Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp - căn bệnh của thời đại. Hàng năm tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng lên rõ rệt ở nước ta và đang dần trở thành gánh nặng với cơ quan y tế.
Tăng huyết áp.
Hãy cùng quaythuoctruonganh.com tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp để có biện pháp phòng ngừa hợp lý:
1. Phân loại tăng huyết áp:
Tăng huyết áp nguyên phát:
Hầu hết mọi người đều không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp nguyên phát và có xu hướng phát triển trong nhiều năm.
Tăng huyết áp thứ phát
Tình trạng huyết áp cao được gây ra có nguyên nhân do 1 bệnh hoặc 1 điều kiện nào đó tác động lên được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột và gây ra ra tăng huyết áp nguyên phát.
2. Nguyên nhân tăng huyết áp:
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tăng huyết áp thứ phát như:
Nghẹt thở khi ngủ
Vấn đề về thận
Các khối u tuyến thượng thận
Các vấn đề về tuyến giáp
Tình trạng mạch máu bẩm sinh có vấn đề.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ngừa thai, thuốc chữa cảm, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau OTC và một số loại thuốc kê đơn
Thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và chất kích thích
Lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu mãn tính
3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp.
Tuổi: Các nguy cơ cao huyết áp tăng theo độ tuổi nhất là với những người độ tuổi trung niên trở đi. Ở nam giới thì có tỉ lệ cao huyết áp cao hơn và sớm hơn phụ nữ (tầm khoảng 45 tuổi) còn phụ nữ thì là tầm 65 tuổi trở đi.
Chủng tộc: Huyết áp cao là đặc biệt phổ biến ở người da đen, thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn là ở người da trắng. Các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ, đau tim và suy thận, cũng thường gặp hơn ở người da đen.
Tiền sử gia đình: Huyết áp cao là bệnh có tính chất gia đình.
Thừa cân hoặc béo phì: Càng béo thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao do khối lượng máu lưu thông tăng lên và thành mạch phải chịu áp lực lớn hơn.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng huyết áp do gây hại niêm mạch của thành động mạch làm cho thành động mạch nhỏ lại dẫn tới tình trạng tăng huyết áp.
Ăn nhiều muối: Sử dụng nhiều muối có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp do muối sẽ tăng khả năng giữ nước làm cho tăng tiền gánh dẫn tới tăng huyết áp
Bổ sung ít Kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong các tế bào của bạn, chính vì thế bổ sung kali thiếu làm tăng natri cơ thể và dẫn tới tăng huyết áp.
Bổ sung ít vitamin D: Không chắc chắn nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng vitamin D gây ảnh hưởng đến huyết áp của cơ thể.
Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến tim mạch làm tăng huyết áp.
Căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn tới tăng huyết áp tạm thời. Và nhiều người khi căng thẳng có thể hút thuốc, uống rượu và làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Một số bệnh mạn tính: Một số bệnh mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tiểu đường và ngưng thở khi ngủ.
Mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị tăng huyết áp.
Cao huyết áp và những điều bạn nên biết
Cao huyết áp là một bệnh phổ biến hiện nay ở các nước phát triển cũng như ngày càng tỉ lệ cao lên ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam. Cao huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Bệnh cao huyết áp.
Huyết áp được xác định bởi lượng máu bơm vào tim và sức cản của thành mạch của bạn. Chính vì vậy mà càng nhiều lượng máu bơm vài tim và động mạch càng hẹp thì huyết áp càng cao hơn.
Vậy như thế nào thì được xác định là tình trạng tăng huyết áp?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế 2010 thì Tăng Huyết Áp là tình trạng bệnh nhân có mức huyết áp tâm thu >= 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >=90mmHg.
Bị cao huyết áp có thể không có bất kì 1 dấu hiệu hay triệu chứng nào trong nhiều năm. Đây là tình trạng rất nguy hiểm bởi vì dù không triệu chứng nhưng vẫn có ảnh hưởng trên mạch máu và trên tim. Nếu không kiểm soát được tình trạng này sớm thì làm tăng nguy cơ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ và đau tim.
Bệnh tăng huyết áp thường ảnh hưởng đến mọi người trong nhiều năm và khó có thể chữa trị được dứt điểm tình trạng bệnh. Những người bị bệnh tăng huyết áp khá dễ dàng phát hiện bệnh.
Các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Hầu hết các bệnh nhân cao huyết áp thì không có dấu hiệu đặc trưng cho đến khi mà chỉ số huyết áp tự nhiên cao vụt lên gây choáng váng, buồn nôn và rất khó chịu.
Một vài người huyết áp cao có thể bị nhức đầu, khó thở hay chảy máu cam, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu và thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp cao đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Những lời khuyên nên làm:
Có nguy cơ cao hoặc có dấu hiệu nào đó của bệnh cao huyết áp và cần được đo huyết áp bởi các bác sĩ để chắc chắn kết quả.
Nên đo huyết áp định kì 2 năm 1 lần từ khi 18 tuổi để có thể theo dõi tình trạng huyết áp để sớm đưa ra biện pháp khắc phục và điều trị nếu cần thiết.
Kiểm tra huyết áp ở cả 2 cánh tay để xác định xem có sự khác biệt không.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp nếu có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc đã từng được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp.
Khi bị tăng huyết áp nên duy trì 1 lối sống lành mạnh để có thể tránh tăng huyết áp.
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đều đặn và thường xuyên không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm 1 thời gian mà không thấy tái phát. Bởi vì lần tái phát sau sẽ có thể dẫn tới những nguy hiểm nhất định cho tim mạch cũng như các cơ quan khác