Bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là căn bệnh phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, là chứng bệnh về tâm thần học do hoạt động của não bộ bị rối loạn. Bệnh trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc, do sang chấn tâm lý và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới.
Những trường hợp trầm cảm nặng bệnh nhân có những ý nghĩ, hành vi tự hủy hoại bản thân như tự tử. Hiện nay người mắc bệnh trầm cảm càng ngày càng tăng cao. Bệnh trầm cảmkhông chỉ làm tăng nguy cơ tự tử mà còn ảnh hưởng đến công việc và học tập của người bệnh. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống
Nguyên nhân Bệnh trầm cảm
Các nguyên nhân dẫn tới trầm cảm là:
-
Sang chấn tâm lý: Do mâu thuẫn với gia đình và bạn bè, khó khăn trong công việc. Trầm cảm sau sinh do stress cực độ. Do mắc các bệnh nặng khiến tâm trạng lo âu, buồn bã quá độ.
-
Sử dụng chất gây nghiện, chất tác động tâm thần như: Thuốc lá, rượu bia, Heroin và thuốc lắc (Amphetamin).
-
Do bệnh thực thể ở não như: u não, chấn thương sọ não, viêm não,… làm giảm ngưỡng chịu đựng stress, do đó dẫn tới rối loạn tâm thần gây trầm cảm.
-
Nguyên nhân nội sinh: Do rối loạn hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như Serotonin, Noradrenaline,…
Dấu hiệu, triệu chứng Bệnh trầm cảm
Các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm như cơ thể dễ mệt mỏi, khí sắc trầm buồn, luôn cảm thấy tự ti, mất hứng thú, tự đánh giá thấp bản thân. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm là:
-
Cảm xúc bị ức chế: Bệnh nhân thường thấy buồn bã, thất vọng, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh, buồn không rõ lý do, buồn chán sâu sắc. Nếu mức độ buồn tăng cao có thể dẫn tới tự sát.
-
Tư duy bị ức chế: Ban đầu có triệu chứng hồi ức khó khăn, bi quan, lạc lõng, liên tưởng chậm chạp, luôn cảm thấy xấu hổ, bất hạnh, tủi nhục. Nhiều thứ kết hợp lại trở thành hoang tưởng, cảm giác tự buộc tội, cuối cùng kích thích hành vi tự sát.
-
Hoạt động ức chế: Do tư duy và cảm xúc bị ức chế, biểu hiện như đứng khom lưng, cúi đầu, ngồi im hoặc nằm im vài giờ liên tục, đi lờ đờ, giao tiếp kém, quanh quẩn trong nhà, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng.
-
Các rối loạn tâm thần khác như: Xuất hiện hoang tưởng, ảo giác tự bôi nhọ bản thân, tư duy bị ức chế, giảm khả năng chú ý, Xuất hiện áo thanh.
-
Các rối loạn khác như: Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, rối loạn nội tiết, sinh dục, rối loạn tiết niệu.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Bệnh trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm và có khuynh hướng tăng mạnh, số ca tử vong do rối loạn trầm cảm tăng lên không ngừng. Trầm cảm không chỉ tăng nguy cơ tự sát mà còn khiến người bệnh tách biệt với thế giới bên ngoài, làm giảm hiệu suất lao động, học tập.
Bệnh trầm cảm khiến cho bệnh nhân bị ám ảnh tinh thần nghiêm trọng dẫn tới suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ, giảm chất lượng cuộc sống. Đây là tác động gián tiếp gây nên nguy cơ tử vong.
Bệnh trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm
Phòng tránh Bệnh trầm cảm
Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào một số xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân để đưa ra mức độ đáng giá. Các chẩn đoán bệnh là:
-
Chẩn đoán lâm sàng: Dựa và các triệu chứng đặc trưng và phổ biến của bệnh nhân.
-
Xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, sinh hóa, chức năng gan, thận. Điện tim, điện não đồ. Trắc nghiệm tâm lý. MRI, CT sọ não. Một số xét nghiệm chuyên khoa khác.
-
Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân thực thể và bệnh tâm thần.
Điều trị Bệnh trầm cảm
Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đa ả phương pháp điều trị dựa theo tình trạng cụ thể của bệnh. Các phương pháp điều trị như:
-
Sử dụng các thuốc: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chống trầm cảm ức chế men monoamine oxydase, chống trầm cảm ức chế chọn lọc serotonin. Một số thuốc điều trị trầm cảm như: Alprazolam Viatris 0,5mg, Brintellix 10mg, Velaxin 75mg, Trintellix 5mg, Fluoxetine 20mg,....
-
Liệu pháp sốc điện (ECT): Liệu pháp này chỉ sử dụng cho các bệnh nhân kháng lại các thuốc trầm cảm và bệnh nhân có ý nghĩ tự tử.
-
Trị liệu tâm lý.
-
Một số phương pháp khác: Điều trị triệt để tổn thương thực thể tại não, cai nghiện cho bệnh nhân trầm cảm do sử dụng chất kích thích và nghiện rượu.