Sức khỏe sinh sản
Tìm hiểu các thông tin liên quan tới Sức khỏe sinh sản
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Đây là câu hỏi rất nhiều bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai, không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn cà pháo được không?
Theo Đông y, cà pháo có vị ngọt, tính hàn, với nhiều tác dụng như giúp tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu,...
Do cà pháo có tính hàn nên những người bị hư hàn thường kiêng loại quả này và thận trọng khi ăn cà pháo với các loại thực phẩm có tính hàn khác. Cà pháo thường được ăn chung với các loại gia vị có tính ôn như tỏi, ớt và sả,...
Bà bầu không nên ăn cà pháo
Trong cà pháo tươi có chứa hàm lượng chất solanin độc cao hơn 5 - 10 lần so với mức an toàn. Ăn cà pháo tươi, cà pháo muối xổi chưa đủ độ chua có thể gây ngộ độc, dấu hiệu thường thấy là buồn nôn, đau thắt dạ dày, tiêu chảy, dắt cổ, chóng mặt hoặc gây ra ảo giác.
Bà bầu ăn cà pháo được không? Các chuyên gia khuyên rằng trong thời gian mang thai bà bầu không nên ăn cà pháo hoặc bất kỳ loại dưa muối chua nào, vì lúc này cơ thể của mẹ bầu yếu hơn, hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Không ăn cà pháo, mẹ bầu nên bổ sung rau gì?
Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng từ các loại rau củ quả khác
Có rất nhiều loại rau củ tốt cho bà bầu, một số loại rau củ điển hình như:
Cà chua: Đây là loại rau ăn quả chứa nhiều vitamin C và chất sắt, có lợi đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, cà chua còn giúp giảm stress hiệu quả, chống lão hóa cho mẹ.
Bí đỏ: Có quá nhiều lợi ích trong quả bí đỏ, nó vừa giúp phát triển tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, vừa phòng ngừa cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, thúc đẩy máu đông, hạn chế chảy máu sau sinh.
Khoai lang: Beta-carotene 9 (Một hợp chất thực vật sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể) đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thai nhi. Đồng thời, khoai lang chứa hàm lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người mẹ.
Bắp cải: Bổ sung hàm lượng vitamin A, E, K lớn cùng với các loại khoáng chất khác như magie, kẽm,...
Cà rốt: Được biết đến là loại thực phẩm giàu vitamin A, beta-carotene, falcarinol poly-axetylen cùng các vitamin như A, K, C, B6… giúp tăng cường sức khỏe của mắt, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và làm đẹp da.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ, nuôi dưỡng bé phát triển tốt hơn.
Quầy Thuốc đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu ăn cà pháo được không? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn.
Mời bạn tham khảo thêm một số loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai tại đây:
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bông so đũa được không?
Bà bầu ăn bông hẹ được không? 5 lợi ích của bông hẹ với bà bầu
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bí đao được không?
Bà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt chứa nhiều hàm lượng DHA và EPA hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên ăn cá ngừ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bà bầu ăn cá ngừ được không?
Trong 165g cá ngừ đóng gói và để khô chứa:
191 calo
1,4g chất béo
83mg natri
42g chất đạm
Cùng các chất béo lành mạnh như axit béo omega 3 và các loại kháng chất: canxi, kali, photpho, kẽm,...
Là một loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, cá ngừ mang lại những lợi ích sau:
Omega 3 có trong cá ngừ hỗ trợ phát triển não bộ, mắt và dây thần kinh của trẻ.
Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể như protein, khoáng chất, vitamin D, axit béo omega 3,... các thành phần dinh dưỡng này đều có lợi đối với sự phát triển của trẻ.
Giảm nguy cơ sinh non, tang cường phát triển ở thai nhi.
Làm giảm tỷ lệ trầm cảm ở mẹ và dị ứng ở trẻ.
Bà bầu ăn cá ngừ giúp em bé phát triển
Bà bầu ăn cá ngừ có hoàn toàn vô hại?
