Cảnh báo: Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết (hay còn được gọi với cái tên Dengue) là bệnh nguy hiểm ở trẻ, bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ khiến tính mạng của trẻ gặp nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý, khi gặp phải một số dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể các biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ như thế nào, mời bạn theo dõi nội dung trong bài viết này.
Trước khi tới với dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ, bạn nên biết tới nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết là gì. Sốt xuất huyết xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus Dengue, và vật trung gian truyền virus vào cơ thể để gây bệnh chính là muỗi Aedes (muỗi vằn).
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em khá đa dạng và thường có những diễn biến phức tạp khác nhau. Bệnh thường xảy ra đột ngột và có sự tiến triển nhanh chóng từ thể nhẹ tới nặng, sự tiến triển này được thể hiện qua 3 giai đoạn là: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Cụ thể biểu hiện ở từng giai đoạn như sau:
-
Giai đoạn sốt (thường được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh): Ở giai đoạn này trẻ thường có biểu hiện như:
-
Sốt cao đột ngột và liên tục. Đối với trẻ còn nhỏ thì sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc; còn đối với trẻ có độ tuổi lớn hơn thì trẻ có thể than đau đầu, buồn nôn, chán ăn, đau cơ khớp, hoặc có 1 số biểu hiện khác như xuất huyết dưới da (nổi các chấm đỏ dưới da), chảy máu chân răng, hay là chảy máu cam.
-
Xét nghiệm: Thường khi bệnh đang ở giai đoạn sốt thì kết quả xét nghiệm máu sẽ không thể phản ánh rõ ràng rằng trẻ có bị sốt xuất huyết hay không (lượng bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu có thể bình thường hoặc giảm, dung tích hồng cầu bình thường).
-
-
Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn này thường xảy ra sau khoảng từ 3-7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh:
-
Khi ở giai đoạn nguy hiểm biểu hiện của trẻ thường là còn sốt hoặc đã hạ sốt, bị thoát huyết tương (nguyên nhân khiến trẻ tử vong khi bị sốt xuất huyết).
-
Khi đi khám có thể phát hiện bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan bị to bất thường, mi mắt có biểu hiện bị phù nề, nghiêm trọng hơn có thể thấy các biểu hiện khác như lờ đờ, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, kẹt huyết áp.
-
Biểu hiện ngoài da: Bị xuất huyết, xuất hiện mảng bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu mũi, chân răng hoặc đi tiểu ra máu.
-
Xét nghiệm: Ở giai đoạn này, kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng tiểu cầu đang bị giảm mạnh và chỉ còn dưới 100.000/mm3. Nghiêm trọng hơn có thể bị rối loạn đông máu.
-
-
Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này biểu hiện của trẻ thường là hết sốt, bệnh cải thiện, cảm thấy thèm ăn, huyết áp ổn định hơn. Kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số cũng đang dần trở lại trạng thái ổn định, bình thường.
Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà
Khi thấy có biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được khám và chẩn đoán ngay. Hầu hết trẻ bị ở giai đoạn nhẹ đều sẽ được điều trị tại nhà, chỉ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà, để đạt được hiệu quả điều trị tốt và nhanh nhất thì cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
-
Khi trẻ sốt cao trên 30 độ C, cần cho trẻ uống paracetamol hạ sốt theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Cần nới lỏng quần áo, và thường xuyên lau mát cơ thể cho trẻ. Lưu ý, không sử dụng aspirin hay ibuprofen vì thuốc có thể gây xuất huyết hoặc toan máu.
-
Cho trẻ uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước hoa quả (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc cháo loãng pha với muối, tránh để trẻ bị mất nước.
-
Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, lựa chọn những loại đồ ăn loãng, dễ tiêu. Tránh sử dụng nước uống có màu sẫm để không xảy ra nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa (đi tiểu ra máu).
-
Để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
-
Nếu trẻ không uống được nước, nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay.
Khi điều trị bệnh cho trẻ tại nhà mà thấy xuất hiện một số biểu hiện dưới đây, cần đưa trẻ tới bệnh viện để khám và điều trị ngay lập tức:
-
Thấy trẻ vật vã, lừ đừ.
-
Tình trạng đau bụng ngày càng nghiêm trọng hơn.
-
Trẻ bị nôn ói bất ngờ và liên tục.
-
Xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu hay vacxin phòng sốt xuất huyết vì thế phụ huynh cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát, tiêu diệt các loại côn trùng trung gian gây bệnh như muỗi vằn, bọ gậy,... bằng cách:
-
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
-
Loại bỏ các ổ chứa nước lắng đọng không cần thiết, hoặc đậy kín các dụng cụ chứa nước.
-
Thả cá như cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,... ở các dụng cụ chứa nước như bể, giếng, chum,...
-
Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ đựng nước.
-
Trồng sả quanh nhà để xua muỗi.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cho trẻ, phụ huynh có thể sử dụng một số cách phòng chống muỗi đốt như sau:
-
Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
-
Khi ngủ cần giăng màn.
-
Sử dụng dung dịch xịt muỗi, nhang chống muỗi, vợt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi.
Trên đây là các biểu hiện, cách điều trị cũng như cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn!
Hướng dẫn cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ qua phương thức lây nhiễm và các triệu chứng trên da. Hãy cùng xem cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Chi tiếtBệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, làm sao để phòng chống?
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? và làm thế nào để phòng ngừa? Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan mạnh, vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không
Chi tiếtBệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những dấu hiệu nhận biết
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, và làm thế nào để nhận biết sớm về bệnh? Thông tin về bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào sẽ có trong bài viết này.
Chi tiếtGóc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao?
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ là loại bệnh hiếm gặp, bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng.
Chi tiếtCẩm nang về bệnh suy tim: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Suy tim là một trong những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm. Và bài viết này sẽ giúp bạn biết suy tim là gì, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị,... ra sao.
Chi tiếtMách bạn: Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt sáng khỏe
Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông ra sao? Bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt luôn sáng khỏe.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này