Bà bầu ăn khổ qua có tốt không? Lợi ích của khổ qua với bà bầu
Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng là thực phẩm có tính mát được dùng làm vị thuốc trong đông y, bà bầu ăn khổ qua để bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu ăn khổ qua cần tuân thủ một vài lưu ý nhỏ để tránh gây ra tác dụng không mong muốn.
Bà bầu ăn khổ qua có tốt không?
Khổ qua là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate,… đặc biệt hơn là momordicin có trong khổ qua rất tốt cho dạ dày.
Bà bầu ăn khổ qua để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và em bé, charantin và polypeptide-P là hai chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ bầu, giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, bà bầu ăn khổ qua giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và phòng ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi nhờ chất folate trong khổ qua. Ngoài ra, khi mẹ bầu ăn khổ qua sẽ hạn chế được các chứng bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, táo bón,… Tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe của mẹ bầu nhờ hàm lượng vitamin C và các khoáng chất thiết yếu.
Bà bầu ăn khổ qua bổ sung chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phá triển của bé
Mặc dù khổ qua có nhiều chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhưng mẹ bầu không nên ăn thường xuyên vì loại quả này có chứa các độc tố gây hại đối với sức khỏe của mẹ bầu. Một số tác hại điển hình nhất của khổ qua đối với mẹ bầu là:
Một lượng protein có hại trong khổ qua có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến xuất huyết hoặc sinh non. Vị đắng ở khổ qua kích thích mạnh dẫn đến co bóp dạ dày và tử cung dễ dàng gây sẩy thai ở người có tử cung ngả sau hoặc niêm mạc tử cung mỏng.
Ăn nhiều khổ qua có thể gây tác dụng ngược lại đối với hệ tiêu hóa, điển hình như nôn ói, đầy hơi, ợ nóng, đau bụng, mờ mắt, nổi mẩn do thành phần uinine, saponic glycosides và morodicine gây nên.
Bà bầu ăn khổ qua thường xuyên có thể gây ra bệnh thiếu máu favism (G6PD) đi kèm các triệu chứng sốt, đau đầu, khó chịu ở bụng và hôn mê.
Bà bầu ăn khổ qua như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bà bầu ăn khổ qua cần tuân thủ một vài lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất
Khổ qua rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bà bầu không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ không nên ăn khổ qua.
Nên ăn ở mức độ vừa phải, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, khổ qua chi gây hại khi bà bầu ăn với số lượng quá nhiều.
Bà bầu ăn khổ qua vừa có lợi với sức khỏe của mẹ vừa cung cấp chất dinh dưỡng vào quá trình phát triển của thai nhi, tuy nhiên ăn với mức độ cho phép để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Tham khảo thêm một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu tại đây:
Góc giải đáp: Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Góc giải đáp: Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Nôn nghén trong thai kỳ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, không có cảm giác ăn ngon miệng và thường lựa chọn các loại đồ ăn có vị chua ngọt hoặc chua mặn để giảm cảm giác muốn nôn ói, nhiều bà bầu ưu tiên lựa chọn ô mai mơ gừng để ngăn ngừa cảm giác nôn ói trong thời gian mang thai. Vậy bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không và nên ăn như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không và đưa ra lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn ô mai mơ gừng.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không?
Ô mai mơ gừng được làm từ thành phần chín là quả mơ tươi, gừng và đường hoặc muối. Nhiều người thường xếp ô mai mơ gừng vào nhóm thực phẩm ăn nhanh không có chất dinh dưỡng và vô bổ, thực chất trong ô mai mơ gừng vẫn có các loại vitamin, các vi chất như sắt ,kẽm và kali.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không? Bà bầu có thể ăn ô mai mơ gừng, đặc biệt trong thời gian thai nghén, các biểu hiện như nôn ói khiến bà bầu không có cảm giác thèm ăn, ô mai mơ gừng sẽ giúp bà bầu giảm cảm giác nôn ói, ghê cổ.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng giúp giảm cảm giác ghê cổ và nôn nghén
Lợi ích từ việc ăn ô mai mơ gừng:
Nhiều bà bầu thường mắc tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm đối với cơ thể mẹ và cả em bé, nguy cơ tiền sản giật của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cao gấp 4 lần người bình thường và tỉ lệ băng huyết sau sinh là rất lớn, đối với thai nhi, em bé có thể có nguy cơ bị tật hoặc tụt canxi, dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn so với các em bé bình thường. Ăn ô mai mơ gừng sẽ giúp các mẹ ổn định lượng đường trong máu và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Kẽm và canxi có trong ô mai mơ gừng phòng ngừa bệnh thiếu máu cho cả mẹ và bé. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi.