Do ảnh hưởng của môi trường sống và sự ô nhiễm môi trường nên trong cá ngừ có chứa một hàm lượng thủy ngân nhất định. Nếu bà bầu thường xuyên ăn cá ngừ và thai nhi hấp thụ một lượng thủy ngân lớn có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng sau:
Suy giảm trí nhớ và sự tập trung.
Chậm phát triển khả năng nói ở trẻ.
Các kỹ năng hoạt động của trẻ bị chậm phát triển.
Chậm phát triển trí não, IQ thấp làm chậm quá trình học hỏi ở trẻ em.
Gây ra các vấn đề về huyết áp cao và tim mạch ở tuổi trưởng thành.
Suy giảm chức năng miễn dịch.
Nguy hiểm hơn nữa là mất khứu giác, thị lực, thính giác ở trẻ sơ sinh.
Tăng khả năng xảy ra các dị tật bẩm sinh, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh.
Cá ngừ rất tốt nhưng mẹ bầu phải biết cách ăn nhé
Bà bầu nên ăn bao nhiêu cá ngừ cho một thai kỳ
Mặc dù cá ngừ rất tốt đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng mẹ bầu cần an với hàm lượng vừa đủ để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Cá ngừ Albacore (cá ngừ vây dài): Bà bầu có thể ăn tối đa 2 hộp cá (khoảng 300g) mỗi tuần.
Cá ngừ ahi: Đây là loại cá không được đóng hộp và chứa hàm lượng thủy ngân cao, do vậy các chỉ nên ăn với một hàm lượng rất ít mỗi tuần.
Cá ngừ vây vàng (cá ngừ ánh sáng): Là loại cá có hương vị nồng hơn Albacore, do vậy không nên ăn nhiều hơn 2 - 3 phần mỗi tuần.
Cá ngừ vây xanh: Chứa nhiều hàm lượng thủy ngân, được làm sẵn như sashimi, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 300g mỗi tuần.
Quầy Thuốc đã giải đáp cho bạn câu hỏi bà bầu ăn cá ngừ được không? Các mẹ hãy thật thận trọng khi lựa chọn cá ngừ và chỉ nên ăn với lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé nhé!
Một số thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu:
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bông so đũa được không?
Bà bầu ăn bông hẹ được không? 5 lợi ích của bông hẹ với bà bầu
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bí đao được không?
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Trong giai đoạn mang thai khẩu vị của bà bầu thường xuyên có những thay đổi, trở nên kén ăn hơn hoặc có thể đặc biệt thích một món ăn nào đó, nhiều mẹ bầu thường thích ăn chua hoặc cay trong thai kỳ. Bà bầu ăn cay được không? Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng tới em bé không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Bà bầu ăn cay được không?
Nhiều ý kiến cho rằng ăn cay không tốt đối với phụ nữ có thai, trên thực tế ăn cay không hoàn toàn có hại, một số lợi ích mà nó mang lại như:
Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng: Việc tiêu thụ thức ăn cay có chứa Capsaicin (chất làm tăng sự trao đổi chất và khả năng đốt cháy chất béo) giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn để quá trình đốt cháy calo và hấp thụ calo được cơ thể diễn ra hiệu quả hơn miễn là tiêu thụ lượng thức ăn cay hợp lý.
Giúp phát triển khả năng chịu đựng về vị giác cho trẻ trong tương lai: Capsaicin là chất được tìm thấy trong ớt, khi bà bầu ăn cay sẽ giúp trẻ hình thành khả năng chịu đựng với Capsaicin để vị giác của trẻ phát triển tốt và có khả năng dung nạp các loại mùi vị khác nhau.
Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, capsaicin có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Bà bầu ăn cay được không? Nếu không gặp các vấn đề về dị ứng hoặc phản ứng tai nghén quá mức, bà bầu có thể ăn cay ở mức cho phép để kích thích cảm giác thèm ăn hơn.
