Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn rau lang được không?
Rau lang là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết, vậy bà bầu ăn rau lang được không? Bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ với bạn thông tin về giá trị dinh dưỡng của rau lang, giúp bạn trả lời câu hỏi bà bầu ăn rau lang được không.
Bà bầu ăn rau lang được không?
Theo nghiên cứu, trong 100g rau lang chứa:
0,3g chất béo;
2,6g protein;
1,4g chất xơ;
498 mg Kali;
11mg vitamin C;
80µg folate;
0,16mg B6;
2,7mg sắt;
60mg magie.
Rau lang là thực phẩm có lợi đối với bà bầu
Một số lợi ích của rau lang mà bà bầu không thể bỏ qua:
Bà bầu hay gặp tình trạng táo bón, ăn rau lang có thể làm giảm táo bón, chất xơ trong rau lang giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt và làm mềm phân.
Trong thời gian mang thai, bà bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ăn rau lang để ổn định đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Vitamin B6 trong rau lang làm giảm cảm giác nôn nghén của bà bầu, bổ sung chất sắt cho bà bầu. kích thích tăng tiết sữa mẹ.
Rau lang còn làm mát và giải nhiệt cơ thể, giúp giảm mụn nhọt và nổi mẩn.
Ngoài ra, rau lang còn còn có tác dụng phòng ngừa tăng huyết áp ở phu nữ có thai.
Kết luận: Bà bầu ăn rau lang được không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được rau lang, trong rau lang có nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe và bổ sung chất dinh dưỡng của bà bầu và thai nhi.
Lưu ý khi bà bầu ăn rau lang
Mặc dù rau lang chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nhưng bà bầu nên ăn với số lượng vừa đủ và ăn kết hợp với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng của mẹ bầu.
Khi đói bụng, mẹ bầu không nên ăn rau lang và củ khoai lang vì có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như: ợ chua, nóng ruột và đầy bụng.
Bà bầu ăn rau làng cần lưu ý một số điều để đạt hiệu quả tốt nhất
Gợi ý một số thực phẩm dành cho bà bầu
Rau càng cua: Đây là loại thực phẩm có tính mát, đặc biệt tốt với mẹ bầu, giúp phụ nữ có thai bài tiết nước tiểu, cải thiện tình trạng bí tiểu, phòng ngừa tăng huyết áp, hỗ trợ giải độc và giải nhiệt cơ thể khi bị nóng trong.
Lá lốt: Làm giảm triệu chứng nôn nghén ở bà bầu, kích thích cảm giác thèm ăn và tăng tiết sữa trong thời gian cho con bú. Tăng cường hệ tiêu hóa của bà bầu, các vitamin có trong lá lốt nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu, bảo vệ mẹ và em bé. Đặc biệt, mẹ bầu thường gặp các vấn đề về da, sử dụng lá lốt sẽ cải thiện tình trạng mụn trên da, làm da của mẹ bầu nhẵn mịn.
Ô mai mơ gừng: Giúp ổn định lượng đường trong máu và phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng của bà bầu, hạn chế cảm lạnh, cảm cúm và ho.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Bà bầu ăn rau lang được không?”. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Giái đáp thắc mắc: Bà bầu ăn phô mai được không?
Bà bầu ăn phô mai được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, tại bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về giá trị dinh dưỡng của phô mai và giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu ăn phô mai có được không.
Giá trị dinh dưỡng của phô mai
Phô mai chủ yếu được làm từ sữa bò hoặc từ sữa của các động vật có vú khác như cừu, dê, trâu, tuần lộc,… Trong phô mai chứa một lượng lớn hàm lượng dinh dưỡng như chất béo, protein, đạm, canxi, vitamin và khoáng chất,…
Cụ thể, một ounce pho mát cứng, hoặc một miếng nhỏ cỡ ngón tay cái có 120 calo, 8 gam (g) protein, 6 g chất béo bão hòa và 180 miligam (mg) canxi. Nửa cốc phô mai mềm như phô mai 4% nguyên chất béo có khoảng 120 calo, 14g protein, 3g chất béo bão hòa và 80 mg canxi
Bà bầu ăn phô mai được không?
Bà bầu không nên ăn phô mại vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Bà bầu ăn phô mai được không? Đáp án là bà bầu không nên ăn phô mai, vì:
Thứ nhất, khó tiêu hóa vì chất đạm trong phô mai là đạm casein và chất béo bão hòa nên cơ thể của bà bầu rất khó để tiêu hóa.
Thứ hai, gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu do thành phần chất béo bão hoà trong phô mai. Việc cân bằng dinh dưỡng là điều quan trọng với bà bầu, vì vậy không nên ăn phô mai để hạn chế khả năng béo phì trong thời gian mang thai..
Thứ ba, Listeria monocytogenes là loại vi sinh vật gây ngộ độc thự phẩm nguy hiểm thường có trong phô mai xanh, phô mai tươi, phô mai brie, phô mai camembert, phô mai fet,… loại vi khuẩn này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi, thậm chí có thể làm thai nhi bị sảy. Sau khi bà bầu ăn phô mai có chứa Listeria monocytogenes một vài tuần sau sẽ gây ra một số triệu chứng giống như cúm, rất khó để phân biệt với bệnh cúm thông thường và nó tác động xấu đến thai nhi khiến bà bầu sinh non.
Gợi ý một số thực phẩm dinh dưỡng dành cho bà bầu
Một số loại thực phẩm có lợi cho bà bầu
Thay vì sử dụng phô mai, bà bầu có rất nhiều lựa chọn khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Dưới đây là 3 loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng và có lợi với bà bầu:
Mật ong: Đây là loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bởi nó có nhiều chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mật ong giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bà bầu, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe của bà bầu, giảm stress và các triệu chứng của cảm cúm như viêm họng, ho, cảm lạnh,…
Lá lốt: Trong thời gian mang thai, nghén và nhức mỏi cơ thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, sử dụng lá lốt giúp mẹ bầu giải quyết được tình trạng này. Ngoài ra, lá lốt còn kích thích vị giác làm cho mẹ bầu cảm thấy thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Ngao: Trong ngao có nhiều chất dinh dưỡng như protein, omega-3 và vitamin A kích thích tái tạo năng lượng của bà bầu, tăng cường trí thông minh cho thai nhi và phát triển đôi mắt em bé.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho bạn câu hỏi: “Bà bầu ăn được phô mai không?”, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Việc lựa chọn thực phẩm trong thời gian mang thai là điều rất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi, nhiều người thắc mắc bà bầu có ăn được lá lốt không và cần lưu ý những gì khi ăn? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về giá trị dinh dưỡng của lá lốt, đưa ra lời khuyên cho bà bầu khi ăn lá lốt, giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu có ăn được lá lốt không.
Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Bà bầu ăn lá lốt để bổ sung chất dinh dưỡng
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị táo bón: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lá lốt có nhiều chất xơ và nước giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn và làm giảm các triệu chứng như ợ hơi, táo bón, rất có lợi đối với sức khỏe của bà bầu.
