Ở Huế phát hiện nhà thuốc bán thực phẩm chức năng giả
Ngày 20/7, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Kiều Nghiệp, Trưởng phòng Phòng chống hàng giả, Cục Quản lý Thị trường, cho biết cơ quan chức năng vừa kiểm tra phát hiện nhà thuốc Thành Phước tại TP Huế có bán thực phẩm chức năng giả và thuốc chưa rõ nguồn gốc.
Nhà thuốc thành phước.
Trước đó vào ngày 17/7/2015 đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra nhà thuốc Thành Phước tại thành phố Huế. Trong quá trình kiểm tra thì đoàn thanh tra đã phát hiện ra tại nhà thuốc có những sản phẩm mà nhà thuốc không trình bày và nêu được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đoàn thanh tra còn phát hiện nhiều sai phạm trong khâu giấy tờ và hóa đơn chứng từ của nhà thuốc và điều quan trọng là nhà thuốc đã không xuất trình được giấy tờ kinh doanh khi được yêu cầu kiểm tra.
Đáng chú nhất là một số thực phẩm chức năng giả được bày bán công khai ngay tại hiệu thuốc Thành Phước này. Ngay lập tức lô hàng đã bị cơ quan chức năng thu giữ và đưa về trụ sở để xử lý sai phạm.
“Với những mặt hàng thực phẩm chức năng giả và thuốc không có hóa đơn chứng từ tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, tịch thu toàn bộ số dược phẩm, thực phẩm chức năng này để tiếp tục tiến hành phân loại, xác minh, và xử lý theo quy định của pháp luật. Sau 1 ngày thu giữ nhà thuốc đã xuất trình được một số hóa đơn chứng từ nhưng đang phải rà soát, thẩm tra xác minh thêm. Cơ quan chức năng cũng sẽ truy tìm nguồn gốc, đường dây nhập hàng giả thực phẩm chức năng được bán tại hiệu thuốc Thành Phước”, ông Nghiệp cho biết.
Cơ quan chức năng đang nhanh chóng xử lý vụ việc này bằng việc điều tra và phân loại để có thể giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn đưa lô sản phẩm nghi là thực phẩm chức năng giả này đi kiểm nghiệm để xem thành phần trong đó là gì.
Cơ quan chức năng kiểm tra nhà thuốc.
Từ tết năm 2015 đã xảy ra nhiều vụ thực phẩm chức năng giả, thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn vào Việt Nam khá nhiều. Chính vì vậy mà Ông Nghiệp cho biết thời gian tới các cơ quan liên ngành sẽ liên tục kiểm tra để có thể kiểm soát dứt điểm tình trạng trên tránh được những sai phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin nơi người tiêu dùng.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) đã có công điện phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Trong đó giao lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên thị trường; chú trọng kiểm tra chất lượng hàng hóa trong khâu lưu thông, phát hiện, xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả, hàng hóa vi phạm chất lượng và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh, giấy phép, mặt bằng, niêm yết giá, điều kiện bảo quản hàng hóa,...
Lực lượng Công an làm tốt công tác nắm tình hình, tổ chức đấu tranh với những đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu, cầm đầu sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Về phía Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế cần chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát công tác quản lý trong giám định, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký lưu hành, cấp giấy phép. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành tiêu chuẩn, đăng ký chất lượng, đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Qua vụ việc này thì quầy thuốc cũng khuyên các bạn hãy là người tiêu dùng thông mình. Nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh.
Cập nhật tin tức y dược nhanh nhất.
5 thực phẩm có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ
Chế độ ăn uống hiện nay khá quan trọng đối với mỗi người. Nó có thể giúp cho mọi người có 1 sức khỏe ngày càng tốt hơn nếu có chế độ hợp lý nhưng ngược lại nếu có chế độ ăn không hợp lý thì lại nguy cơ phản tác dụng. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn không nên sử dụng quá nhiều bởi nó có thể ảnh hưởng tới trí nhỡ cũng như sự minh mẫn của bạn.
1. Muối:
Trước đây có rất nhiều cuộc nghiên cứu và chứng minh cho thấy rằng muối làm cho tình trạng bệnh nhân tim mạch cũng như tăng huyết áp nói riêng trở nên xấu đi. Một cuộc nghiên cứu mới đây lại cho rằng một lượng muối trong cơ thể nhiều cộng thêm tình trạng ít hoạt động thể lục có thể dẫn tới việc ảnh hưởng tới cơ quan não của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu Canada đã theo dõi hoạt động thể lực và lượng muối tiêu thụ của 1.262 người, tuổi từ 67 đến 84. Các đối tượng tham gia được xếp vào ba nhóm: ăn ít, ăn trung bình và ăn nhiều muối. Những thay đổi đáng kể nhất được thấy ở những người ít hoạt động thể lực; những người ăn ít muối và ít hoạt động biểu hiện suy giảm về nhận thức chậm hơn những người ăn nhiều muối và ít hoạt động.
Tuy nhiên để khắc phục được tình trạng đó cũng khá là đơn giản. Chỉ cần hoạt động thể dục thường xuyên có thể giải quyết dứt điểm tình trạng tiêu cực đó trên cả não và bệnh nhân bị bệnh tim mạch nói chung và cao huyết áp nói riêng.
2. Đậu phụ
Những tranh cãi xung quanh đậu nành vẫn tiếp diễn với một nghiên cứu công bố trên tờ Dementia and Geriatric Cognitive Disorder, trong đó các tác giả nhận thấy có sự liên quan giữa việc ăn nhiều đậu phụ - khoảng 9 lần hoặc hơn mỗi tuần - với tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ và nhận thức.
Các nhà nghiên cứu phân tích lượng đậu phụ tiêu thụ của 719 người Indonesia - cả nam và nữ, và sau đó cho họ làm một loạt bài kiểm tra trí nhớ. Những người ăn trên 9 phần đậu phụ mỗi tuần khó đối mặt với những bài kiểm tra đòi hỏi cao về trí nhớ cao những người ăn ít.
Đây chỉ là 1 nghiên cứu quy mô nhỏ vẫn chưa thể khẳng định được chắc chắn rằng việc đậu chắc chắn giảm trí nhớ ở mọi người nhưng chúng cũng đưa ra lời cảnh báo rằng không nên ăn quá nhiều đậu. Và cũng không vì thế mà chúng ta không ăn đậu trong khẩu phần ăn của mình. Nên duy trì chế độ ăn hợp lý phối hợp giữa đậu-trứng-cá-thịt để tránh nguy cơ và có sức khỏe tốt.
3. Chất béo trans
Thêm một lý do nữa để vui mừng với lệnh cấm chất béo trans của FDA: loại thực phẩm này làm tổn hại đến trí nhớ của bạn.
Theo 1 nghiên cứu gần đây trên tạp chí Plos One trên 1018 người tham gia ngẫu nhiên, những người này được sử dụng lượng chất béo trans từ 2.8g-27,7g/ngày tùy người. Sau đó họ được thử nghiệm xác định những từ mới so với các từ lặp lại trong 1 dãy các từ. Qua thử nghiệm cho thấy rằng những người ăn nhiều chất béo trans nhớ kém hơn những người ăn ít khá rõ rệt (ít hơn 0,76 từ so với 0,86 của những người sử dụng ít chất béo này).
4. Cá ngừ
Ở việt Nam thì loại thực phẩm này không quen thuộc lắm tuy nhiên với những nước phương tây thì đây lại là món ăn thường ngày của họ. Nghiên cứu mới đây trên tờ Intergrative Medicine việc 1 chế độ ăn sử dụng các loại cá như: cá ngừ, cá mú, cá hanh, cá vược, cá kiếm hoặc cá mập, những loại cá giàu dinh dưỡng trên 3 lần/tuần có thể có nguy cơ suy giảm nhận thức. Việc này được tạp chí trên lý giải là việc ăn nhiều hơn sẽ dẫn tới tích tụ thủy ngân trong cơ thể dẫn tới giảm nhận thức đó.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn hải sản của 384 người và cho họ làm một loạt các bài kiểm tra về nhận thức. Những người có hàm lượng thủy ngân trong máu cao nhất có điểm kiểm tra thấp hơn những người có hàm lượng thủy ngân thấp nhất.
5. Chất béo no
Trong nghiên cứu của Đại Học Montreal trên những con chuột bạch cho thấy rằng: Những con chuột ăn nhiều chất béo no thì chắc năng hệ thống dẫn truyền thần kinh dopamine mesolimbic giảm hơn so với những con chuột ăn 1 chế độ ăn lành mạnh hơn như dầu oliu. Ngoài ra thì việc sử dụng chế đọ ăn nhiều chất béo no cũng gây ảnh hưởng trên những con chuột khiến chúng ăn uống quá độ, hệ thống tư tưởng ở chuột bị suy yếu.