Tăng cường vitamin và các khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn ô mai mơ gừng?
Khi ăn ô mai mơ gừng mẹ bầu cần lưu ý đến vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
Khi ăn ô mai mơ gừng, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:
Trên thị trường có rất nhiều loại ô mai, để lựa chọn được một nơi bán ô mai uy tín về chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất khó, do vậy các mẹ bầu cần thật thận trọng và tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ của ô mai mơ gừng.
Ăn nhiều ô mai mơ gừng khiến cho các mẹ bầu mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính vì vậy không nên ăn nhiều ô mai mơ gừng và ăn với mức độ vừa đủ. Cân bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều rất quan trọng, không thể vì thích và cảm thấy ô mai mơ gừng ngon mà lựa chọn nó để thay thế các bữa phụ khác.
Bà bầu ăn ô mai mơ gừng được không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn ô mai mơ gừng, tuy nhiên nên ăn với một số lượng vừa đủ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Tham khảo một số loại thực phẩm cho bà bầu tại đây:
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Bà bầu ăn được lá lốt không? Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Bà bầu ăn ngao được không? Những lưu ý cần biết khi ăn ngao
Bà bầu ăn ngao được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng có trong ngao, giúp bạn giải quyết câu hỏi bà bầu ăn ngao được không.
Bà bầu ăn ngao được không?
Trong 100g ngao có chứa đến:
25,5g protein
2,0g chất béo
5,1g carbohydrate
67mg cholesterol
485 IU vitamin A
18,8mg vitamin C
84,1mcg vitamin B12
23,8mg sắt
287mg phốt pho
534mg kali
2,3mg kẽm
6mg đồng
9mg Mangan
54,5mcg Selen
Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu thường bị đau mỏi lưng, ăn ngao có thể giúp mẹ bầu bổ sung canxi, tăng cường sức khỏe xương khớp và hạn chế tình trạng mỏi lưng, đặc biệt canxi trong ngao được hấp thu qua cơ thể mẹ và truyền vào em bé giúp em bé phát triển xương khớp.
Bà bầu ăn ngao để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé
Sắt là thành phần có trong ngao giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu.
Hợp chất protein monogrosvin giúp mẹ bầu tái tạo năng lượng một cách nhanh chóng, tăng cường phục hồi sức khỏe sau sinh và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé, Protein trong ngao còn hỗ trợ quá trình tiết sữa để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho em bé.
Omega-3 trong ngao rất có lợi đối với sức khỏe tim mạch của mẹ bầu, phát triển trí thông minh cả em bé. Vitamin A giúp phát triển đôi mắt của thai nhi, giúp em bé có đôi mắt sáng và tinh.
Trong thời gian mang thai, thay đổi nội tiết tố làm cho làn da của bà bầu trở nên sần sùi, nhiều mụn và có thể xuất hiện các vấn đề về da như nám và tàn nhang, ngao có thể giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề về da, để mẹ bầu sở hữu một làn da mịn màng.
Bà bầu ăn ngao được không? Bà bầu có thể ăn ngao, ngao có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu và thai nhi, chính vì vậy ăn ngao rất có lợi đối với sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn ngao cần lưu ý những gì?
Bà bầu ăn ngao cần tuân thủ một vài lưu ý đẻ đạt hiệu quả tốt nhất
Ngao có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều ngao vì có thể dẫn đến ngộ độc như lạnh bụng, tiêu chảy.
Không ăn trái cây ngay sau khi ăn ngao, trái cây có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Tránh kết hợp chế biến ngao với các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để tránh ngộ độc.
Bà bầu ăn ngao được không? Ngao là thực phẩm rất tốt cho bà bầu, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé, giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tiết sữa và tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe sau sinh, cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Mặc dù trong ngao có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng bà bầu không nên lạm dụng quá mức, nó sẽ dẫn đến tác dụng xấu về mặt sức khỏe.
Xem thêm một số loại thực phẩm dành cho bà bầu tại đây:
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Bà bầu ăn được lá lốt không? Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Giải đáp: Bà bầu ăn ngải cứu có tốt cho sức khỏe không?
Ngải cứu là một loại thực phẩm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt loại cây này có tính dược liệu và thường được ưu tiên đưa vào thực đơn tẩm bổ của bà bầu, vậy bà bầu ăn ngải cứu có tốt không và nên ăn kết hợp như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn công dụng của ngải cứu và một vài lưu ý khi bà bầu ăn ngải cứu.