Làm giảm các triệu chứng ốm nghén: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường có biểu hiện nôn nghén, ảnh hưởng tới khẩu vị, không muốn ăn, lá lốt sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác nghén và kích thích thèm ăn.
Giải cảm: Mẹ bầu thường nhạy cảm hơn so với người bình thường, sự thay đổi của thời tiết hay tác động từ môi trường sống làm mẹ bầu dễ bị cảm, lá lốt giúp mẹ bầu giải cảm nhờ tính sát khuẩn và kháng nhẹ của nó, đặc biệt trong lá lốt có nhiều vitamin tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu, bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé.
Kích thích cơ thể tiết sữa: Trong lá lốt có nhiều chất dinh dưỡng kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa nhiều hơn, đặc biệt là trong thời gian cho con bú.
Chăm sóc da cho bà bầu: Mang thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến làn da của bà bầu trở nên thâm sạm và nhiều mụn hơn, sử dụng lá lốt có thể làm giảm mụn, cải thiện tình trạng da, cân bằng độ pH nhờ vitamin, chất xơ và hoạt chất phenol.
Ngoài ra, lá lốt còn có công dụng chữa ho, làm lành vết thương nhanh chóng, giảm đau lưng và cảm giác nhức mỏi chân tay.
Vậy bà bầu ăn lá lốt được không? Bà bầu ăn lá lốt với lượng vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể của bà bầu và em bé.
Bà bầu ăn lá lốt như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bà bầu cần lưu ý một vài điều để đạt hiệu quả tốt nhất khi ăn lá lốt
Lá lốt là thực phẩm có tính nóng nên bà bầu không nên ăn quá nhiều để hạn chế nóng trong người.
Đối với bà bầu đã từng có tiền sử thai yếu hoặc sảy thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn lá lốt.
Có thể ăn lá lốt từ 1 – 2 lần mỗi tuần và thay đổi nhiều món kết hợp với lá lốt trong thực đơn để kích thích khẩu vị của bà bầu.
Theo một số nguồn tin, bà bầu ăn lá lốt có thể bị mất sữa, thế nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào chứng minh điều này. Do vậy, bà bầu có thể ăn được lá lốt.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi; “bà bầu có ăn được lá lốt không?”, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn.
Cảm ơn đã đọc bài viết, chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mật ong được không?
Ngoài công dụng làm đẹp da, chăm sóc sắc đẹp cho chị em, mật ông còn là thực phẩm vàng rất có lợi đối với sức khỏe, vậy bà bầu ăn mật ong được không? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về thành phần dinh dưỡng của mật ong giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu có ăn được mật ong không.
Bà bầu có ăn được mật ong không?
Mật ong có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Fructoso, Glucose, Cacbonhydrat, Mantozo, Saccarozo, các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác.
Một số lợi ích của mật ong mà bà bầu không thể bỏ qua:
Mất ngủ trong thời gian mang thai là tình trạng thường gặp ở bà bầu, do vậy sử dụng mật ong có thể làm giảm căng thẳng ở bà bầu và nâng cao chất lượng giấc ngủ để bà bầu ngủ sâu và ngủ ngon hơn.
Mật ong có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, chính vì vậy ăn mật ong có thể tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời, nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm trong mật ong mà bà bầu có thể giảm các triệu chứng của viêm họng, ho, cảm lạnh.
Do hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên mật ong giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của bà bầu, chống lại tác động xấu của các gốc tự do.
Ngoài ra, mật ong giúp bà bầu tiêu hóa tốt hơn và cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể khỏe mạnh.
Bà bầu ăn mật ong để bổ dung dưỡng chất cho mẹ và bé
Bên cạnh những lợi ích mà mật ong mang lại, việc sử dụng quá nhiều mật ong còn gây ra một số tác dụng phụ sau đây:
Có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ do tăng độ nhạy cảm với insulin.
Ăn mật ong quá mức cho phép sẽ làm tăng axit dạ dày, dẫn đến co thắt dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Bà bầu có ăn được mật ong không? Bà bầu có ăn được mật ong nhưng ăn với một lượng vừa đủ để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh lạm dụng mật ong và dẫn đến tình trạng tác dụng ngược.
Do hàm lượng đường trong mật ong cao nên bà bầu dễ bị tăng cân.
Lưu ý khi sử dụng mật ong với bà bầu
Bà bầu cần lưu ý một số điều khi sử dụng mật ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe
Phụ nữ có thai cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
Thứ nhất, các khoáng chất trong mật ong có thể phá hủy vitamin C và vitamin D, vì vậy tránh dùng đồng thời mật ong với vitamin C và vitamin D.
Thứ hai, sử dụng mật ong đã được tiệt trùng và ưu tiên lựa chọn mật ong hữu cơ.
Thứ ba, các enzyme có lợi trong mật ong sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao, do vậy không bỏ mật ong vào các loại đồ uống nóng.
Bà bầu có ăn được mật ong không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được mật ong, tuy nhiên cần tuân thủ một vài lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong thời gian mang thai, các mẹ nên cân bằng dinh dưỡng, xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé.
Tham khảo một số thực phẩm cho bà bầu tại đây:
Bà bầu ăn khổ qua có tốt không? Lợi ích của khổ qua với bà bầu
Góc giải đáp: Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Bà bầu ăn khổ qua có tốt không? Lợi ích của khổ qua với bà bầu
Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng là thực phẩm có tính mát được dùng làm vị thuốc trong đông y, bà bầu ăn khổ qua để bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu ăn khổ qua cần tuân thủ một vài lưu ý nhỏ để tránh gây ra tác dụng không mong muốn.
Bà bầu ăn khổ qua có tốt không?
Khổ qua là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate,… đặc biệt hơn là momordicin có trong khổ qua rất tốt cho dạ dày.
Bà bầu ăn khổ qua để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và em bé, charantin và polypeptide-P là hai chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu, giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, bà bầu ăn khổ qua giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và phòng ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi nhờ chất folate trong khổ qua. Ngoài ra, khi mẹ bầu ăn khổ qua sẽ hạn chế được các chứng bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, táo bón,… Tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe của mẹ bầu nhờ hàm lượng vitamin C và các khoáng chất thiết yếu.
Bà bầu ăn khổ qua bổ sung chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phá triển của bé
Mặc dù khổ qua có nhiều chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhưng mẹ bầu không nên ăn thường xuyên vì loại quả này có chứa các độc tố gây hại đối với sức khỏe của mẹ bầu. Một số tác hại điển hình nhất của khổ qua đối với mẹ bầu là:
Một lượng protein có hại trong khổ qua có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến xuất huyết hoặc sinh non. Vị đắng ở khổ qua kích thích mạnh dẫn đến co bóp dạ dày và tử cung dễ dàng gây sẩy thai ở người có tử cung ngả sau hoặc niêm mạc tử cung mỏng.
Ăn nhiều khổ qua có thể gây tác dụng ngược lại đối với hệ tiêu hóa, điển hình như nôn ói, đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, mờ mắt, nổi mẩn do thành phần uinine, saponic glycosides và morodicine gây nên.