Cập nhật tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc
Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường
1 chế độ ăn hợp lý để quản lý chặt chẽ triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 là điều cần thiết. Và hơn thể nhữa thì không có 1 chế độ ăn uống nào hoàn hảo cho tất cả mọi người bị bệnh tiểu đường. Việc lựa chọn chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc giữ lượng đường trong cơ thể bạn luôn ở ngưỡng phạm vi an toàn.
Chúng ta cùng tìm hiểu về cách thức các loại hạt, trái cây, rau, carbohydrat, tinh bột, protein, đường, chất béo và các chất dinh dưỡng và thực phẩm khác có thể giúp đỡ hoặc làm ảnh hưởng đến đường trong máu cao (tăng đường huyết).
Bệnh tiểu đường type 2 là một tình trạng mà cơ thể không tạo ra đủ insulin. Điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao và các triệu chứng như:
Mệt mỏi
Mờ mắt
Tăng sự thèm ăn
Khát nước
Đi tiểu quá mức
Phạm vi lượng đường trong máu bình thường cho bệnh nhân tiểu đường, theo quyết định của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, là giữa 70 và 130 mg / dL trước bữa ăn và ít hơn 180 mg / dL một vài giờ sau khi bạn bắt đầu ăn.
Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu của bạn và điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc của bạn cho phù hợp.
Khi 1 bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết, thì có thể sử dụng một thìa đường hoặc mật ong có thể giúp tăng đường huyết. Tuy nhiên, đường thường được coi là kẻ thù của bệnh tiểu đường nó có thể chuyển hóa thành lượng đường trong máu rất nhanh chóng.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường tiêu thụ của bạn - đặc biệt là đường tinh chế và các dạng bào chế khác của carbohydrates đơn giản. Ngoài các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp, bạn cũng nên ăn các loại thực phẩm ít chất béo và một chế độ ăn uống cân bằng tốt.
Chế độ ăn giảm chất béo.
Các loại thực phẩm có lượng natri cao, chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans có thể nâng cao nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tránh tất cả các chất béo. Thực phẩm giàu chất béo tốt: chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa - có thể giúp giảm lượng cholesterol thấp hơn, theo Harvard School of Public Health.
Hãy thử thay thế thịt bằng cá nước lạnh chưa nhiều omega-3 như:
Cá hồi .
Cá thu.
Cá trích.
Dầu ô liu, bơ, và các loại hạt cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng này.
Thực phẩm cần tránh:
Thịt đỏ
Thịt ba rọi
Thực phẩm chế biến sẵn.
Các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo như pho mát.
Hoa quả và rau.
Cân bằng carbohydrate, chất béo và đường là không thể thiếu cho một chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường. Trong khi carbs chế biến và tinh chế là xấu cho bạn, ngũ cốc và chất xơ (carbs tốt) có lợi trong nhiều cách. Các loại ngũ cốc rất giàu chất xơ và các vitamin và khoáng chất có lợi. Chất xơ giúp với sức khỏe tiêu hóa, và giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn sau khi ăn.
Thực phẩm để ăn:
Lá rau xanh.
Quả hạch.
Ngũ cốc.
Các sản phẩm từ sữa ít chất béo.
Đậu và đậu Hà Lan.
Trái cây ít đường tươi (quả việt quất, quả mâm xôi, mâm xôi, nam việt quất, lê, dưa đỏ, bưởi, và anh đào).
Thực phẩm cần tránh:
Trái cây có lượng đường cao như dưa hấu, dứa, nho khô, mơ, nho, cam.
Hãy lựa chọn cho mình 1 chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Cập nhật tin tức y dược nhanh nhất tại quầy thuốc
Báo động với tình trạng kháng kháng sinh hiện nay
Như chúng ta đã biết thì Kháng sinh là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn của Bộ Y Tế. Và muốn được sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta phải được kê đơn của bác sĩ và chỉ định dùng trong từng trường hợp riêng phải được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Tình trạng kháng kháng sinh đang rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên theo khảo sát mới đây nhất của Bộ Y tế thì tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở trên cả nước là đang đáng báo động. Với >90% tình trạng sử dụng kháng sinh là không được kê đơn bởi bác sĩ được điều trị các bệnh phổ biến như viêm họng, viêm phế quản, và các bệnh viêm nhiễm cơ bản.
Sáng 24/6, tại Lễ ký kết thỏa thuận giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường và các đối tác phát triển tại Việt Nam về phòng chống kháng thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với sức khỏe con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát.
Đối với tình trạng kháng thuốc hiện nay thì hiểu biết của người dân và ngay cả các “nhân viên y tế” của địa phương cũng có nhận thức về vấn đề này là khá thấp và họ chưa biết về nguy hiểm nếu sử dụng thuốc kháng sinh đại trà và tràn lan như hiện nay.
Trong tổng số gần 3.000 nhà thuốc điều tra thì phần lớn kháng sinh được bán mà không cần đơn, trong đó 88% là ở thành thị, 91% ở vùng nông thôn.
Tình trạng bệnh nhân và “nhân viên y tế” mua bán thoải mái thuốc kháng sinh ở địa phương mà không cần đơn của bác sĩ diễn rất phổ biến nhất là đối với 3 loại thuốc kháng sinh phổ biến trên thị trường hiện nay: Amoxicilin, Cephalexin, Azithromycin.
Chính do tình trạng sử dụng kháng sinh tại nhà tràn làn như vậy nên hiện nay ngay tại các bệnh viện tình trạng kháng thuốc đang rất phức tạp. Có những loại thuốc mới đưa vào thị trường Việt Nam chưa đầy 10 năm đã giảm độ nhạy cảm với vi khuẩn và làm giảm hiệu quả điều trị với thuốc rất lớn.
Nghiên cứu về kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện trong giai đoạn 2008 - 2009 cũng cho thấy tỉ lệ kháng thuốc ngày càng tăng lên. Năm 2009 có 30-70% vi khuẩn gram âm đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và 4, gần 40-60% kháng với aminoglycosid và fluoroquinolon.
Vấn đề kháng kháng tinh là vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Tuy nhiên thì tình trạng đang diễn ra ngày càng phức tạp đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Tình trạng này là do dân trí của người dân chưa được nâng cao. Cùng với đó là quy chế quản lý thuốc của chúng ta chưa thực sự chặt dẫn tới tình trạng các nhà thuốc thoải mái có thể bán những loại thuốc kháng sinh để dân tự dùng dẫn tới tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay và chỉ có một vài kháng sinh mới ra đời, trong khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
Việc gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh đã tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Điều này làm cho thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao và chi phí điều trị ngày càng là gánh nặng lên cá nhân, gia đình và xã hội. Đáng báo động hơn khi kháng sinh xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của chúng ta.
Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” của WHO và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
Trước những nguy cơ này thì các bộ trưởng đã ngồi lại với nhau và cùng cam kết đa ngành về phòng chống kháng thuốc tại nước ta. Các bên thuộc Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường sẽ cùng hành động để kiểm soát việc kháng thuốc nói chung và kháng kháng sinh nói riêng.
Nâng cao kiến thức của người dân về tình trạng kháng thuốc hiện nay của quốc tế và của Việt Nam để có thể sử dụng kháng sinh và thuốc khác hợp lý.
Đồng thời cũng thiết lập hệ thống để vận hành hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc và thông tin kịp thời về tình trạng này.
Cập nhật Tin Tức Y Dược mới nhất. tại quầy thuốc
Cách chữa rụng tóc tuyệt vời với CÂY NHA ĐAM
Nguyên nhân rụng tóc chủ yếu ở giới trẻ hiện nay:
Các bạn trẻ giờ rất thích nhuộm tóc, có khi 1 tháng các bạn có thể đi nhuộm lại tóc 2-3 lần là chuyện bình thường.
Thói quen ăn uống không điều độ dẫn tới rối loạn các hormone.
Rụng tóc tự nhiên: Là con gái thì ai cũng rụng tóc, tuy nhiên vấn đề là rụng nhiều hay ít.
