Bệnh rối loạn ăn uống
Bệnh rối loạn ăn uống là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách chẩn đoán, phương pháp điều trị và phòng ngừa Bệnh rối loạn ăn uống.
Các loại rối loạn ăn uống và nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống
Tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển cơ thể là vấn rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng. Cùng quaythuoc tìm hiểu về tình trạng rối loạn ăn uống nhé.
Rối loạn ăn uống.
Hiện nay có 3 loại rối loạn ăn uống chính là:
Trẻ biếng ăn (Anorexia): Tình trạng trẻ nhất quyết không chịu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sợ hãi việc sẽ trở nên béo 1 cách hết sức vô lý
Chứng háu ăn (Bulimia): Là tình trạng trẻ ăn uống không thể kiểm soát, ăn quá nhiều nhưng sau đó giảm cân bằng cách nôn ra hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng.
Ăn uống vô độ (Binge eating): Là tình trạng mà một đứa trẻ ăn uống theo kiểu nhồi nhét nhưng khác với chứng háu ăn Bulimia thì những đứa trẻ này lại không có động thái muốn giảm cân bằng cách nào.
Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên thì chứng rối loạn ăn uống có thể đan xen, chồng chéo nhau. Ví dụ như chúng có thể luân phiên giữa giai đoạn biếng ăn và háu ăn (Bulimia)
Ở trẻ em và thanh thiếu niên, rối loạn ăn uống có thể chồng chéo lên nhau. Ví dụ, một số trẻ em luân phiên giữa các giai đoạn biếng ăn và háu ăn.
Căn bệnh rối loạn ăn uống này thường phát triển đối với trẻ nhỏ và những trẻ đang tuổi trưởng thành. Theo thống kê thì có 5-15% là những người bị chứng biếng ăn hoặc Bulimia ở nam giới.
Vậy thì nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống là gì?
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào làm sáng tỏ được nguyên nhân thực sự của vấn đề rối loạn ăn uống này. Có những giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố sinh học, hành vi và xã hội gây nên. Ví dụ: 1 số trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nghĩ rằng việc nhẹ cân sẽ khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn ăn uống phải đấu tranh với một hoặc nhiều hơn các vấn đề sau đây:
Phiền muộn
Sợ bị béo phì
Cảm giác bất lực
Cảm thấy bơ vơ lạc lõng
Và để có thể giải quyết những vấn đề đó chúng lựa chọn thói quen ăn uống rất có hại đến sức khỏe. Và chùng thường đi kèm với vấn đề tâm lý như:
Rối loạn lo âu
Phiền muộn
Lạm dụng thuốc
Sự nguy hiểm của chứng rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về thể chất nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Và nếu không được điều trị sớm có thể sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy hãy đưa con đi khám ngay khi phát hiện ra vấn đề để được các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh và cách điều trị hợp lý.
Triệu chứng của rối loạn ăn uống vô độ Binge eating
Ăn uống vô độ Binge eating được biết đến như là 1 trong 3 dạng rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ và trẻ vị thành niên.
Rối loạn ăn uống binge eating.
Cùng quầy thuốc tìm hiểu về các triệu chứng của chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge eating).
Trong các bệnh nhân mắc chứng này thì hầu hết họ đều có tình trạng ăn uống quá nhiều trong mọi lúc có thể, và nhiều người cho rằng họ thường ăn nhiều hơn mức họ cần thiết. Tuy nhiên thì việc ăn uống quá nhiều cũng không đồng nghĩa với việc mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge eating). Và hầu hết những người mắc chứng này thường có các triệu chứng dưới đây:
Thường xuyên ăn lượng nhiều những thực phẩm được coi là bất thường.
Có cảm giác thường xuyên không thể kiểm soát được mình ăn những gì và ăn bao nhiêu.
Ăn nhanh hơn nhiều so với bình thường.
Ăn cho đến khi cảm thấy đầy không chịu được nữa.
Ăn một lượng lớn thực phẩm, ngay cả khi cơ thể không hề đói.
Ăn một mình mà không hề ngượng ngùng.
Cảm giác ghê tởm, trầm cảm, hoặc cảm giác tội lỗi sau khi ăn quá nhiều.
Trọng lượng cơ thể biến động bất thường.
Cảm giác tự trọng thấp.
Mất ham muốn tình dục.
Thường xuyên ăn kiêng.
Nếu bạn nhận thấy rằng con em mình đang có những triệu chứng trên thì hãy nên đưa đến bác sĩ khám để có thể kiểm tra và được tư vấn cụ thể về tình trạng của bệnh.