Bà bầu ăn khổ qua thường xuyên có thể gây ra bệnh thiếu máu favism (G6PD) đi kèm các triệu chứng sốt, đau đầu, khó chịu ở bụng và hôn mê.
Bà bầu ăn khổ qua như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bà bầu ăn khổ qua cần tuân thủ một vài lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất
Khổ qua rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bà bầu không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ không nên ăn khổ qua.
Nên ăn ở mức độ vừa phải, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, khổ qua chi gây hại khi bà bầu ăn với số lượng quá nhiều.
Bà bầu ăn khổ qua vừa có lợi với sức khỏe của mẹ vừa cung cấp chất dinh dưỡng vào quá trình phát triển của thai nhi, tuy nhiên ăn với mức độ cho phép để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Tham khảo thêm một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu tại đây:
Góc giải đáp: Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Góc giải đáp: Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Nôn nghén trong thai kỳ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, không có cảm giác ăn ngon miệng và thường lựa chọn các loại đồ ăn có vị chua ngọt hoặc chua mặn để giảm cảm giác muốn nôn ói, nhiều bà bầu ưu tiên lựa chọn ô mai mơ gừng để ngăn ngừa cảm giác nôn ói trong thời gian mang thai. Vậy bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không và nên ăn như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không và đưa ra lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn ô mai mơ gừng.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Ô mai mơ gừng được làm từ thành phần chín là quả mơ tươi, gừng và đường hoặc muối. Nhiều người thường xếp ô mai mơ gừng vào nhóm thực phẩm ăn nhanh không có chất dinh dưỡng và vô bổ, thực chất trong ô mai mơ gừng vẫn có các loại vitamin, các vi chất như sắt ,kẽm và kali.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không? Bà bầu có thể ăn ô mai mơ gừng, đặc biệt trong thời gian thai nghén, các biểu hiện như nôn ói khiến bà bầu không có cảm giác thèm ăn, ô mai mơ gừng sẽ giúp bà bầu giảm cảm giác nôn ói, ghê cổ.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng giúp giảm cảm giác ghê cổ và nôn nghén
Lợi ích từ việc ăn ô mai mơ gừng:
Nhiều bà bầu thường mắc tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm đối với cơ thể mẹ và cả em bé, nguy cơ tiền sản giật của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cao gấp 4 lần người bình thường và tỉ lệ băng huyết sau sinh là rất lớn, đối với thai nhi, em bé có thể có nguy cơ bị tật hoặc tụt canxi, dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn so với các em bé bình thường. Ăn ô mai mơ gừng sẽ giúp các mẹ ổn định lượng đường trong máu và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Kẽm và canxi có trong ô mai mơ gừng phòng ngừa bệnh thiếu máu cho cả mẹ và bé. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi.
Tăng cường vitamin và các khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn ô mai mơ gừng?
Khi ăn ô mai mơ gừng mẹ bầu cần lưu ý đến vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
Khi ăn ô mai mơ gừng, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:
Trên thị trường có rất nhiều loại ô mai, để lựa chọn được một nơi bán ô mai uy tín về chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất khó, do vậy các mẹ bầu cần thật thận trọng và tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ của ô mai mơ gừng.
Ăn nhiều ô mai mơ gừng khiến cho các mẹ bầu mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính vì vậy không nên ăn nhiều ô mai mơ gừng và ăn với mức độ vừa đủ. Cân bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều rất quan trọng, không thể vì thích và cảm thấy ô mai mơ gừng ngon mà lựa chọn nó để thay thế các bữa phụ khác.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn ô mai mơ gừng, tuy nhiên nên ăn với một số lượng vừa đủ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Tham khảo một số loại thực phẩm cho bà bầu tại đây:
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Bà bầu ăn được lá lốt không? Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Bà bầu ăn ngao được không? Những lưu ý cần biết khi ăn ngao
Bà bầu ăn ngao được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng có trong ngao, giúp bạn giải quyết câu hỏi bà bầu ăn ngao được không.
Bà bầu ăn ngao được không?
Trong 100g ngao có chứa đến:
25,5g protein
2,0g chất béo
5,1g carbohydrate
67mg cholesterol
485 IU vitamin A
18,8mg vitamin C
84,1mcg vitamin B12
23,8mg sắt
287mg phốt pho
534mg kali
2,3mg kẽm
6mg đồng
9mg Mangan
54,5mcg Selen
Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu thường bị đau mỏi lưng, ăn ngao có thể giúp mẹ bầu bổ sung canxi, tăng cường sức khỏe xương khớp và hạn chế tình trạng mỏi lưng, đặc biệt canxi trong ngao được hấp thu qua cơ thể mẹ và truyền vào em bé giúp em bé phát triển xương khớp.
Bà bầu ăn ngao để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé
Sắt là thành phần có trong ngao giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu.
Hợp chất protein monogrosvin giúp mẹ bầu tái tạo năng lượng một cách nhanh chóng, tăng cường phục hồi sức khỏe sau sinh và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé, Protein trong ngao còn hỗ trợ quá trình tiết sữa để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho em bé.
Omega-3 trong ngao rất có lợi đối với sức khỏe tim mạch của mẹ bầu, phát triển trí thông minh cả em bé. Vitamin A giúp phát triển đôi mắt của thai nhi, giúp em bé có đôi mắt sáng và tinh.
Trong thời gian mang thai, thay đổi nội tiết tố làm cho làn da của bà bầu trở nên sần sùi, nhiều mụn và có thể xuất hiện các vấn đề về da như nám và tàn nhang, ngao có thể giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề về da, để mẹ bầu sở hữu một làn da mịn màng.
Bà bầu ăn ngao được không? Bà bầu có thể ăn ngao, ngao có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu và thai nhi, chính vì vậy ăn ngao rất có lợi đối với sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn ngao cần lưu ý những gì?
Bà bầu ăn ngao cần tuân thủ một vài lưu ý đẻ đạt hiệu quả tốt nhất
Ngao có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều ngao vì có thể dẫn đến ngộ độc như lạnh bụng, tiêu chảy.
Không ăn trái cây ngay sau khi ăn ngao, trái cây có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Tránh kết hợp chế biến ngao với các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để tránh ngộ độc.
Bà bầu ăn ngao được không? Ngao là thực phẩm rất tốt cho bà bầu, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé, giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tiết sữa và tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe sau sinh, cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Mặc dù trong ngao có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng bà bầu không nên lạm dụng quá mức, nó sẽ dẫn đến tác dụng xấu về mặt sức khỏe.
Xem thêm một số loại thực phẩm dành cho bà bầu tại đây:
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Bà bầu ăn được lá lốt không? Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Giải đáp: Bà bầu ăn ngải cứu có tốt cho sức khỏe không?
Ngải cứu là một loại thực phẩm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt loại cây này có tính dược liệu và thường được ưu tiên đưa vào thực đơn tẩm bổ của bà bầu, vậy bà bầu ăn ngải cứu có tốt không và nên ăn kết hợp như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn công dụng của ngải cứu và một vài lưu ý khi bà bầu ăn ngải cứu.
Rau ngải cứu là một loại cây lâu năm trong họ Asteraceae, có nguồn gốc từ Bắc Âu, Châu Á. Ngải cứu có mùi thơm đặc trưng của thảo dược và có vị đắng. Ngải cứu giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như là: vitamin B2, vitamin B9, kali, canxi, magie, mangan,…
Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?
Rau ngải cứu có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, chất béo, vitamin, các khoáng chất và Thujone, Artemisinin, Chamazulene. Tuy nhiên, bà bầu được khuyến cáo không nên ăn rau ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, Thujone và methanol là chất có trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt methanol có thể là giảm khả năng sinh sản của mẹ bầu.
Bà bầu ăn ngải cứu đúng thời điểm và ăn lượng vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe thai nhi
Nếu biết kếp hợp đúng cách, sử dụng đúng lúc, rau ngải cứu mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu. Trong thời gian mang thai, nghén là nỗi ám ảnh đối với mẹ bầu, biểu hiện rõ nhất của nghén là nôn mửa, khó ăn, ngải cứu với thành phần là vitamin B kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, giảm dần tình trạng nôn nghén. Mẹ bầu có thể dùng ngải cứu khô đem sắc lấy nước uống.
Bà bầu ăn ngải cứu cần lưu ý những gì?
Mặc dù ngải cứu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên khi bà bầu ăn ngải cứu cần lưu ý một số điều sau:
Thứ nhất, không nên ăn ngải cứu vào 3 tháng của thai kỳ, từ tháng thứ tư mẹ bầu có thể ăn rau ngải cứu nhưng ăn với một lượng cho phép, tốt nhất nên hỏi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thứ hai, nhiều mẹ bầu uống ngải cứu như một vị thuốc đông y gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến sinh non. Chính vì vậy mẹ bầu không nên uống nước ngải cứu sống, do Thujone trong ngải cứu tồn tại dưới hai dạng chính là alpha và beta-thujone có thể gây ngộ độc, không tốt với sức khỏe của mẹ bầu.
Thứ ba, bà bầu ăn ngải cứu liên tục có thể ảnh hưởng tới thần kinh, tổn thương gan và có các triệu chứng co giật.
Bà bầu ăn ngải cứu nên tuân thủ một vài lưu ý để tốt cho sức khỏe thai nhi
Rau ngải cứu có nhiều hàm lượng dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào ngải cứu cũng tốt và giải quyết được các vấn đề về sức khỏe. Bà bầu ăn ngải cứu cần tuân thủ một vài lưu ý để an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé, không nên ăn quá nhiều ngải cứu, đặc biệt không ăn ngải cứu vào 3 tháng đầu của thai kỳ và không lạm dụng ngải cứu như vị thuốc đông y, điều này rất có hại với mẹ bầu.
Tham khảo một số thực phẩm cho mẹ bầu tại đây:
Bà bầu ăn dâu da được không? Lưu ý khi bà bầu ăn dâu da
Bà bầu ăn được mướp đắng không? Lưu ý khi bà bầu ăn mướp đắng
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Cẩm nang về bệnh suy tim: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Suy tim được biết tới là một trong những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm. Theo thống kê, trong tổng dân số của của Việt Nam, thì có tới 1,6 triệu người bị mắc bệnh suy tim. Bệnh mặc dù nguy hiểm, nhưng nếu như được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ giúp cho cuộc sống của người bệnh được tốt hơn và giúp tuổi thọ của họ được kéo dài.
Và bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị cẩm nang về căn bệnh suy tim này. Cùng theo dõi để biết suy tim là gì, nguyên nhân gây bệnh, cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao nhé!
Bệnh suy tim là gì?
Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp, là tình trạng tim bị tổn thương, suy yếu khiến cho khả năng tiếp nhận máu và tống máu của tâm thất bị giảm (hay nói cách khác là chức năng bơm cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể của tim bị giảm).
Suy tim khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Suy tim được chia làm 2 loại là suy tim cấp tính và suy tim mạn tính. Và bài viết dưới đây, chúng tôi tin nói tới suy tim mạn tính.
Nguyên nhân gây ra bệnh Suy tim
Tim bình thường và tim khi bị suy tim
Nguyên nhân gây suy tim theo lâm sàng được chia làm 3 nhóm đó là: Suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ. Cụ thể nguyên nhân gây suy tim ở 3 nhóm như sau:
Nguyên nhân gây ra suy tim trái:
Do huyết áp cao (đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh).
Do bị mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, hoặc do bị nhồi máu cơ tim.
Do bị mắc các bệnh lý van tim như hẹp van động mạch, hở van động mạch, hở van hai lá.
Do bị mắc 1 số bệnh lý cơ tim.
Do bị mắc bệnh tim bẩm sinh như hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch,...
Nguyên nhân gây suy tim phải:
Do bị mắc bệnh phổi mạn tính như COPD, xơ phổi,...
Do bị tăng áp lực lên động mạch phổi.
Do bị hẹp van hai lá.
Do bị suy tim trái quá lâu (nguyên nhân chủ yếu).
Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ:
Suy tim trái lâu năm (nguyên nhân thường thấy).
Do bị mắc bệnh cơ tim giãn.
Biểu hiện của bệnh Suy tim
Biểu hiện của bệnh cũng được chia thành 3 nhóm tương tự như nguyên nhân gây bệnh:
Biểu hiện của Suy tim trái: Bệnh thường có một số biểu hiện như khó thở, xuất hiện các cơn hen, bị phù phổi, đau ngực, tiểu ít bất thường, bị hoa mắt chóng mặt, hoặc khi khám thấy mỏm tim bị lệch trái, tiếng phổi có dấu hiệu bất thường.
Biểu hiện của Suy tim phải: Thường khi bị suy tim phải sẽ có 1 số biểu hiện như khó thở tăng và nặng dần, gan bị to, chân bị phù và tĩnh mạch cổ bị nổi to.
Biểu hiện của Suy tim toàn bộ: Biểu hiện có suy tim toàn bộ tương tự với suy tim phải nhưng mức độ nặng hơn và có thêm biểu hiện bị tràn dịch đa màng.
Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh Suy tim
Dưới đây là 1 số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy tim:
Người bị mắc bệnh cao huyết áp.
Bệnh nhân đái tháo đường.
Người bị rối loạn lipid máu.
Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, liên tục.
Đối tượng nam giới.
Người cao tuổi.
Người bị mắc các bệnh về tim bẩm sinh, van tim (không được điều trị sớm).
Người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mà chưa được kiểm soát
Những người có lối sống tĩnh tại hay cụ thể hơn là người lười vận động.
Cách chẩn đoán bệnh Suy tim
Hiện nay, để chẩn đoán suy tim, các bệnh viện thường sử dụng một số cách như sau: Siêu âm doppler tim, tâm đồ, X-Quang ngực, xét nghiệm (NT-proBNP, BNP, HbA1C, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chức năng gan, thận,...)
Các phương pháp điều trị bệnh Suy tim
Phẫu thuật điều trị suy tim
Để điều trị bệnh Suy tim, thường sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa làm nền tảng và kết hợp xử lý các nguyên nhân gây suy tim như là phẫu thuật thay van, sửa van tim, phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh, tái thông mạch vành,... Ngoài ra, nếu cần thiết có thể tiến hành cấy máy đồng bộ tim (CRT), máy phá rung (ICD).
Cụ thể các phương pháp được sử dụng để điều trị suy tim như sau:
Điều trị nội khoa: Thường sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1 (Angioten, Labetalol, Moexipril, Perindopril, Carvestad,...), thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone, thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc kết hợp Valsartan/Sacubitril (Valsac, entresto).
Cấy máy CRT: Phương pháp này được chỉ định sử dụng khi đã điều trị nội khoa nhiều cách, phân suất tống máu (EF) ≤35%, phức bộ QRS ≥130ms nhưng vẫn còn biểu hiện của bệnh.
Cấy máy ICD: Được sử dụng khi suy tim phân suất tống máu (EF) ≤35%, tiên lượng sống thêm ≥1 năm cho dù đã tiến hành điều trị nội khoa tối ưu.
Ghép tim: Sử dụng khi bệnh suy tim đã ở giai đoạn cuối, cơ thể đã có dấu hiệu kháng lại với tất cả các phương pháp điều trị. Phương pháp này phù hợp áp dụng cho bệnh nhân <65 tuổi.
Phòng ngừa bệnh Suy tim bằng cách nào?
Để phòng ngừa bệnh Suy tim bạn nên chú ý:
Nên có một chế độ ăn khoa học, lành mạnh: ăn nhạt, ăn nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế tối đa việc sử dụng dầu động vật (có thể thay bằng dầu thực vật), hạn chế ăn nội tạng động vật.
Nên tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe khoắn và sảng khoái.
Nói không với thuốc lá.
Chủ động kiểm soát huyết áp bằng việc thay đổi lối sống, và nếu bị bệnh cần chú ý uống thuốc đều đặn để huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định.
Chủ động kiểm soát và theo dõi lượng đường trong máu và lipid máu.
Nếu bị bệnh tim cấu trúc, cần chú ý điều trị sớm và kịp thời.
Trên đây là những cẩm nang về bệnh suy tim mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Mách bạn: Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì thế đôi mắt cần được chăm sóc và bảo vệ để luôn được sáng khỏe. Đặc biệt, vào mùa đông là mùa giá lạnh, sẽ khiến cho thời tiết hanh khô và mất đi độ ẩm cần thiết cho đôi mắt khiến cho mắt cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh về mắt thì cảm giác khó chịu khi thiếu độ ẩm vào mùa đông càng nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, vào mùa đông đôi mắt cần được chăm sóc đặc biệt. Và bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách bảo vệ và chăm sóc mắt trong mùa đông giúp mắt luôn sáng khỏe.
Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông
Để bảo vệ mắt, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mắt bị khô, nếu như nguyên nhân gây ra tình trạng khô mắt là do bệnh lý, thời tiết,... thì có thể sử dụng một số loại thuốc chuyên khoa mắt để điều trị, hoặc cải thiện bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số cách bảo vệ chăm sóc mắt vào mùa đông bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp
Điều đầu tiên bạn cần chú ý đó chính là nhiệt phòng. Vào mùa đông để chống lại cái lạnh của mùa đông thì nhiều gia đình có xu hướng bật lò sưởi, điều hòa để cân bằng nhiệt độ. Tuy nhiên, không nên để nhiệt độ điều hòa hoặc lò sưởi quá cao, bởi khi nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho không khí càng khô hanh, thậm chí còn khiến cho nước mắt bốc hơi nhanh và nhiều hơn; điều này sẽ khiến cho tình trạng khô mắt càng nghiêm trọng hơn, dẫn tới tình trạng nhức, mỏi.
Thường xuyên chớp mắt
Việc chớp mắt thường xuyên sẽ giúp nước mắt tiết ra nhiều hơn để bao phủ bề mặt giác mạc, sẽ giúp làm ẩm bề mặt giác mạc. Ngoài ra, nên tạo thói quen cứ làm việc 30 phút lại cho mắt nghỉ ngơi 1 lần.
Tạo thói quen rửa mắt bằng nước lạnh, nước sạch mỗi khi thức dậy
Thói quen rửa mắt với nước lạnh sẽ giúp cho tinh thần được sảng khoái và giúp cho đôi mắt trở nên khỏe hơn để bắt đầu một ngày làm việc mới.
Bổ sung Omega-3, vitamin giúp cho mắt sáng khỏe
Theo nghiên cứu, thì Omega-3 là thành phần có khả năng giúp cải thiện chức năng ở các tuyến Meibomian của mắt, đồng thời hỗ trợ tạo ra dầu nhờn giúp làm giảm khô mắt rất tốt.
Omega-3 thường có nhiều trong các loại cá hồi, cá ngừ, hạt chia, óc chó, dầu đậu nành, hạt lanh,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại vitamin tốt cho mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B6, B9 và B12.
Thường xuyên massage mắt được thư giãn
Massage mắt là cách chăm sóc và bảo vệ mắt vào mùa đông
Theo khuyến cáo, thì vào mùa đông, cứ sau 40-45 phút làm việc, học tập,... thì nên để cho mắt được nghỉ ngơi khoảng từ 7-10 phút (nhắm mắt nghỉ ngơi từ 2-3 phút và massage nhẹ nhàng cho mắt khoảng 5 phút). Mắt khi được massage sẽ giúp hồi phục nhanh và giảm bớt tình trạng mệt mỏi khi phải điều tiết trong quá trình làm việc, học tập,...
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nên giữ khoảng cách phù hợp giữa mắt với màn hình máy tính, điện thoại,... khi phải làm việc.
Đặt lịch khám mắt định kỳ
Mắt bị khô không chỉ vì do thời tiết hanh khô gây nên, mà nó còn do cơ thể bị mắc một số rối loạn như: Sjogren, Lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường, thiếu vitamin A,... Vì vậy, việc thăm khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện được nguyên nhân khiến cho mắt bị khô để điều trị kịp thời.
Hạn chế tối đa việc sử dụng kính áp tròng
Theo nhiều nghiên cứu, lượng oxy cung cấp cho mắt chủ yếu là nhờ quá trình trao đổi tại giác mạc (chiếm tới 85%).
Việc đeo kính áp tròng sẽ khiến cho quá trình trao đổi tại giác mạc bị ảnh hưởng, khiến cho nguồn oxy được cung cấp cho mắt không đủ, dẫn tới tình trạng khô mắt xảy ra. Đặc biết, khi kết hợp với thời tiết mùa đông khô hanh sẽ khiến cho tình trạng khô mắt xảy ra càng nghiêm trọng.
Vậy nên, bạn cần hạn chế tối đa việc đeo kính áp tròng, nhất là vào mùa đông để giúp cho mắt khỏe hơn.
Chườm ấm cho đôi mắt là cách bảo vệ mắt vào mùa đông rất tốt
Chườm ấm cho đôi mắt là cách bảo vệ mắt vào mùa đông rất tốt
Việc chườm khăn ấm lên mắt và để vài phút sẽ giúp làm tan lượng dầu bị tắc trong mắt, và làm dịu đi cảm giác khô mắt hay nhức mắt, khó chịu tại mắt rất tốt.’