Và đó là những nguyên nhân giải thích cho lý do mà bạn đang băn khoăn rằng tại sao thời gian gần đây tóc tự nhiên có dấu hiệu rụng nhiều hơn, càng ngày càng không có dấu hiệu giảm, tóc tự nhiên đang dày và đẹp trở nên mỏng dễ sợ, da đầu thì nhiều gàu, hay ngứa, tóc cực yếu và dễ "lìa đầu" đến mức e vuốt nhẹ thôi là cũng ra cả nắm tóc, gội hoặc chải đầu là một điều khủng khiếp vì nhìn số tóc rơi ra chỉ muốn khóc thôi, khắp sàn nhà e tóc nó thành thảm luôn, tóc con mọc ra cũng rụng nốt.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm dầu gội ngăn rụng như: Dove, Pantene, Thái Dương... nhưng có rất nhiều bạn sau khi sử dụng 1 thời gian thì thấy không có hiệu quả thậm chí tình trạng còn bị trầm trọng hơn và càng nhiều gàu hơn.
Cùng với dầu gội đầu thì các loại thuốc cũng xuất hiện khá nhiều: Nhiều người sử dụng thuốc nếu hợp thì giảm nhưng có người dùng lại không thấy giảm được triệu chứng.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa rụng tóc không ngờ dưới đây, thầy thuốc ở đâu lại chính là bà nội iu dấu của mình chỉ cho cách dân gian này, đó chính là CÂY NHA ĐAM ( LÔ HỘI)
Cây nha đam.
Cách làm "dầu gội siêu re, siêu hiệu quả" này như sau:
Bạn lấy khoảng 500gr nha đam, gọt vỏ xanh, chỉ lấy thạch bên trong xay nhuyễn cùng với khoảng 3 thìa mật ong (bạn nào "chơi sang" thì cho dầu oliu cũng được nhé ) mình thì dùng mật ong vì nhà nhiều quá.
Xay xong mình chỉ lọc lấy nước (được khoảng 300ml nước ép) rồi phun hết lên tóc, da đầu và để tóc khô, sau đó mới xả lại bằng nước ( các chị đừng đắp cả bã vì nó bám rất bết tóc)
Lưu ý rằng: không nên đắp cả bã lên tóc vì nó khá dính bết và khó gỡ.
Nước xay ra có thể để được khoảng 1 tuần nhưng mình thì quá sốt ruột với nước ép này hoàn toàn tự nhiên k hề độc hại j nên ngày nào mình cũng dùng, có ngày mình gội luôn 2 lần sáng - tối , mà nước xay này để lâu cũng có mùi nên mình chỉ dùng hết trong ngày.
Mình gội khoảng gần 2 tuần thì sờ tóc cũng "có vẻ" láng mượt hơn, vuốt tóc thì sung sướng vô vàn là nó chỉ rụng khoảng 4,5 sợi chứ không thảm họa như trước, tóc con mọc cũng nhiều và cũng có vẻ chắc khỏe hơn.
Lời khuyên của chuyên gia y tế để tránh rụng tóc:
Không nên dùng quá nhiều loại dầu gội đầu, ai hợp loại nào rồi thì cứ thế mà dùng để da đầu không bị kích ứng gây ra rụng
Nếu đã bị rụng nhiều rồi thì đừng thử hết loại dầu ngăn rụng này đến chống rụng tóc khác mà chỉ nên dùng những loại dân gian không hóa chất
Không dùng nước nóng để gội, không sấy, không đụng hóa chất (nhuộm, uốn...) không buộc tóc chặt, không để đầu bấn, không để tóc còn ẩm đi ngủ...
Đấy là toàn bộ hành trình của mình chia sẻ lại cho các bạn, đơn giản nhưng hiệu quả nhìn thấy luôn tuy nhiên dùng biện pháp dân gian thì không phải ai dùng cũng có được tác dụng như nhau.
Chúc các bạn có thể có mái tóc khỏe và không còn nỗi lo rụng tóc!
Cập nhật Tin Tức Y Dược mới nhất. tại quầy thuốc.
Sở y tế Hà nội thu hồi 2 thuốc nhập khẩu Nicebiotamin và Gefdur
Thời gian gần đây thì hàng loạt các công ty Dược Phẩm bị kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu đã đăng kí thuốc lâu ngày.
Thu hồi thuốc.
Vừa qua ngày 20/6 Sở Y tế Hà Nội vừa có quyết định đình chỉ lưu hành đối với 2 loại thuốc được nhập khẩu và phân phối bởi công ty Armephaco là:
Thuốc Nicebiotamin có số lô: 14801, NSX: 24/4/2014, HD: 23/4/2017, SĐK: VN - 14596 - 12 do Công ty Chunggei Pharm. Co., Ltd, Korea sản xuất, Công ty TNHH MTV 120 Armephaco nhập khẩu.
Nicebiotamin là 1 vitamin thuộc nhóm B được chỉ định trong các trường hợp: Suy dinh dưỡng protein - năng lượng, chán ăn, nghiện rượu và viêm đa dây thần kinh do các tình trạng trên, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch thiếu bổ sung biotin, cắt dạ dày. Và đặc biệt chỉ định của công ty trong trường hợp rụng tóc
Thuốc kháng sinh Gefdur, số lô: WBD1410, NSX: 8/2014, HD: 7/2016, SĐK: VN - 12988 - 11 do Công ty West - Coast pharmaceutical works Ltd, India sản xuất, Công ty cổ phần Armephaco nhập khẩu.
Kháng sinh Gefdur là Cefpodoxime proxetil hỗn dịch dùng đường uống USP 100mg. Cefpodoxime là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3. Là kháng sinh phổ rộng có độ kháng kháng sinh thấp.
Được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, nhiễm khuẩn máu, não,..
Trong công văn của Sở có yêu cầu thu hồi 2 thuốc này tới tất cả các đại lý phân phối, các nhà thuốc đang bán các sản phẩm này trên thị trường
Trong công văn có nêu rõ các đơn vị trực thuộc cơ quan y tế cả trong và ngoài cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm thu hồi và báo cáo tình trạng để 2 loại thuốc này được thu hồi cách nhanh nhất và không còn chế phẩm trên thị trường để bán cho người dân sử dụng.
Sở Y tế giao bộ phận thanh tra là thường trực, phối hợp cùng các bộ phận chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát việc thu hồi, báo cáo thu hồi và xử lý thuốc thu hồi.
Cập nhật Tin Tức Y Dược mới nhất. tại quầy thuốc
Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p3)
5/ TB quy định đối với các hình thức quảng cáo thuốc
a/ Các loại thuốc được QUẢNG CÁO:
Thuốc thuộc DM thuốc ko kê đơn do BYT ban hành & có SĐK đang còn hiệu lực
Thuốc được BYT cấp SĐK lưu hành tại VN, có hoạt chất chính nằm trong DM hoạt chất thuốc do BYT ban hành chỉ được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình
b/ Nội dung quảng cáo thuốc:
*Yêu cầu về nội dung quảng cáo thuốc: phải phù hợp với các tài liệu sau
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được BYT phê duyệt
Chuyên luận về thuốc đó đã được ghi trg Dược thư Quốc gia hoặc trg t.liệu về thuốc đã được qtế côg nhận
*Các chỉ định ko được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:
Điều trị bệnh lao, phong
Điều trị bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị chứng mất ngủ kinh niên
Các chỉ định mang tính kích dục
Điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u
Điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh RL chuyển hóa khác tương tự
c/ Quy định đvới các hình thức quảng cáo thuốc:
Quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích
Quảng cáo trên bảng, biển, banner, băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên ko, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di chuyển khác
Quảng cáo trên phương tiện phát thanh, truyền hình
Quảng cáo trên báo điện tử, website của DN, của đvị làm dịch vụ quảng cáo
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin quảng cáo khác
*Quảng cáo thuốc trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích, bảng, biển, banner, băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên ko, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di chuyển khác:
Ndung quảng cáo phải có đủ các thông tin sau:
1. Tên thuốc: là tên trong quyết định cấp SĐK lưu hành tại VN
2. Thành phân hoạt chất:
Thuốc tân dược: tên theo danh pháp quốc tế
Thuốc nguồn gốc từ dược liệu: dùng tê theo Tiếng Việt (trừ Dược liệu ở VN chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh)
3. Chỉ định
4. Cách dùng
5. Liều dùng
6. Chống CĐ & hoặc những khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như PN có thai, người đang cho con bú, TE, người già, người mắc bệnh mãn tính
7. TD phụ & phản ứng có hại
8. Những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc
9. Tên, địa chỉ cơ sở SX thuốc (có thể thêm tên, địa chỉ của nhà PP)
10. Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”
Đối với tài liệu là tờ rơi ở cuối trang đầu của tài liệu quảng cáo thuốc phải in:
Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của CQLD: XXXX?XX/QLD-TT, ngày, tháng, năm;
Ngày, tháng, năm in tài liệu
Đối với tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về SP xem ở trang nào
*Quảng cáo thuốc trên phát thanh, truyền hình:
Điều kiện để 1 thuốc được quảng cáo:
+ Có hoạt chất chính nằm trong DM hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình
+ Trong thành phần của thuốc ko có hoạt chất nằm trong DM thuốc GN, HTT, TC, thuốc phóng xạ theo quy chế hiện hành
DM các hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do BYT ban hành, phải được cập nhật để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp
Nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng đủ thông tin sau:
+ Tên thuốc
+ Thành phần hoạt chất
+ Cđịnh
+ Chống CĐ & hoặc những khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như PN có thai, người đang cho con bú, TE, người già, người mắc bệnh mãn tính
+ Tên, địa chỉ cơ sở SX thuốc (có thể thêm tên, địa chỉ của nhà PP)
+ Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”
Nếu thành phần thuốc có từ 3 hoạt chất trở lên thì tùy theo thời lượng phát sóng, có thể đọc hoạt chất chính hoặc đọc tên chung các Vit, khoáng chất, dược liệu
Tr/hợp đvị muốn quảng cáo trên dài phát thanh, truyền hình địa phương thì phải thông báo cho SYT sở tại bằng văn bản kèm theo giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của CQLD & ndung quảng cáo hoặc kịch bản có đóng dấu xác nhận của CQLD
*Quảng cáo trên các phương tiện thông tin quảng cáo khác: phương tiện phải chuyền tải đủ nội dung sau:
Tên thuốc
Thành phần hoạt chất
Chỉ định
Chống CĐ & hoặc những khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như PN có thai, người đang cho con bú, TE, người già, người mắc bệnh mãn tính
Lời dặn “Đọc kỹ HDSD trước khi dùng”.