Rau ngải cứu là một loại cây lâu năm trong họ Asteraceae, có nguồn gốc từ Bắc Âu, Châu Á. Ngải cứu có mùi thơm đặc trưng của thảo dược và có vị đắng. Ngải cứu giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như là: vitamin B2, vitamin B9, kali, canxi, magie, mangan,…
Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?
Rau ngải cứu có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, chất béo, vitamin, các khoáng chất và Thujone, Artemisinin, Chamazulene. Tuy nhiên, bà bầu được khuyến cáo không nên ăn rau ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, Thujone và methanol là chất có trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt methanol có thể là giảm khả năng sinh sản của mẹ bầu.
Bà bầu ăn ngải cứu đúng thời điểm và ăn lượng vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe thai nhi
Nếu biết kếp hợp đúng cách, sử dụng đúng lúc, rau ngải cứu mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu. Trong thời gian mang thai, nghén là nỗi ám ảnh đối với mẹ bầu, biểu hiện rõ nhất của nghén là nôn mửa, khó ăn, ngải cứu với thành phần là vitamin B kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, giảm dần tình trạng nôn nghén. Mẹ bầu có thể dùng ngải cứu khô đem sắc lấy nước uống.
Bà bầu ăn ngải cứu cần lưu ý những gì?
Mặc dù ngải cứu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên khi bà bầu ăn ngải cứu cần lưu ý một số điều sau:
Thứ nhất, không nên ăn ngải cứu vào 3 tháng của thai kỳ, từ tháng thứ tư mẹ bầu có thể ăn rau ngải cứu nhưng ăn với một lượng cho phép, tốt nhất nên hỏi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thứ hai, nhiều mẹ bầu uống ngải cứu như một vị thuốc đông y gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến sinh non. Chính vì vậy mẹ bầu không nên uống nước ngải cứu sống, do Thujone trong ngải cứu tồn tại dưới hai dạng chính là alpha và beta-thujone có thể gây ngộ độc, không tốt với sức khỏe của mẹ bầu.
Thứ ba, bà bầu ăn ngải cứu liên tục có thể ảnh hưởng tới thần kinh, tổn thương gan và có các triệu chứng co giật.
Bà bầu ăn ngải cứu nên tuân thủ một vài lưu ý để tốt cho sức khỏe thai nhi
Rau ngải cứu có nhiều hàm lượng dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào ngải cứu cũng tốt và giải quyết được các vấn đề về sức khỏe. Bà bầu ăn ngải cứu cần tuân thủ một vài lưu ý để an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé, không nên ăn quá nhiều ngải cứu, đặc biệt không ăn ngải cứu vào 3 tháng đầu của thai kỳ và không lạm dụng ngải cứu như vị thuốc đông y, điều này rất có hại với mẹ bầu.
Tham khảo một số thực phẩm cho mẹ bầu tại đây:
Bà bầu ăn dâu da được không? Lưu ý khi bà bầu ăn dâu da
Bà bầu ăn được mướp đắng không? Lưu ý khi bà bầu ăn mướp đắng
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Bà bầu ăn được dê không? Lợi ích bất ngờ từ thịt dê cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, việc bà bầu ăn được thực phẩm nào và không ăn được loại nào cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và không gây biến chứng cho thai nhi. Với thịt dê chứa hàm lượng sắt và kẽm dồi dào được cho là thực phẩm rất tốt với mẹ bầu. Giải thích thắc mắc bà bầu ăn được dê không, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của thịt dê với bà bầu sau đây.
Bà bầu có ăn được thịt dê không?
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt dê
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra số liệu phân tích hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt dê bao gồm:
Nước: 65,7g
Protein: 19g (có 17,5% protit)
Chất béo: 14,1g (40% lipit)
Cholesterol: 92mg
Vitamin A: 22mcg
Retinol: 22mg
Thiamin: 0,05mg
Photpho: 146mg
Kali: 232mg
Natri: 80,6mg
Magie: 20mg
Sắt: 2,3mg
Riboflavin: 0,14mg
Niacin: 4,5mg
Vitamin E: 0,26mg
Kẽm: 3,22mg
Selen: 32,2mcg
Đồng: 0,75mg
Mangan: 0,02mg.
Bà bầu ăn thịt dê có lợi ích gì?