Bà bầu ăn cay được không? Ăn cay giúp mẹ bầu kích thích vị giác
Tác hại của việc ăn cay đối với bà bầu
Bên cạnh những lợi ích mà vị cay mang lại, nó còn tồn tại những mặt hạn chế, bà bầu nên cân nhắc trước khi ăn thực phẩm có vị cay, cụ thể:
Ăn cay có thể gia tăng tình trạng ốm nghén: Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên ăn cay có thể làm tăng phản xạ nôn mửa trong cơ thể hoặc tệ hơn là gây tiêu chảy.
Kích thích trào ngược axit và chứng ợ chua: Nhiều bà bầu thường gặp phải tình trạng ợ chua, ợ hơi, nôn mửa sau khi ăn cay. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi mang thai, vì vậy bà bầu nên tránh ăn cay.
Mẹo giúp bà bầu ăn cay đúng cách
Bà bầu cần ăn cay đúng cách
Để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bà bầu nên chọn những loại gia vị cay có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Không tiêu thụ các loại gia vị được bán với giá rẻ, không rõ nguồn gốc vì chúng có thể chứa tạp chất như bột gạch.
Kiểm tra bao bì và hạn sử dụng trước khi dùng.
Nếu là loại gia vị chưa dùng bao giờ, bạn nên thử với một lượng nhỏ.
Bà bầu ăn cay được không? Ăn cay không hoàn toàn vô hại, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, nếu gặp bất cứ các vấn đề gì về sức khỏe như phản ứng xấu của cơ thể, hãy ngưng ăn cay lại để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Mời bạn tham khảo thêm một số thực phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai tại đây:
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bông so đũa được không?
Bà bầu ăn bông hẹ được không? 5 lợi ích của bông hẹ với bà bầu
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bí đao được không?
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không?
Củ sắn là loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng táo bón, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng,... vậy bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của củ sắn và giải đáp câu hỏi bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không.
Giá trị dinh dưỡng của củ sắn (khoai mì)
Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì giàu chất bột, năng lượng, khoáng chất và vitamin C, tuy nhiên hàm lượng chất béo, chất đạm thấp. Cụ thể trong 100g củ sắn chứa:
152 kcal
1.1 g đạm
36.4 g tinh bột
800mg Tro
25 mg Canxi
394 mg Kali
1.2 mg Sắt
59.5 g Nước
200 mg chất béo
1.5 g chất xơ
30 mg photpho
2 mg Natri
34 mg Vitamin C
600 mg Vitamin PP
Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không?
Bà bầu không nên ăn củ sắn (khoai mì)
Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không? Các chuyên gia cho rằng bà bầu không nên ăn củ sắn vì nó chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cyanhydric - hợp chất có trong củ sắn (thường tập trung chủ yếu ở phần vỏ và hai đầu của củ sắn) dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Hơn nữa, trong 3 tháng đầu thai kỳ cơ thể của người mẹ cò khá yếu, khó khăn trong việc đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể nên rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Chính vì vậy, các mẹ không nên ăn sắn hoặc hạn chế tối đa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn sắn cần lưu ý những gì?
Một số lưu ý cần thiết khi bà bầu ăn củ sắn
Nếu mẹ bầu thèm ăn sắn thì lưu ngay một số tip này về để dùng nhé:
Trước khi luộc sắn, hãy lột sạch vỏ, cắt bỏ phần đầu và phần đuôi (nơi chứa nhiều độc tố nhất).
Ngâm sắn đã lột vỏ với nước sạch từ 1 -2 ngày và rửa lại với nước sạch nhiều lần.
Nên lựa chọn sắn còn tươi mới, không lựa củ sắn đã để lâu vì có thể tích tụ nhiều chất độc.
Phải luộc chín trước khi ăn, không ăn sống.
Không nên ăn nhiều sắn và không ăn thường xuyên.
Có thể ăn sắn kèm với các thực phẩm khác, đặc biệt nên ăn kèm với thức ăn có chứa nhiều protein để giảm bớt chất độc bên trong củ sắn.
Như vậy, Quầy Thuốc đã cung cấp các thông tin về giá trị dinh dưỡng của củ sắn và giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không? Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm một số loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai tại đây:
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bông so đũa được không?
Bà bầu ăn bông hẹ được không? 5 lợi ích của bông hẹ với bà bầu
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bí đao được không?