Cách chườm ấm cho mắt rất đơn giản: Bạn chỉ cần làm ướt 1 cái khăn sạch bằng nước ấm, vắt sạch nước và đắp lên mắt trong vòng 5 phút, sử dụng cách này 1 tuần 1 lần sẽ giúp mắt đỡ khô và sáng khỏe hơn rất nhiều.
Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím
Tia cực tím là loại tia có thể gây bỏng mắt, vì thế nếu như đứng dưới nắng quá lâu mà không có kính râm, mũ hoặc ô bảo vệ sẽ khiến cho mắt bị tổn thương, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa. Vì thế, bạn cần chú ý hạn chế để mắt tiếp xúc với tia cực tím bằng cách: Nếu phải ra nắng thì nên trang bị thêm kính râm, mũ, nón, hoặc ô để bảo vệ mắt.
Các bước và thứ tự chăm sóc mắt vào mùa đông
Để giúp mắt khỏe mạnh bạn có thể tham khảo một số bước như sau:
Bước 1: Tạo thói quen rửa mắt bằng nước lạnh vào mỗi buổi sáng, khi thức dậy.
Bước 2: Không lạm dụng sử dụng quá nhiều thuốc nhỏ mắt.
Bước 3: Tuyệt đối không đọc sách, báo khi ánh sáng không đủ (ánh sáng yếu).
Bước 4: Không để mắt làm việc quá căng thẳng (làm việc liên tục trên 2 tiếng)
Bước 5: Không dụi mắt hay dụi vùng da quanh mắt. Nếu mắt có bụi hoặc ngứa có thể sử dụng dung dịch rửa và vệ sinh mắt.
Bước 6: Không để kem dưỡng da, hóa chất dính vào mắt.
Bước 7: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng (dầu cá, cần tây,...), vitamin (vitamin A, E,...) cho mắt.
Bước 8: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sử dụng để trang điểm cho mắt.
Bước 9: Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1-2 lít nước).
Bước 10: Ngủ đúng và đủ giờ (từ 7-8 tiếng/ngày).
Trên đây là một số cách giúp bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt luôn sáng khỏe mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn luôn có 1 đôi mắt sáng khỏe!
Cảnh báo: Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết (hay còn được gọi với cái tên Dengue) là bệnh nguy hiểm ở trẻ, bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ khiến tính mạng của trẻ gặp nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý, khi gặp phải một số dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể các biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ như thế nào, mời bạn theo dõi nội dung trong bài viết này.
Trước khi tới với dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ, bạn nên biết tới nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết là gì. Sốt xuất huyết xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus Dengue, và vật trung gian truyền virus vào cơ thể để gây bệnh chính là muỗi Aedes (muỗi vằn).
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em khá đa dạng và thường có những diễn biến phức tạp khác nhau. Bệnh thường xảy ra đột ngột và có sự tiến triển nhanh chóng từ thể nhẹ tới nặng, sự tiến triển này được thể hiện qua 3 giai đoạn là: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Cụ thể biểu hiện ở từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn sốt (thường được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh): Ở giai đoạn này trẻ thường có biểu hiện như:
Sốt cao đột ngột và liên tục. Đối với trẻ còn nhỏ thì sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc; còn đối với trẻ có độ tuổi lớn hơn thì trẻ có thể than đau đầu, buồn nôn, chán ăn, đau cơ khớp, hoặc có 1 số biểu hiện khác như xuất huyết dưới da (nổi các chấm đỏ dưới da), chảy máu chân răng, hay là chảy máu cam.
Xét nghiệm: Thường khi bệnh đang ở giai đoạn sốt thì kết quả xét nghiệm máu sẽ không thể phản ánh rõ ràng rằng trẻ có bị sốt xuất huyết hay không (lượng bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu có thể bình thường hoặc giảm, dung tích hồng cầu bình thường).
Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn này thường xảy ra sau khoảng từ 3-7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh:
Khi ở giai đoạn nguy hiểm biểu hiện của trẻ thường là còn sốt hoặc đã hạ sốt, bị thoát huyết tương (nguyên nhân khiến trẻ tử vong khi bị sốt xuất huyết).
Khi đi khám có thể phát hiện bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan bị to bất thường, mi mắt có biểu hiện bị phù nề, nghiêm trọng hơn có thể thấy các biểu hiện khác như lờ đờ, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, kẹt huyết áp.
Biểu hiện ngoài da: Bị xuất huyết, xuất hiện mảng bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu mũi, chân răng hoặc đi tiểu ra máu.
Xét nghiệm: Ở giai đoạn này, kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng tiểu cầu đang bị giảm mạnh và chỉ còn dưới 100.000/mm3. Nghiêm trọng hơn có thể bị rối loạn đông máu.
Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này biểu hiện của trẻ thường là hết sốt, bệnh cải thiện, cảm thấy thèm ăn, huyết áp ổn định hơn. Kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số cũng đang dần trở lại trạng thái ổn định, bình thường.
Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà
Khi thấy có biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được khám và chẩn đoán ngay. Hầu hết trẻ bị ở giai đoạn nhẹ đều sẽ được điều trị tại nhà, chỉ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà, để đạt được hiệu quả điều trị tốt và nhanh nhất thì cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Khi trẻ sốt cao trên 30 độ C, cần cho trẻ uống paracetamol hạ sốt theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Cần nới lỏng quần áo, và thường xuyên lau mát cơ thể cho trẻ. Lưu ý, không sử dụng aspirin hay ibuprofen vì thuốc có thể gây xuất huyết hoặc toan máu.
Cho trẻ uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước hoa quả (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc cháo loãng pha với muối, tránh để trẻ bị mất nước.
Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, lựa chọn những loại đồ ăn loãng, dễ tiêu. Tránh sử dụng nước uống có màu sẫm để không xảy ra nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa (đi tiểu ra máu).
Để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
Nếu trẻ không uống được nước, nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay.
Khi điều trị bệnh cho trẻ tại nhà mà thấy xuất hiện một số biểu hiện dưới đây, cần đưa trẻ tới bệnh viện để khám và điều trị ngay lập tức:
Thấy trẻ vật vã, lừ đừ.
Tình trạng đau bụng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị nôn ói bất ngờ và liên tục.
Xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu hay vacxin phòng sốt xuất huyết vì thế phụ huynh cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát, tiêu diệt các loại côn trùng trung gian gây bệnh như muỗi vằn, bọ gậy,... bằng cách:
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
Loại bỏ các ổ chứa nước lắng đọng không cần thiết, hoặc đậy kín các dụng cụ chứa nước.
Thả cá như cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,... ở các dụng cụ chứa nước như bể, giếng, chum,...
Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ đựng nước.
Trồng sả quanh nhà để xua muỗi.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cho trẻ, phụ huynh có thể sử dụng một số cách phòng chống muỗi đốt như sau:
Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
Khi ngủ cần giăng màn.
Sử dụng dung dịch xịt muỗi, nhang chống muỗi, vợt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi.
Trên đây là các biểu hiện, cách điều trị cũng như cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn!
Bà bầu ăn được dê không? Lợi ích bất ngờ từ thịt dê cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, việc bà bầu ăn được thực phẩm nào và không ăn được loại nào cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và không gây biến chứng cho thai nhi. Với thịt dê chứa hàm lượng sắt và kẽm dồi dào được cho là thực phẩm rất tốt với mẹ bầu. Giải thích thắc mắc bà bầu ăn được dê không, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của thịt dê với bà bầu sau đây.
Bà bầu có ăn được thịt dê không?
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt dê
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra số liệu phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt dê bao gồm:
Nước: 65,7g
Protein: 19g (có 17,5% protit)
Chất béo: 14,1g (40% lipit)
Cholesterol: 92mg
Vitamin A: 22mcg
Retinol: 22mg
Thiamin: 0,05mg
Photpho: 146mg
Kali: 232mg
Natri: 80,6mg
Magie: 20mg
Sắt: 2,3mg
Riboflavin: 0,14mg
Niacin: 4,5mg
Vitamin E: 0,26mg
Kẽm: 3,22mg
Selen: 32,2mcg
Đồng: 0,75mg
Mangan: 0,02mg.
Bà bầu ăn thịt dê có lợi ích gì?
Thịt dê chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất có lợi cho giai đoạn mang thai. Lợi ích của việc bà bầu ăn thịt dê bao gồm:
Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu: Thịt dê có chứa hàm lượng sắt dễ hấp thụ, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu.
Bổ sung kẽm: Bà bầu ăn thịt dê giúp giảm mệt mỏi, đau nhức xương khớp, giúp em bé phát triển hệ xương khớp tốt hơn.
Bổ sung protein: Thịt dê cung cấp nguồn protein dồi dào cho bà bầu, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu để tăng cường sức đề kháng.
Hỗ trợ tiêu hóa: Bà bầu ăn thịt dê có thể tăng cường lưu thông máu, bổ sung các enzym tốt cho hệ tiêu hóa.
Kết luận: Bà bầu ăn được dê không?
Với những lợi ích kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng phụ nữ mang thai có thể ăn thịt dê để bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm cho thai nhi. TUy nhiên, thịt dê có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị khó chịu. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn thịt dê 1 bữa/ tuần để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, bà bầu cần lưu ý những điểm sau khi ăn thịt dê:
Không nên uống trà sau khi ăn thịt dê
Không ăn thịt dê cùng bí đỏ, dưa hấu để tránh rối loạn tiêu hóa.
Bà bầu không nên ăn thịt dê khi nào?
Khi ăn thịt dê, các mẹ bầu cần chú ý tuần thủ một vài nguyên tắc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của nó. Đồng thời không lợi bất cập hại gây những bất lợi cho sức khỏe. Với một số trường hợp đặc biệt thì mẹ bầu cũng không nên ăn thịt dê để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể:
Bà bầu bị nóng trong người: thịt dê có tính nóng, dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây nóng trong. Vì vậy nếu mẹ bầu bị nhiệt miệng, hay nổi mụn, nóng trong người thì không nên ăn thịt dê.
Bà bầu bị viêm gan cũng nên tránh ăn thịt dê vì hàm lượng chất béo dồi dào có trong thịt dê có thể làm tăng tình trạng gan nhiễm mỡ, kích thích quá trình phát triển bệnh viêm gan.
Bà bầu bị huyết áp, bệnh tim mạch ăn thịt dê sẽ bị nóng và tăng huyết áp, rất nguy hiểm với thai nhi.
Bà bầu đang bị sốt, đau răng, viêm ruột cũng không nên ăn thịt dê do tính nóng của loại thịt này.
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có vai trò khá quan trọng. Trong suốt thai kỳ, phụ nữ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị về thực phẩm nên ăn khi mang thai và thực phẩm nên tránh. Bổ sung dinh dưỡng đa dạng bằng cách loại trái cây được bà bầu yêu thích. Vậy với đu đủ chín, bà bầu ăn đu đủ chín được không? Chúng ta cùng giải đáp thắc mắc này bằng bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Hàm lượng dinh dưỡng trong đu đủ chín
Đu đủ là loại cây mọc nhiều ở các nước có khí hiệu nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa. Với vị ngọt mát, nhiều nước, đu đủ khi chín được nhiều người ưu thích. Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra trong 100g đu đủ chín có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:
Vitamin C: 74-80mg. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể hiệu quả, ngừa viêm nhiễm, giảm cúm.
Chất xơ 1.97 g: Chất xơ trong đu đủ giúp kiểm soát mỡ máu rất tốt, lợi cho tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh đường ruột.
Beta caroten 2100 mcrg: Thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin A cho cơ thể, phòng ngừa khô da, sáng mắt.
Đường có lợi 13g: An toàn với những người bị đái tháo đường.
Lợi ích của bà bầu khi ăn đu đủ chín
Cải thiện tiêu hóa: Trong đu đủ có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường iêu hóa, nhuận tràng, điều trị táo bón khi mang bầu hiệu quả.
Giảm ốm nghén: Với vị ngọt thanh mát, đu đủ chín giúp mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn và các triệu chứng khó chịu do ốm nghén như ợ hơi, đầy bụng. Hàm lượng vitamin C cũng giúp điều hòa hormon cho mẹ bầu, duy trì tinh thần thoải mái hơn.
Làm đẹp da: Vitamin E trong đu đủ chín có tác dụng ngăn ngừa hình thành sắc tố melanin gây sạm da, nám da khi mang thai, tăng cường làm da trắng sáng tự nhiên.
Hạn chế tình trạng mẹ bầu tăng cân quá mức: Ăn đu đủ chín vào các bữa phụ giúp mẹ bầu hấp thu lượng đường có lợi cho cơ thể mà không gây tăng cân, giảm cảm giác thèm ăn, điều hòa lượng mỡ trong máu.
Tăng cường đề kháng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, ngăn ngừa cảm cúm cho mẹ bầu.
Giảm tình trạng chuột rút khi mang thai nhờ hàm lượng canxi tự nhiên có trong đu đủ chín.
Tăng cường phát triển não bộ, thị giác cho thai nhi nhờ hàm lượng caroten và acid folic cao, kích thích quá trình hình thành các tế bào máu trong cơ thể mẹ bầu.
Giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe.
Kết luận: bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Với những lợi ích nêu trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng bà bầu nên ăn đu đủ chín để bổ sung các dưỡng chất cần thiết và đa dạng cho thai nhi. Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn đu đủ chín là:
Không sử dụng đu đủ khi còn xanh, chưa chín hoàn toàn do còn trong nhựa mủ của quả xanh chứa nhiều chất papain gây co thắt cơ trơn tử cung, dễ gây sảy thai.