Xem thêm: Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p2)
Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p1)
Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p2)
Tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc.
3/ Hành vi nghiêm cấm:
Quảng cáo thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc ko phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý NHÀ NƯỚC có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm CN & các sản phẩm ko phải là thuốc với nội dung ko rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc
Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc, người dùng nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc
Lợi dụg số ĐK cho phép lưu hành thuốc của CQLD, cơ quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo thuốc
Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc
Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc
Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc
Lợi dụng kết quả KN, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy chương do HC triễn lãm cấp cho SP & hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc
Thông tin, quảng cáo thuốc có nội dung ko phù hợp với thuần phong, mỹ tục VN; lạm dụng hình ảnh động vật hoặc các hình ảnh khác ko liên quan để thông tin, quảng cáo thuốc gây ra hiểu sai cho người sử dụng
Phát hành cho công chúng tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế
Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng kiểu sau đây cho công chúng:
Thuốc lá là số 1, là tốt hơn tất cả
Sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất
Sử dụng thuốc này ko cần có ý kiến của thầy thuốc
Thuốc này hoàn toàn vô hại, ko có tác dụng phụ, ko có CCĐ
12. So sánh với ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác
13. Quảng cáo, thông tin các thuốc chưa được cấp SĐK hoặc SĐK hết hiệu lực.
14. Thông tin, quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý NHÀ NƯỚC có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc ko đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
4/ TB quy định đối với các hình thức thông tin, quảng cáo thuốc cho cán bộ y tế:
Các đơn vị chỉ được giới thiệu cho CB y tế theo 4 hình thức sau:
Thông qua “Người giới thiệu thuốc”
Phát tài liệu thông tin thuốc cho CB y tế
Tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc cho CB y tế
Trưng bày, giới thiệu thuốc tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế
a/ Người giới thiệu thuốc:
* Yêu cầu:
Chỉ những người đã được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” mới được c/cấp thông tin, giới thiệu thuốc cho CB y tế
Người giới thiệu thuốc phải có đủ ĐK:
+ Là CB y, dược có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Nếu trình độ chuyên môn trung cấp thì phải có: Ít nhất 2 năm hoạt động tại cơ sở y, dược hợp pháp & được tập huấn theo chương trình khug đào tạo cho Người giới thiệu thuốc do BYT quy định
+ Đã được đơn vị tuyển dụng huấn luyện, đào tạo
+ Có đủ kiến thức về những thuốc được phân công giới thiệu, hiểu biết các văn bản pháp luật về dược có l.quan
Người ko được tham gia giới thiệu thuốc:
+ Bị cấm hành nghề y, dược theo văn bản, quyết định của tòa án & hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự & hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính
+ Ko đủ năng lực hành vi dân sự
+ Đang là công chức, viên chức
* Trách nhiệm:
Chỉ giới thiệu những thuốc được phép lưu hành tại VN do đơn vị tuyển dụng phân công & chỉ được cung cấp thông tin về thuốc phù hợp với hồ sơ ĐK tại CQLD
Chỉ giới thiệu thuốc cho đối tượng là CB y tế
Khi hoạt động giới thiệu thuốc phải đeo thẻ “Người giới thiệu thuốc” & phải được sự đồng ý của cơ sở nhận thông tin thuốc mới được tiến hành giới thiệu thuốc
Thu thập các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc, báo cáo liên quan chất lượng thuốc để đơn vị kịp thời tổng hợp, báo cáo về BYT, trung tâm quốc gia về thông tin & theo dõi phản ứng có hại của thuốc
* Trách nhiệm của GĐ BViện khi có người giới thiệu thuốc hoạt động:
Cho phép những người có thẻ tham gia giới thiệu thuốc, k/tra việc th/hiện trách nhiệm của người giới thiệu thuốc
Đề ra nội quy quy định cụ thể về thành phần, địa điểm, thời gian & tổ chức cho người giới thiệu thuốc tiêp xúc, trao đổi thông tin với CB y tế trong đơn vị
Có biện pháp ngăn chặn hành vi kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên trong đơn vị vì mục đích lợi nhuận do người giới thiệu thuốc tác động về vật chất, tài chính hay bất kỳ hình thức nào
Đình chỉ ngay hoạt động của người giới thiệu thuốc trong phạm vi đơn vị mình khi có những hành vi vi phạm Thông tư này
Chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những tài liệu thông tin, quảng cáo thuốc đang được phát hành trong đơn vị mình, chỉ cho phép các đơn vị KD thuốc hoặc người được ủy quyền phân phát tài liệu thông tin, quảng cáo đã ĐK tại CQLD
b/ Tài liệu thông tin để giới thiệu cho CB y tế:
* Nội dung tài liệu thông tin thuốc cho CB y tế:
1. Tên thuốc: có thể dùng tên biệt dược hoặc tên gốc
2. Thành phần hoạt chất:
Thuốc tân dược: dùng tên theo danh pháp quốc tế
Thuốc nguồn gốc từ DL: dùng tên theo Tiếng Việt (trừ tên DL ở VN chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh)
3. Dạng bào chế
4. Công dụng, chỉ định
5. Liều dùng
6. Cách dùng
7. Tác dụng phụ & phản ứng có hại
8. Chống CĐ & thận trọng
19. Tương tác thuốc
10. Tên & địa chỉ cơ sở SX & phân phối chính
11. Những thông tin mới dùng để tham khảo & những tài liệu để chứng minh nguồn gốc của những thông tin đó
12. Danh mục những tài liệu đã được dùng trích dẫn
Đvới vắc xin, sinh phẩm y tế dùng phòng bệnh, còn thêm những nội dung sau:
1. Đối tượng sử dụng (liên quan đến tuổi, tình trạng sức khỏe..): Đối tượng được sử dụng; Đối tượng ko được sử dụng
2. Phác đồ sử dụng: sử dụng lúc nào, mấy lần, thời gian nhắc lại
3. Chế độ bảo quản: ghi rõ dcụ BQ, nhiệt độ BQ & ĐK BQ khác (nếu có)
4. Lưu ý về tương tác thuốc:
- Tương tác thuốc: những lọai thuốc nào ko được sử dụng đồng thời trong thời gian tiêm hoặc uống vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh; ..
- Cách sử dụng: vị trí tiêm (bắp, dưới da, trong da)
5. Tai biến có thể xảy ra & cách xử lý: tai biến sớm, tai biến muộn
6. Những lưu ý khác
* Yêu cầu đối với tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho CB y tế:
Tài liều phải có đầy đủ các thông tin theo quy định
Phần tài liệu chứng minh & trích dẫn để minh họa cho nội dung thông tin phải trung thực, cập nhật & ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thòi gian xuất bản
Thông tin mới phát minh, phát hiện qua nghiên cứu khoa học hoặc qua theo dõi SP trên thị trường phải được cung cấp theo hình thức cập nhật thông tin khoa học kèm theo tài liệu chứng minh. PHần thông tin mới phải ghi dòng chữ “PHần thông tin này chỉ dùng để tham khảo”
Phải có dòng chữ “Tài liệu thông tin thuốc cho CB y tế” ở trên đầu tất cả các trang. Những tài liệu nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về SP xem trang nào (ghi cụ thể) & in rõ: (a) Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của CQLD –BYT XXXX/XX/QLD-TT, ngày, tháng, năm, (b) ngày, tháng, năm in tài liệu
Tliệu thông tin thuốc chỉ được cung cấp thông tin về thuốc, ko đưa những thông tin ko liên quan đến thuốc
c/ Hội thảo giới thiệu thuốc cho CB y tế:
Đơn vị KD thuốc, văn phòng đại diện đã đăng ký hoạt động về lĩnh vực dược tại VN có quyền tổ chức hội thảo giới thiệu với CB y tế các thuốc đã được phép SX, lưu hành ở nước khác
Đơn vị nước ngoài muốn tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc tại VN phải phối hợp với 1 cơ sở KD thuốc hoặc 1 cơ sở y tế VN: Bviện, viện chuyên khoa y tế, cơ sở đào tạo CB y tế, Hội nghề nghiệp y, dược
Nội dung giới thiệu thuốc trong hội thảo gồm:
+ Tên thuốc: có thể dùng tên biệt dược hoặc tên gốc
+ Thành phần hoạt chất:
Thuốc tân dược: tên theo danh pháp quốc tế
Thuốc nguồn gốc từ Dược liệu: dùng tên theo Tiếng Việt (trừ Dược liệu ở VN chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh)
+ Hàm lượng/ nồng độ hoạt chất
+ Dạng bào chế
+ Những thông tin, kết quả nghiên cứu về: dược động học; dược lực học; lâm sàng: (CĐ, LD, CD, CCĐ, đề phòng, lưu ý..); thông tin về mặt bào chế, công thức bào chế, cách bảo quản, hạn dùng, quy cách đóng gói; thông tin về phân loại thuốc: (gây nghiện, HTT, bán theo đơn..); thông tin khác có liên quan; tên, địa chỉ NSX & phân phối chính
Báo cáo viên trong hội thảo phải là những CB chuyên môn có nhiều kiến thức, kinh Nghiệm đối với loại thuốc được giới thiệu
d/ Trưng bày, giới thiệu thuốc tại hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế:
Các đơn vị tổ chức, chủ trì muốn trưng bày, giới thiệu thuốc tại HN, HT phải thông báo bằng văn bản cho SYT nơi tổ chức HN, HT trước khi tổ chức
Mọi hoạt động quảng cáo kèm theo việc trưng bày thuốc trong HN, HT phải theo đứng các quy định về quảng cáo thuốc mà pháp luật đã quy định
e/ Hoạt động giới thiệu, quảng cáo thuốc của nhà tài trợ:
- Các đơn vị, cá nhân được quyền tài trợ kinh phí trên cơ sở tự nguyện, công khai và ko có đk kèm theo.
- Phải theo đúng các quy định về TTT cho cán bộ YT và các quy định khác có liên quan.
ph/ Trưng bày thuốc tại Hội chợ, triễn lãm:
Các thuốc được BYT cấp phép lưu hành được trưng bày trong hội chợ, triễn lãm trừ các thuốc GN, HTT & TC dùng làm thuốc & thuốc phóng xạ
Các thuốc chưa được BYT cấp phép lưu hành nếu muốn trưng bày giới thiệu trong hội chợ, triễn lãm phải được BYT cấp giấy phép nhập khẩu thuốc để tham gia triễn lãm, hội chợ
Xem thêm: Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p1)
Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p3)
Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (P1)
1/ Những nét đại cương về thông tin, quảng cáo thuốc:
a/ Thông tin:
* KN: Là những số liệu cơ bản có tính chất thống kê, hoặc những thông tin, diễn biến biểu thị tình hình mới, luôn biến động trong 1 quá trình (VD: sơ liệu về nhân khẩu, tỷ lệ mắc bệnh…)
* Yêu cầu: Khách quan, chính xác, trung thực, mang tính khoa học, rõ ràng dứt khoát
* Phân loại:
Theo giá trị thông tin:
+ Thông tin cấp 1: Những thông tin chưa qua xử lý, đánh giá 1 cách đầy đủ
VD: những bài báo, thông báo, những phát hiện mới
+ Thông tin cấp 2: Những thông tin đã qua xử lý, đánh giá & được lưu hành, công bố rộng rãi, báo cáo khắp nơi
VD: báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu
+ Thông tin cấp 3: Những thông tin có tính chất kinh điển, được coi là tài liệu gốc, căn cứ vào nó để được các thông tin cấp 2, cấp 3
Thông tin theo lĩnh vực: VD: Thông tin dược, kinh tế
Thông tin theo đối tượng: VD: Thông tin cho cán bộ khoa học, thông tin cho quần chúng nhân dân…
b/ Quảng cáo:
* KN: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm cho các phần tử trung gian hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong khoảng thời gian & ko gian nhất định
* Yêu cầu: Lượng thông tin cao, hợp lý, đảm bảo tính nghệ thuật, đồng bộ & đa dạng, phù hợp với kinh phí dành cho quảng cáo
* Chức năng:
Quảng cáo là công cụ của marketing: tác động trực tiếp tới tâm lý của người nhận tin (chú ý -> ý thích -> mong muốn -> hành động mua)
Quảng cáo có chức năng thông tin:
+Quảng cáo chủ yếu thông tin về sản phẩm hàng hóa
+Thông tin của quảng cáo là thông tin khái quát
+Thông tin mang tính cục bộ, còn chủ quan chưa có sự thừa nhận của thị trường
2/ Các quy định chung về quản lý các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc:
a/ Phạm vi điều chỉnh & đối tượng áp dụng:
* Phạm vi điều chỉnh:
Về điều kiện thông tin, quảng cáo thuốc
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc
Thanh tra, kiểm tra & xử lý vi phạm thông tin, quảng cáo thuốc tại VN
* Đối tượng AD: các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trên lãnh thổ VN
b/ Các khái niệm cơ bản:
- Thông tin thuốc: là việc thu thập & hoặc cung cấp thông tin có liên quan đến thuốc như: CĐ, CCĐ, LD, CD, p.ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (TE, PN có thai & cho con bú, người cao tuổi, đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng.
- Quảng cáo thuốc: là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị KD thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, ủy quyền cho 1 đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy kê đơn, cung ứng, bán & hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn & hiệu quả. (kéo)
- Hội thảo giới thiệu thuốc: là các buổi giới thiệu SP thuốc hoặc thảo luận chuyên đề khoa học cho CB y tế có liên quan đến thuốc do các đơn vị KD thuốc tổ chức, tài trợ. (đẩy)
- Người giới thiệu thuốc: là người của đơn vị KD thuốc trên lãnh thổ VN được đơn vị này phân công làm nh.vụ giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
c/ Điều kiện chung về thông tin, quảng cáo thuốc:
Chỉ đơn vị đăng ký thuốc được đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký. Trường hợp muốn ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thì phải có văn bản ủy quyền và đơn vị được ủy quyền phải là đơn vị có tư cách pháp nhân hợp pháp
Thuốc được cấp SĐK lưu hành tại VN mới được thông tin, quảng cáo. Thuốc chưa được cấp SĐK lưu hành tại VN nhưg đã được phép lưu hành ở nước khác chỉ được thông tin cho CB y tế thông qua hội thảo giới thiệu thuốc
Nội dung thông tin, quảng cáo thuốc phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, trung thực, rõ ràng & ko được gây hiểu lầm
Tiếng nói & chữ viết dùng trong thông tin, quảng cáo là tiếng Việt, trừ trường hợp từ ngữ đã được quốc tế hóa hoặc thương hiệu, từ ngữ ko thay thế được bằng Tiếng Việt
Cỡ chữ bé nhất trong thông tin, quảng cáo phải đủ lớn để có thể nhìn thấy trong điều kiện bình thường nhưng ko được bé hơn cỡ chữ tương đương cỡ 11 Vn-Time
Đơn vị thông tin, quảng cáo thuốc phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý những thông tin đã cung cấp trong các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc của mình.
Xem thêm: Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p2)
Những quy định quảng cáo thuốc bạn nên biết (p3)
Cập nhật Tin tức y được mới nhất tại quầy thuốc
Nội dung của tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Nội dung của tờ hướng dẫn sử dụng thuốc:
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
1. Tên thuốc:
2. Thành phần, công thức cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc đóng gói nhỏ nhất. Trong công thức phải ghi tất cả hoạt chất và tá dược bằng tên gốc và tên chung quốc tế. Ghi rõ hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất, không bắt buộc ghi hàm lượng hoặc nồng độ của tá dược.
