên não. Khiến người bệnh rơi vào trạng thái không tỉnh táo, co giật và mất dần ý thức.
-
Đổ mồ hôi lạnh.
-
Khó thở.
Cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện nếu uống thuống nhưng không hạ sốt và bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
Diễn biến của Bệnh sốt xuất huyết
Các diễn biến của bệnh sốt xuất huyết là:
-
Giai đoạn 1: Là khi mới mắc bệnh, nên mọi người đều chủ quan và điều trị tại nhà. Các biểu hiện là sốt 39-40 độ liên tục, đau đầu và khó giảm.
-
Giai đoạn 2: Là giai đoạn nguy hiểm, các triệu chứng như trên và bắt đầu xuất huyết nội tạng, mất máu, nôn mửa, bị choáng váng, mê sảng thần kinh yếu. Lúc này bệnh nhân cần được cấp cứu và làm xét nghiệm tiểu cầu.
-
Giai đoạn 3: Là thời điểm hồi phục, thể trạng khỏe hơn, các triệu chứng cũng mất dần, tieur cầu tăng lên và tiêu hóa ổn định trở lại.
Bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng sau:
-
Tiểu cầu hạ: Biến chứng này không khiến người bệnh mệt mỏi và sốt cao nên kho phát hiện. Khi phát hiện ra thì bệnh nhân đã xuất huyết trầm trọng và bước sang giai đoạn 2.
-
Cô đặc máu: Dẫn tới các hệ lụy như cơ thể mệt mỏi, sốt cao, đau nhức toàn thân, đầu óc lơ mơ, không tỉnh táo.
Bệnh sốt xuất huyết cần được điều trị sớm để tránh gây nguy hiểm
Phòng tránh Bệnh sốt xuất huyết
Để không bị mắc bệnh sốt xuất huyết, bạn hãy phòng tránh nó qua các biện pháp sau đây:
-
Diệt muỗi, bọ gậy, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách: đậy kín chum vại, lu đựng nước, taastc cả đồ vật đựng nước ăn uống sinh hoạt.
-
Thả cá vào bể, chum vại, giếng để diệt lăng quăng.
-
Súc rửa chum vại hàng tuần.
-
Thu gom, hủy phế thải xung quanh nhà như vỏ dừa, chai lọ, vệ sinh môi trường sống...
-
Phun các hóa chất diệt muỗi, tăng cường các biện pháp chống dịch.
-
Phòng muỗi đốt bằng cách buông mùng khi ngủ kể cả ban ngày, dùng vợt điện, bình xịt muỗi, mặc quần áo kín tay chân,...
Điều trị Bệnh sốt xuất huyết
Việc điều trị bệnh sốt xuất huyết còn tùy vào tình trạng của bệnh. Người bệnh hãy tuân thủ Phác đồ điều trị theo phác đồ cho bệnh nhân tại các nước trên thế giới. Đối với bệnh nhẹ, cần xét nghiệm để xem bản thẩn có mắc bệnh sốt xuất huyết hay không. Sau đó nếu dương tính bệnh nhân sẽ được kê đơn và điều trị theo tình trạng bệnh. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.
Một số loại test Sốt xuất huyết hiệu quả hiện nay: