Điểm mặt những bệnh da thường gặp sau mùa lũ
Bạn cũng đã biết những ngày qua miền Trung đang phải trải qua những ngày mưa lũ, úng lụt lớn nhất trong lịch sự, gây thiệt hại lớn về người và của. Đồng bào cả nước đang hướng về miền trung với cả tấm lòng và những sự sẻ chia về tinh thần và vật chất với mong muốn người dân miền trung nhanh chóng vượt qua ảnh hưởng của cơn bão nghiêm trọng này.
Sau mùa mưa bão, lũ lụt, như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, đặc biệt người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh đó chính là do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu. Một số bệnh da liễu thường gặp sau mùa mưa lũ:
1. Bệnh da nhiễm trùng
Một số bệnh da nhiễm trùng thường gặp vào mùa lũ đó là:
Nhiễm nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5. Vào mùa mưa lũ, người dầm nước lũ dễ gặp tình trạng nhiễm nấm kẽ ngón.
Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi vi nấm phát triển.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công
Bệnh ghẻ
Bệnh da gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục, …và ngứa rất nhiều về đêm, bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Tăng độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.
2. Viêm da tiếp xúc
Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay,.. Bệnh thường có biểu hiện là xuất hiện những vết dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh. Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.
3. Chấn thương da và mô mềm
Nước lũ ngập cao khiến người dân và lực lượng cứu hộ thường xuyên phải lội nước, khó quan sát được đường đi, điều này có thể ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn về chấn thương do tiếp xúc với các vật sắc nhọn (kim loại, thủy tinh,..), đá, các mối nguy hiểm về điện (đường dây điện rơi xuống).
Vì vậy các chấn thương ngoài ra và mô mềm rất hay gặp, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ là đường vào của các vi khuẩn, kí sinh trùng,.. gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết có nguy cơ tử vong.
4. Các bệnh về da khác
Ngoài ra, căng thẳng tâm lý rất thường gặp sau các đợt lũ lụt có thể dẫn đến, làm trầm trọng thêm và khởi phát các đợt bùng phát của các bệnh da đã có từ trước như: viêm da dị ứng, rụng tóc từng mảng và bệnh vẩy nến
Trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC):
Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày.
Mang các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải đi vùng vùng nước ngập.
Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở.
Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bệnh.
Trên đây là những bệnh da thường gặp sau mùa lũ, hãy tự chăm sóc sức khỏe của người thân cũng như chính bản thân thật tôi nhé!
Mẹo diệt kiến ba khoang dành cho nhà cao tầng, chung cư hiệu quả
Dù chỉ mới chỉ xuất hiện trở lại vào thời gian gần đây, nhưng kiến ba khoang đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người bởi những tác hại mà chúng gây ra như là: Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, thậm trí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến có trường hợp mù tạm thời. Dưới đây là một số mẹo diệt kiến ba khoang hiệu quả bạn có thể áp dụng.
1. Dùng thuốc diệt côn trùng
Sử dụng thuốc diệt côn trùng là cách khá hiệu quả để diệt kiến ba khoang, bởi chất hóa học trong thuốc sẽ khiến côn trùng tê liệt hệ thần kinh và chết. Ngoài ra, mùi của thuốc diệt côn trùng cũng khiến côn trùng khó chịu và tránh xa.
Để sử dụng thuốc 1 cách hiệu quả thì bạn nên xịt thuốc vào những nơi kiến hay xuất hiện như gầm giường, gầm tủ, các hốc kệ trong nhà... Một lưu ý nữa đó là đừng quên chọn loại thuốc nguồn xuất xứ rõ ràng và khi xịt hãy đeo khẩu trang, găng tay và che chắn đồ ăn cẩn thận đấy nhé!
Mặc dù sử dụng thuốc diệt côn trùng có hiệu quả nhưng cũng không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Sử dụng vợt muỗi
Sử dụng vợt muỗi là 1 cách thủ công khá là quen thuộc đối với mỗi gia đình. Nếu như đã sử dụng thuốc diệt côn trùng mà không có hiệu quả hoặc bạn không thích sử dụng hóa chất độc hại thì có thể sử dụng cách làm này.
Với cách này bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ không gian nào mà không còn phải lo về hóa chất. Nhưng, 1 điểm trừ của cách làm này đó chính tuổi thọ của vợt muỗi không cao và bạn có thể bị giật điện nếu như vô tình chạm tay vào màng lưới.
3. Treo sả hoặc xạ hương trong nhà
Xả và xạ hương là 2 loại thảo mộc có mùi hương mạnh và là loại mùi hương mà các loại côn trùng rất ghét. Vì thế bạn có thể sử dụng 2 loại thảo mộc này để đuổi kiến ba khoang trong nhà, cách làm này cũng rất an toàn.