3. Dạng bào chế của thuốc.
4. Quy cách đóng gói.
5. Chỉ định.
6. Liều dùng, cách dùng, đường dùng: ghi rõ lượng thuốc cho một lần đưa vào cơ thể hay lượng thuốc dùng trong một ngày; ghi rõ liều dùng cho người lớn, trẻ em, người già nếu có; ghi rõ đường dùng, dùng khi nào (vd: uống trước hoặc sau bữa ăn…), cách dùng để đạt được hiệu quả cao nhất (vd: uống với nhiều nước…).
7. CCĐ: Phải ghi rõ các trường hợp không dùng được thuốc
8. Thận trọng khi dùng thuốc: Phải ghi rõ các phòng ngừa, thận trọng khi sử dụng thuốc; các khuyến cáo đặc biệt đối với phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, ảnh hưởng đối với công việc (người đang vận hành máy, đang lái tàu xe…).
9. Tương tác của thuốc: với các thuốc khác và các loại tương tác khác (vd: rượu, thực phẩm) có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
10. TDKMM: Phải ghi rõ TDKMM có thể gặp phải khi sử dụng thuốc và ghi câu «Thông báo cho BS những TDKMM gặp phải khi sử dụng thuốc»; ghi rõ trường hợp phải ngừng sử dụng thuốc, trường hợp phải thông báo cho BS.
11. Các đặc tính: dược lực học, dược động học (đối với thuốc tân dược)
12. Quá liều và cách xử trí: Các biểu hiện khi sử dụng thuốc quá liều và phương pháp khắc phục cấp cứu.
13. Các dấu hiệu lưu ý & khuyến cáo: phải ghi các dấu hiệu lưu ý đặc biệt theo quy định. Ghi câu khuyến cáo: «Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi y kiến của Bác Sĩ». Đối với thuốc kê đơn phải ghi «Thuốc này chỉ dùng theo đơn của BS».
14. Điều kiện bảo quản: ghi rõ điều kiện cần thiết để bảo quản thuốc.
15. Hạn dùng của thuốc: ghi như quy định về HD hoặc ghi là khoảg thời gian kể từ ngày sản xuất (vd: HD: 24 tháng kể từ NSX). Ghi thời gian sử dụng của thuốc kể từ khi mở nắp bao bì trực tiếp đối với thuốc chưa phân liều (nếu có).
16. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc.
Cập nhật tin tức y dược nhanh nhất tại quầy thuốc
Quy định ghi nhãn thuốc Bộ Y Tế
Quy định ghi nhãn thuốc cho các loại theo quy chế của Bộ Y tế mới ban hành.
Qui định ghi nhãn thuốc.
1/Nhãn thuốc thông thường: Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thuốc:
- Tên thuốc;
- Thành phần(hoạt chất), hàm lượng hoặc nồng độ;
- Quy cách đóng gói;
- Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định;
- Dạng bào chế, số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản;(số dăng ký:VDụ:VN 1438 97)
- Các dấu hiệu lưu ý (thuốc tra mắt,thuốc nhỏ mũi... )
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc;
- Xuất xứ của thuốc;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc.
Các dấu hiệu cần lưu ý:
- Thuốc kê đơn fải ghi ký hiệu Rx ở góc trên bên trái of tên thuốc & dòg chữ “Thuốc bán theo đơn”.
- Thuốc tiêm ghi rõ đường dùng của thuốc, có thể ghi tắt: tiêm bắp (tb), tiêm dưới da (tdd), tiêm tĩnh mạch (tm).
- Thuốc nhỏ mắt, tra mắt ghi dòng chữ “Thuốc tra mắt”.
- Thuốc nhỏ mũi ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ mũi”
- Thuốc dùng ngoài da ghi dòng chữ “Thuốc dùng ngoài”
- Trên nhãn thuốc fải ghi dòg chữ “Để xa tầm tay TE”,“Đọc kỹ hướg dẫn sử dụg trước khi dùg”
2/Nhãn thuốc đặc biệt:
a)Nhãn nguyên liệu
Nhãn nguyên liệu làm thuốc phải có những nội dung sau:
- Tên nguyên liệu;
- Hàm lượng hoặc nồng độ (nếu có);
- Tiêu chuẩn của nguyên liệu;
- Khối lượng tịnh hoặc thể tích;
- Số lô sản xuất, ngày sản xuất;
- Hạn dùng, điều kiện bảo quản;
- Số đăng ký (nếu có);
- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, xuất xứ của thuốc;
- Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu (đối với nguyên liệu nhập khẩu).
Nhãn nguyên liệu làm thuốc thuộc loại gây nghiện phải có chữ “Gây nghiện”.
b) Nhãn trên vỉ thuốc
Nhãn trên vỉ thuốc bao gồm nội dung tối thiểu sau:
- Tên thuốc;
- Hoạt chất, hàm lượng: thuốc ở dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 3 hoạt chất thì phải ghi đủ hoạt chất, hàm lượng của từng hoạt chất;
- Số lô sản xuất, hạn dùng;
- Tên cơ sở sản xuất. Tên cơ sở sản xuất có thể viết tắt nhưng phải bảo đảm nhận diện được tên cơ sở sản xuất.
Vỉ thuốc phải được chứa trong bao bì ngoài có nhãn thể hiện đầy đủ nội dung quy định như các nhãn thuốc thông thường.
c)Nhãn trên bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ: 6 nội dung
- Tên thuốc
- Hoạt chất, hàm lượng or nồng độ
- Thể tích hoặc khối lượng
- Số lô sản xuất, hạn dùng
- Đường dùng: TB, TDD, TTM or uống (đvới nhãn thuốc uống ghi thêm dòng chữ “không được tiêm” đậm nét
- Tên cơ sở sản xuất
d) Nhãn thuốc pha chế theo đơn phải có những nội dung sau: 7 nội dung
- Tên thuốc, dạng bào chế
- Hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng
- Ngày pha chế, hạn dùng
- Đường dùng
- Tên bệnh nhân
- Tên người pha chế
- Tên, địa chỉ cơ sở pha chế thuốc
Cập nhật tin tức y dược nhanh nhất tại quầy thuốc
Quy định quản lý thuốc gây nghiện
Quy định quản lý thuốc gây nghiện:
Quản lý thuốc gây nghiện.
Khái niệm: Thuốc gây nghiện(TGN) là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp được sử dụng với mục đích phòng và chữa bệnh, nếu dùng kéo dài có thể dẫn tới nghiện được quy định tại Danh mục(DM) TGN & phù hợp với điều ước quốc tế.
Đối tượng áp dụng: Các tổ chức nhà nước, tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối, tồn trữ và sử dụng TGN.
Phạm vi điều chỉnh:
Áp dụng cho các thuốc được ghi trong Danh mục TGN (QĐ số 2033/1999/QĐ-BYT ngày 9/7/1999).
Không áp dụng cho: Thuốc phối hợp nhiều thành phần trong đó hàm lượng TGN ≤ hàm lượng quy định trong Danh mục TGN ở dạng phối hợp (trừ trường hợp xuất nhập khẩu).
Sản xuất - Pha chế TGN:
Các cơ sở SX: được BYT cho phép mới được SX TGN.
Cơ sở p.chế: K.Dược BV, viện nghiên cứu có giường bệnh được phép pha chế TGN để cấp phát cho BN nội trú, ngoại trú của BV đó.
Người pha chế TGN phải là DSĐH.
Mua bán TGN:
XN dược phẩm được phép sản xuất TGN chỉ được bán TGN do mình sx cho Công ty DPTW I- DPTW II .
Công ty DPTW I- DPTW II được mua bán nguyên liệu, thành phẩm TGN để phân phối theo các dự trù hợp lệ.
Việc điều chuyển TGN giữa các doanh nghiệp phải được Cục QLD phê duyệt.
Công ty DPTW I- DPTW II chịu trách nhiệm phân phối TGN cho: CTy DP tỉnh, TP trực thuộc trung ương, BVTW, viện NC, trường ĐHYD.
CTDP tỉnh, (TP/TW) phân phối cho: Bệnh viện tỉnh, thành phố (TW) ; Bệnh viện quận, huyện (tỉnh) ; Hiệu thuốc trực thuộc doanh nghiệp ; Bệnh viện ngành, cơ sở y tế ngành ; Trạm chuyên khoa hoặc khu điều dưỡng thương binh, trung tâm cai nghiện đóng trên địa bàn ; Tổ chức bán lẻ TGN để phục vụ người bệnh.