Hạt đu đủ rất độc, phải bỏ hoàn toàn: Hạt đu đủ chứa carpine, với một số lượng lớn carpine sẽ làm mẹ bầu bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
Không sử dụng khi có vấn đề về tiêu chảy: Hàm lượng chất xơ cao nên khi đang bị tiêu chảy tuyệt đối không ăn loại quả này, sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Đu đủ có tính hàn, không nên ăn khi đã để trong ngăn mát tủ lạnh, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Bà bầu ăn được lá lốt không? Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Lá lốt là một loại rau gia vị được xếp vào các loại thuốc Nam, có tác dụng giải cảm, chữa trị chứng phù nề, viêm xoang, giúp nhuận tràng. Nhiều người còn khuyên mẹ bầu ăn lá lốt để cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu ăn được lá lốt không, có gây ảnh hưởng gì tới thai nhi không. Để giải đáp thắc mắc này, các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn lá lốt được không?
Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Lá lốt là loại rau gia vị phổ biến ở nước ta. Trong y học, lá lốt có công dụng giảm đau xương khớp, điều trị đầy hơi, có tác dụng giải cảm hiệu quả. Trong lá lốt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, ngăn ngừa tiểu đường.
Với phụ nữ mang thai, trong Đông y quan niệm bà bầu ăn lá lốt giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm ốm nghén, kích thích ăn ngon miệng. Với khoa học hiện đại đã chứng minh bà bầu ăn lá lốt mang lại nhiều công dụng như:
Giảm táo bón, tốt cho tiêu hóa vì trong lá lốt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào
Lá lốt chống chảy máu chân răng hiệu quả
Lá lốt có vị nồng, tính ấm có tác dụng giữ ấm bụng, điều trị rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, nôn
Lá lốt nhiều thành phần chống oxy hóa có tác dụng điều trị ho cho bà bầu hiệu quả
Lá lốt có khả năng chống viêm, giảm đau, bảo vệ gan
Bà bầu ăn lá lốt có thể làm giảm các cơn đau nhức mỏi chân tay, đau lưng
Lá lốt có tính kháng sinh và sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ giải cảm an toàn cho bà bầu.
Bà bầu ăn được lá lốt không?
Với những lợi ích nêu trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu có thể ăn lá lốt. Bà bầu bổ sung lá lốt vào thực đơn hằng ngày bằng cách chế biến lá lốt thành nhiều món ăn phù hợp với khẩu vị.
Với những bà bầu mang thai khó, có tiền sử sảy thai thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi muốn ăn lá lốt. Bà bầu có thể ăn lá lốt, tuy nhiên không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Lá lốt có thể ăn 1-2 bữa/tuần. Vì lá lốt có tính nóng nên bà bầu ăn quá nhiều lá lốt có thể gây nóng trong người. Vì vậy khi ăn lá lốt bạn nên để ý phản ứng của cơ thể, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường khi ăn lá lốt thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi bà bầu ăn lá lốt
Dân gian truyền miệng rằng bà bầu ăn lá lốt có thể gây mất sữa sau sinh. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được lá lốt gây mất sữa. Hơn nữa, trong lá lốt còn có các thành phần được cho là rất tốt cho bà bầu. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt theo những lưu ý nêu trên.
Ngoài việc dùng lá lốt để ăn, lá lốt với bà bầu còn có nhiều công dụng và cách dùng khác như:
Rửa vùng kín bằng nước lá lốt có thể hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo, khí hư gây ngứa khi mang thai. Bạn có thể nấu nước lá lốt đun sôi rồi sử dụng.
Giã lá lốt tươi lấy nước có thể dùng cho mẹ bầu đắp mặt để trị tàn nhang, nám da, làm da sáng mịn hơn, giảm sưng viêm do mụn. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng cách xông hơi mặt với nước lá lốt.
Ngâm chân với nước lá lốt giúp mẹ bầu tránh tình trạng phù chân, đả thông kinh mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Bà bầu ăn được mướp đắng không? Lưu ý khi bà bầu ăn mướp đắng
Mướp đắng là món ăn giúp kích thích vị giác được nhiều người yêu thích. Nhưng với mẹ bầu vẫn được khuyên hạn chế ăn mướp đắng. Vậy các mẹ lỡ ăn mướp đắng khi mang thai có bị sao không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn được mướp đắng không.
Bà bầu có ăn được mướp đắng không?
Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe
Bà bầu ăn mướp đắng đúng cách, đúng thời điểm, với lượng vừa phải sẽ có những lợi ích như:
Ngừa dị tật bẩm sinh: Hàm lượng vitamin B9 trong trái khổ qua khá lớn. Khi mang thai, mẹ bầu ăn 100g mướp đắng có thể cung cấp đủ 25% nhu cầu về folate mỗi ngày. Đây là một trong những cách bổ sung folate tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Chống tiểu đường thai kỳ: Chất charantin và những khoáng chất khác trong mướp đắng có công dụng ổn định lượng đường huyết. Bổ sung mướp đắng vào thực đơn dinh dưỡng giúp bà bầu giảm thiểu các nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Thậm chí, với những thai phụ đang mắc tiểu đường, ăn mướp đắng sẽ làm giảm các tình trạng của bệnh.
Tăng sức đề kháng: Sự thay đổi về tâm sinh lý của cơ thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Mướp đắng đáp ứng tới 50% nhu cầu về vitamin C cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào có trong mướp đắng còn hỗ trợ việc hấp thụ canxi và sắt, giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu thường gặp ở phụ nữ có thai.
Tác hại của mướp đắng với bà bầu
Mướp đắng có ít chất béo, không phải là loại thực phẩm có lợi cho bà bầu. Bà bầu ăn mướp đắng quá nhiều cũng có thể sẽ phải đối diện với những tác hại xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ lẫn thai nhi.
Mẹ bầu ăn mướp đắng nhiều sẽ gây đau bụng, ợ hơi
Mướp đắng có thể gây đau bụng hoặc ợ hơi nếu mẹ bầu làm dụng món ăn này trong thời kỳ mang thai. Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy, đau bụng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của bà bầu.
Ăn nhiều mướp đắng có thể ngộ độc
Mướp đắng có chứa các độc tính gây ngộ độc cho bà bầu như: quinine, morodixin. Đặc biệt, chất vicine trong hạt mướp đắng có thể khiến thai phụ bị nôn ói, đau co thắt bụng, thậm chí gây hôn mê.
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng cũng có thể gây sinh non, sảy thai
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng gây kích thích, làm tăng cơ thắt tử cung. Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng ở những tháng đầu của thai kỳ có thể gây xuất huyết dẫn đến sảy thai. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mướp đắng làm tăng các cơn co thắt tử cung. Ăn nhiều mướp đắng ở giai đoạn này của thai kỳ có thể khiến thai phụ sinh non và phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Kết luận: Bà bầu ăn được mướp đắng không?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, giữa những lợi ích và nguy cơ kể trên, bà bầu nên hạn chế ăn mướp đắng để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Ăn mướp đắng quá nhiều sẽ rất có hại, tuy nhiên nếu mẹ bầu quá thèm thì có thể ăn món ăn này vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ với hàm lượng không quá 200g mướp đắng mỗi tuần. Nhưng với 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng. Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn mướp đắng để tránh nguy cơ sinh non. Nếu sau khi ăn mướp đắng xuất hiện các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn thì mẹ bầu cần đi khám ngay.