4. Dùng đèn thu hút côn trùng
Hiện nay, khoa học phát triển vì thế con người đã nghiên cứu và tạo ra 1 sản phẩm hữu ích đó là đèn diệt côn trùng. Loại đèn này có cấu tạo đặc biệt có chức năng thu hút, bắt và diệt côn trùng vô cùng hiệu quả kể cả kiến ba khoang. Chiếc đèn có thể tiêu diệt khoảng 90% – 98% kiến ba khoang và côn trùng nhỏ xuất hiện trong căn nhà của bạn. Cấu tạo của loại đèn này gồm 2 phần:
Đèn thu hút côn trùng: Là đèn huỳnh quang phát sáng giúp thu hút kiến dựa vào đặc tính hướng sáng của chúng.
Bộ phận tiêu diệt côn trùng: Gồm lưới điện và quạt hút giúp hút và tiêu diệt côn trùng bằng dòng điện.
5. Buông rèm cửa, mắc màn khi ngủ
Kiến ba khoang là loại côn trùng bị thu hút bởi những nguồn sáng. Vì thế, buông rèm cửa, hạn chế bật đèn và mắc màn khi ngủ sẽ giúp hạn chế kiến vào nhà và tiếp xúc với cơ thể của bạn và người thân.
Trên đây là những mẹo diệt kiến ba khoang hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho gia đình mình. Để tiêu diệt và khiến kiến ba khoang tránh xa cuộc sống của bạn và người thân thì hãy thử áp dụng những biện pháp trên xem sao nhé!
Cách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết hiệu quả
Tháng 8 là thời điểm giao mùa và cũng là thời điểm nhạy cảm của các vấn đề về da. Dị ứng mề đay do thay đổi thời tiết ai cũng có thể mắc phải nó không chừa một ai cả, đặc biệt là với những bạn có da nhạy cảm, dễ nổi mẩn. Vậy cách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết như thế nào?
Trước khi tới với cách chữa thì bạn nên biết mề đay là bệnh gì, mề đay là tình trạng da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa.
Để chữa dị ứng nổi mề đay bạn có thể tham khảo 1 số cách chữa tại nhà dưới đây. Thêm nữa bạn cũng cần nhớ, những cách chữa dị ứng nổi mề đay dưới đay chỉ sử dụng khi bệnh mới bùng phát, có mức độ nhẹ, chưa phát sinh bội nhiễm và không đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng.
Bổ sung nhiều nước
Bổ sung nước sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn và nóng rát da rõ rệt. Bởi, nước ngoài tác dụng giúp cân bằng điện giải thì nó còn giúp thúc đẩy quá trình hydrat hóa, duy trì làn da mềm mượt, ẩm mịn và khỏe mạnh.
Khi da được cung cấp đủ ẩm thì các triệu chứng như bong tróc, thô ráp, nóng rát, ngứa ngáy và sưng viêm sẽ có xu hướng thuyên giảm dần. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn giúp hỗ trợ đào thải các dị nguyên bên trong cơ thể như thực phẩm và thuốc điều trị.
Thoa kem dưỡng chứa Kẽm và Vitamin B5
Vitamin B5 là thành phần giúp dưỡng ẩm sâu, kích thích phục hồi các tế bào hư tổn và làm dày hàng rào bảo vệ da. Còn kẽm thì có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vì thế khi sử dụng kem dưỡng chứa Kẽm và Vitamin B5 vào thời điểm giao mùa, nhất là vào tháng 8 khi chuyển từ hè sang thu sẽ giúp phục hồi hàng rào bảo vệ, duy trì độ ẩm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Vì thế, bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng có chứa vitamin B5 (Panthenol) và Kẽm (Zinc) để sử dụng.
Tắm lá chè xanh
Theo Đông y thì chè xanh là thảo dược có vị chát, đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Vì thế, chè xanh thường được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu và một số bệnh lý do nóng trong người.
Thêm nữa, ngày nay y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện trong chà xanh có chứa flavonoid, polyphenol và vitamin C, có tác dụng phục hồi mô da tổn thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm, giảm sẩn ngứa và nóng rát ở vùng da bị nổi mề đay.
Sử dụng gel nha đam
Nha đam hay còn được gọi là lô hội có rất giàu nước, vitamin và axit amin, chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu và giảm nóng rát da rất hiệu quả. Thêm nữa, nha đam còn có chứa nhiều chất oxy hóa (polyphenol) giúp phục hồi tế bào hư hại, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa thâm sạm hiệu quả.
Ngoài ra, có 1 vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nha đam có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại vì thế có thể sử dụng nha đam để điều trị mề đay còn giúp sát trùng da và ngăn ngừa bội nhiễm.
Uống trà hoa cúc
Trong hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giúp điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn ở da, giúp da luôn trong trạng thái thông thoáng và dễ chịu. Không những thế, uống trà hoa cúc còn giúp kiểm soát tổn thương da và triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra – đặc biệt là mề đay Cholinergic và nổi mề đay do dị ứng thời tiết rất tốt.
Trên đây là 1 vài cCách chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết hiệu quả bạn có thể tham khảo. Những cách chữa này chỉ áp dụng đối với trường hợp bị mề đay nhẹ, nếu bị nặng cần đi khám và được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.