Hiệu thuốc quận, huyện, thị xã được mua TGN từ doanh nghiệp cấp trên trực tiếp để bán cho cơ sở y tế thuộc phạm vi hiệu thuốc được phân công và bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.
Người trực tiếp cấp phát, bán buôn, bán lẻ TGN: DSĐH (hoặc DSTH được thủ trưởng đ/v ủy quyền < 6 tháng).
Xuất nhập khuẩu TGN: -Doanh nghiệp Dược phẩm được BYT cho phép mới được XNK thuốc gây nghiện. -Hằng năm đơn vị này phải lập đơn hàng, nhu cầu để BYT xét duyệt và cấp phép. -Đ/v thuốc phối hợp trong đó có TGN với hàm lượng ≤ hàm lượng quy định trong Danh mục TGN ở dạng phối hợp: Khi XNK cũng phải qua xét duyệt của BYT.
Quy định duyệt dự trù :
Dự trù:
Lập dự trù theo mẫu qui định (4 bản).
Dự trù có số lượng > năm trước và giải thích rõ lý do.
Thời gian gửi dự trù trước 25/12.
Trường hợp cần thiết đơn vị có thể lập dự trù bổ sung.
Các bệnh viện trực thuộc Bộ Công an và Bộ GTVT, bản dự trù phải được Cục y tế/Bộ công an và Sở y tế / Bộ GTVT xác nhận.
Cấp duyệt dự trù:
Cục QLD (BYT) duyệt dự trù cho:
Bệnh viện TW, Viện nghiên cứu, DNDPTW.
Trường ĐH Y-Dược, TH Y-Dược (BYT).
Cục Quân y, cục y tế / Bộ CA, SYT / Bộ GTVT.
CSYT phục vụ người nước ngoài, có vốn ĐTNN.
Đơn vị ngoài ngành (nghiên cưú KH).
Nguyên liệu của DNSX.
Giám đốc SYT tỉnh (TP) duyệt dự trù cho:
Bệnh viện tỉnh, TP.
TTYT.
DNDP.
Đơn vị điều dưỡng thương binh.
BV, phòng khám tư.
CSYT ngành.
Giám đốc TTYT quận, huyện duyệt dự trù cho:
Trạm y tế xã, phường (TGN).
Trưởng khoa điều trị,Trưởng phòng khám đa khoa,Trưởng khoa dược: Duyệt phiếu lĩnh thuốc cho Khoa phòng phụ trách.
Cục trưởng cục quân y: Duyệt dự trù cho các đơn vị quân đội.
Cục y tế / BCA: xác nhận → ĐV trực thuộc.
Sở y tế / Bộ GTVT: uỷ quyền→SYT địa phương xét duyệt.
Giao nhận, vận chuyển, bquản:
Cấp phát, sd tại cs điều trị:
Khoa dược BV cấp phát TGN cho các khoa phòng điều trị theo các mẫu phiếu lĩnh thuốc đã được qui định.
BN điều trị ngoại trú: Khoa dược trực tiếp cấp phát TGN theo đơn của thầy thuốc.
Khoa phòng điều trị: Sau khi lĩnh TGN ở khoa dược, y tá được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước khi phát hoặc tiêm cho BN.
Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong BV, tủ thuốc ở bệnh xá do Y tá trực giữ và cấp phát TGN theo lệnh của thầy thuốc ; Khi đổi ca trực phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho ca trực sau.
Nếu TGN thừa (ko sd hết, người bệnh chuyển viện, tử vong) thì khoa điều trị phải làm giấy trả lại khoa dược ; Chủ nhiệm khoa dược tùy vào tình hình cụ thể mà xử lý (tái sd, hủy).
Chế độ sổ ghi chép:
Đơn vị sx pha chế phải mở sổ pha chế TGN (theo mẫu).
Đơn vị mua bán, cấp phát TGN phải lập sổ theo dõi tình hình xuất nhập các loại TNG theo qui định.
Các loại sổ xuất nhập và chứng từ liên quan phải được lưu trử 05 năm ; Thủ trưởng đơn vị lập hội đồng hủy. -thời gian lưu mẫu TGN được tính theo hạn dùng của mỗi lô thuốc ; Hết thời gian lưu mẫu, thủ trưởng đơn vị ra quyết định hủy.
Chế độ báo cáo:
Báo cáo nhập khẩu: 05 ngày sau khi nhập TGN.
Báo cáo năm: trước ngày 15/01 báo cáo lên cơ quan xét duyệt dự trù.
Báo cáo đột suất: trường hợp nhầm lẩn, ngộ độc, mất trộm, thất thoát.
Báo cáo xin hủy: TGN hết hạn, kém chất lượng hoặc hết thời gian lưu mẫu cần phải hủy
Nội dung báo cáo: tên thuốc,nồng độ, hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, pp hủy -> cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Cập nhật tin tức y dược nhanh nhất tại quầy thuốc
Ba kích giả và thật tràn lan thị trường
THUỐC CƯỜNG DƯƠNG: BA KÍCH “GIẢ”: CÓ THỂ BẠN ĐÃ TỪNG MUA
Ợ, thậm chí là ven đường, Ba kích tươi được bày bán tràn lan, nhìn sẽ hấp dẫn/kích thích hơn nhiều so với việc mua một bịch dược liệu khô, trông đen đen bẩn bẩn, mà chả biết thật-giả/chất lượng thế nào.
Nếu bạn nhận ra hình ảnh dưới đây, thì xin chia buồn với bạn, bạn đã mua phải ba kích giả, bạn mang về ngâm rượu, và tối tối trước khi hành sự, bạn cũng làm một vài chén nhỏ để tăng thêm phần tự tin và sung sức. Đây là hình ảnh ba kích “giả” được bày bán ở thị trấn Sapa:
Người bán chia làm 2 loại, trắng và tím, với giá củ tím cao hơn (cho nó giống với kiểu Ba kích thật). Thực chất đều là từ một cây, nhưng có củ trắng hơn, và có củ tím hơn mà thôi, và đương nhiên, cả hai loại này đều là giả.
Loại Ba kích “giả” này có lẽ được bày bán nhiều trong khoảng vài năm trở lại đây, đặc biệt bán nhiều ở thị trấn Sapa, ngoài ra còn bán ở các chợ vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Qua việc thu mẫu và tìm hiểu, loại Ba kích “giả” này thực tế là một loài Viễn chí: Kích nhũ trắng, 密花远志 mi hua yuan zhi (Mật hoa viễn chí – Viễn chí hoa dày), có tên khoa họcPolygala karensium Kurz.
Ba kích "giả": Polygala karensium Kurz.
Loài Viễn chí này mọc ở những nơi có khí hậu á nhiệt đới – ôn đới ở độ cao >700m – 3.000m (Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc(Tam Đảo), Hà Giang, Kon Tum, Khánh Hòa,…), trong khi Ba kích thật (Morinda officinalis F.C.How) mọc ở độ cao thấp hơn, từ vài chục m – 500m.
Ba kích thật: Morinda officinalis F.C.How
Không những bán trực tiếp ở những địa điểm trên (và có thể bán ở những nơi mà mình chưa đi/chưa biết), rất dễ khi lướt vài vòng qua các diễn đàn, fanpage trên facebook, bạn có thể thấy khá nhiều người giới thiệu bán loại Ba kích "giả" này phân phối trên cả nước với tiêu đề khá hấp dẫn kiểu như “Ba kích rừng/tự nhiên từ Lào Cai”. Và chắc hẳn là có rất nhiều người mua nó về dùng thử.
Lần sau gặp ông bà nào bán loại này mà giới thiệu cho các bác, các bác cứ ném thẳng tên khoa học vào mồm mấy ông bà ấy cho há hốc mồm ra nhé =)).
Xung quanh câu chuyện về các loại thuốc bổ dương còn khá nhiều điều thú vị và nhầm lẫn, khi nào có thời gian sẽ chia sẻ dần với các quý bạn, quý chị và quý ông. Thông điệp quan trọng nhất ở đây là "Không nên đùa với sức khỏe của 'của quý' của chúng ta/chồng chúng ta".
Cập nhật tin tức y dược hot nhất tại quầy thuốc
Sâm "Độc" đang xuất hiện nhiều trên thị trường hiện nay
SÂM “ĐỘC”
Trong thời gian khoảng vài năm trở lại đây, thấy có nhiều bạn hỏi về một loại được gọi là “Sâm”, được sử dụng làm thuốc ở các địa phương trên cả nước (Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên,…), và thậm chí một số nơi còn trồng để bán cho bà con nhân dân, có nơi bán với giá đến 500k/kg. Sau khi nhận được mẫu, hay xem ảnh về loại “Sâm” này, có một điều khá bất ngờ là mặc dù ở nhiều địa phương cách xa, nhưng các mẫu này đều là một loài. Điều này có thể là do, mọi người đã truyền tin/đồn đại với nhau về tác dụng của loại “Sâm” này trong thời gian khá dài.
Sâm là loại thuốc quý hiện nay ở Việt Nam chỉ có 1 số lượng ít ở Lào Cai, Hoàng Liên sơn và 1 loài sâm Ngọc Linh. Số lượng các loại sâm là rất ít và quý hiếm ở Việt Nam
Hình ảnh cây Sâm "độc"
Thực chất loại “Sâm” này là loài Thương lục Mỹ (Common pokeweed, Garget, Inkberry, Pigeonberry, Virginian poke, 垂序商陆 chui xu shang lu…), có tên khoa học là Phytolacca americana L. (họ Thương lục Phytolaccaceae) và rất không may là chúng có độc. Cây này có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, hiện nay mọc hoang hóa phổ biến ở cả châu Á và châu Âu.
Bộ phận được mọi người sử dụng làm thuốc là rễ củ, lại chính là phần chứa chất độc. Độc tính trong củ Thương lục là do các chất Phitolacin, Phitolacatoxin. “Khi dùng quá liều Thương lục gây ngộ độc, xuất hiện sau khi dùng 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, hoảng hốt, nói lảm nhảm. Liều lớn gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó, hạ huyết áp, tim ngừng đập gây TỬ VONG”. Biện pháp giải độc là dùng thuốc trợ sức. Kinh nghiệm dân gian dùng cam thảo sống, đậu xanh giã dập pha với nước sôi hoặc sắc uống để giải độc.
Mặc dù Thương lục được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh (tất nhiên là không dùng để làm thuốc bổ như Sâm), tuy nhiên khi sử dụng người ta thường chế với giấm hoặc cam thảo để giảm bớt độc tính của Thương lục.
Do khá nhiều người hỏi về loại “Sâm” này, nên mình thấy đây là vấn đề cấp bách liên quan đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tính mạng của cộng đồng, vậy mình viết bài này để thông tin đến các bạn, góp phần trong việc sử dụng thuốc Nam/thuốc YHCT một cách an toàn và hiệu quả cho mình và mọi người xung quanh. Nhiều bạn cùng thông tin sẽ hiệu quả hơn (và hy vọng sẽ không phải trả lời vấn đề này lại lần nào nữa).
Một lưu ý nữa là hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các thông tin trên mạng xã hội kiểu “thần dược”, hay các cây thuốc/bài thuốc được cộng đồng chia sẻ rất nhiều. Những thông tin này cũng có thể giúp ích đến nhiều bạn, tuy nhiên chúng ta luôn cần kiểm chứng lại thông tin trước khi sử dụng nếu có thể.
Nguồn: Thầy Nghiêm Đức Trọng
Cập nhật tin tức y dược hot nhất tại quầy thuốc
Vaccin Ebola ở khỉ và hy vọng mới với bệnh nhân Ebola
Một Vaccin Ebola mới có thể được thử nghiệm ở người sau 8 con khỉ được tiêm chủng thử nghiệm đã không mắc phải bệnh chết người này, trong khi hai con khỉ chưa được tiêm chủng đã nhiễm. Và trong một diễn biến khác, nghiên cứu các cơ chế sinh học của virus đã tạo ra kết quả đó có thể dẫn đến một loại thuốc điều trị trong tương lai.
Ebola
Vaccine đã bảo vệ cho các động vật sau một liều duy nhất - cho thấy sự thành công trong việc khắc phục những hạn chế về an toàn đã được nhìn thấy với việc sử dụng các loại vesicular stomatitis virus(VSV) như là một phương hướng.
Việc sử dụng các loại virus này được thiết kế để thực hiện, như vô hại nhất có thể, các protein miễn dịch kích thích tư duy từ chủng Makona của virus Ebola Zaire.
Các nhà khoa học làm việc trên các phiên bản mới của loại vắc-xin đã chia sẻ kết quả của họ trong một bức thư gửi cho tạp chí Nature.
Họ nói rằng các virus trong máu vaccine liên quan đã được nhìn thấy trong các vắc-xin dựa trên thế hệ VSV đầu tiên, đã được thử nghiệm trên người ở, nay đã được "giảm gấp mười lần" trong nghiên cứu của họ.
Các chuyên gia đã làm việc với nhau từ Đại học Texas Medical Branch, trong đó có Galveston National Laboratory, và commercial immunology and virology departments of Profectus BioSciences.
Profectus - là vaccine dựa trên VSV (loại vi khuẩn hiếm khi ảnh hưởng đến chúng tôi, với các triệu chứng giống như cúm, và thay vào đó phổ biến nhất là ảnh hưởng đến gia súc, mà có được một căn bệnh giống như lở miệng) - đã được tài trợ cho sự phát triển của vắc-xin Ebola do chính phủ Mỹ tài trợ, báo cáo The New York Times.
Các nhà khoa học đã làm việc với Profectus sử dụng VesiculoVax của "nền tảng vector." Giám đốc của công ty khoa học, John Eldridge, PhD, nói trong một thông cáo báo chí:
"Đây là bằng chứng đầu tiên của một loại vaccine có thể nhanh chóng sử dụng liều đơn để bảo vệ chống lại sự lạm dụng Makona của virus Ebola Zaire chịu trách nhiệm hơn 10.000 ca tử vong ở các bệnh dịch đang diễn ra ở Tây Phi."
Trong phần kết luận của bài báo của họ, các nhà nghiên cứu vạch ra những tiềm năng của vắc-xin:
"Những phát hiện này mở đường cho việc xác định và sản xuất an toàn, đơn liều, hiệu quả cao của vaccin (s) để chống lại dịch filovirus hiện tại và tương lai ở châu Phi và sử dụng chúng làm vũ khí sinh học."
Virus Ebola có dễ bị tổn thương 'protein áo kiểm tra'
Trong một diễn biến khác chống lại Ebola, các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu trong báo cáo trên tạp chí Cell cho biết họ đã tìm thấy một protein chịu trách nhiệm cả việc bảo vệ và "uncloaking" vật liệu di truyền của virus - và điều đó làm gián đoạn quá trình này tiêu diệt virus.
Bộ lông protein có nghĩa là vật liệu di truyền của virus (RNA) không bị phá hủy bởi các enzyme có thể chưa được tiết lộ cho máy móc sao chép của virus.
Các nhà khoa học làm việc trên sự hiểu biết mục tiêu tiềm năng này để điều trị Ebola, có trụ sở tại trung tâm khoa học khác nhau ở Mỹ, trong đó có nhiều người ở Texas, với đồng tác giả đầu tiên Daisy Leung, PhD, từ Washington University School of Medicine ở St. Louis, MO.
Cách đặc biệt, trong đó các nghiên cứu miễn dịch, vi sinh học và các nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm khác ảnh hưởng đến protein với công việc nuôi cấy tế bào có nghĩa là nó vẫn có thể bóc tách các RNA của virus - nhưng không thể tái tạo lại nó.
Hiệu quả của việc này là để ngăn chặn virus mới đang nổi lên từ các tế bào bị nhiễm, dẫn đến triển vọng nhắm mục tiêu các cơ chế protein với các thuốc kháng virus có tiềm năng chống lại Ebola.
Các nhà khoa học từ St. Louis đã rút ra một so sánh với viên cloak-kiểm cho các protein. Tác giả cấp cao Gaya Amarasinghe, tiến sĩ, phó giáo sư bệnh lý học và miễn dịch học tại Trường Y khoa Washington, cho biết:
"Protein kiểm tra áo này, được biết đến như VP35, có rất nhiều tiềm năng như là một mục tiêu mới cho phương pháp điều trị Ebola.
Nếu chúng ta có thể ngăn chặn quá trình này, chúng ta có thể ngăn chặn nhiễm Ebola bằng cách ngăn chặn sự sao chép virus. "
Quay trở lại với những tin tức vaccine từ Texas, nó sau những phát triển riêng biệt của Đại học Wisconsin-Madison tháng ba, mà còn liên quan đến sự thành công thử nghiệm trên khỉ tiêm chủng, nhưng lần này với một vắc-xin Ebola từ bất hoạt toàn bộ virus.
Tuy nhiên, một con đường phát triển, trên cơ sở một loại vắc xin trên cytomegalovirus, cũng là trong các tin tức trong tháng trước. Vắc xin này đã kéo dài khả năng miễn dịch ở động vật và có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu các virus Ebola trong loài vượn lớn châu Phi trong hoang dã.
Cập nhật tin tức y dược hot nhất tại quầy thuốc