Thịt dê chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất có lợi cho giai đoạn mang thai. Lợi ích của việc bà bầu ăn thịt dê bao gồm:
Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu: Thịt dê có chứa hàm lượng sắt dễ hấp thụ, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu.
Bổ sung kẽm: Bà bầu ăn thịt dê giúp giảm mệt mỏi, đau nhức xương khớp, giúp em bé phát triển hệ xương khớp tốt hơn.
Bổ sung protein: Thịt dê cung cấp nguồn protein dồi dào cho bà bầu, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu để tăng cường sức đề kháng.
Hỗ trợ tiêu hóa: Bà bầu ăn thịt dê có thể tăng cường lưu thông máu, bổ sung các enzym tốt cho hệ tiêu hóa.
Kết luận: Bà bầu ăn được dê không?
Với những lợi ích kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng phụ nữ mang thai có thể ăn thịt dê để bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm cho thai nhi. TUy nhiên, thịt dê có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị khó chịu. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn thịt dê 1 bữa/ tuần để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, bà bầu cần lưu ý những điểm sau khi ăn thịt dê:
Không nên uống trà sau khi ăn thịt dê
Không ăn thịt dê cùng bí đỏ, dưa hấu để tránh rối loạn tiêu hóa.
Bà bầu không nên ăn thịt dê khi nào?
Khi ăn thịt dê, các mẹ bầu cần chú ý tuần thủ một vài nguyên tắc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của nó. Đồng thời không lợi bất cập hại gây những bất lợi cho sức khỏe. Với một số trường hợp đặc biệt thì mẹ bầu cũng không nên ăn thịt dê để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể:
Bà bầu bị nóng trong người: thịt dê có tính nóng, dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây nóng trong. Vì vậy nếu mẹ bầu bị nhiệt miệng, hay nổi mụn, nóng trong người thì không nên ăn thịt dê.
Bà bầu bị viêm gan cũng nên tránh ăn thịt dê vì hàm lượng chất béo dồi dào có trong thịt dê có thể làm tăng tình trạng gan nhiễm mỡ, kích thích quá trình phát triển bệnh viêm gan.
Bà bầu bị huyết áp, bệnh tim mạch ăn thịt dê sẽ bị nóng và tăng huyết áp, rất nguy hiểm với thai nhi.
Bà bầu đang bị sốt, đau răng, viêm ruột cũng không nên ăn thịt dê do tính nóng của loại thịt này.
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có vai trò khá quan trọng. Trong suốt thai kỳ, phụ nữ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị về thực phẩm nên ăn khi mang thai và thực phẩm nên tránh. Bổ sung dinh dưỡng đa dạng bằng cách loại trái cây được bà bầu yêu thích. Vậy với đu đủ chín, bà bầu ăn đu đủ chín được không? Chúng ta cùng giải đáp thắc mắc này bằng bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Hàm lượng dinh dưỡng trong đu đủ chín
Đu đủ là loại cây mọc nhiều ở các nước có khí hiệu nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa. Với vị ngọt mát, nhiều nước, đu đủ khi chín được nhiều người ưu thích. Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra trong 100g đu đủ chín có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:
Vitamin C: 74-80mg. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể hiệu quả, ngừa viêm nhiễm, giảm cúm.
Chất xơ 1.97 g: Chất xơ trong đu đủ giúp kiểm soát mỡ máu rất tốt, lợi cho tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh đường ruột.
Beta caroten 2100 mcrg: Thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin A cho cơ thể, phòng ngừa khô da, sáng mắt.
Đường có lợi 13g: An toàn với những người bị đái tháo đường.
Lợi ích của bà bầu khi ăn đu đủ chín
Cải thiện tiêu hóa: Trong đu đủ có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường iêu hóa, nhuận tràng, điều trị táo bón khi mang bầu hiệu quả.
Giảm ốm nghén: Với vị ngọt thanh mát, đu đủ chín giúp mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn và các triệu chứng khó chịu do ốm nghén như ợ hơi, đầy bụng. Hàm lượng vitamin C cũng giúp điều hòa hormon cho mẹ bầu, duy trì tinh thần thoải mái hơn.
Làm đẹp da: Vitamin E trong đu đủ chín có tác dụng ngăn ngừa hình thành sắc tố melanin gây sạm da, nám da khi mang thai, tăng cường làm da trắng sáng tự nhiên.
Hạn chế tình trạng mẹ bầu tăng cân quá mức: Ăn đu đủ chín vào các bữa phụ giúp mẹ bầu hấp thu lượng đường có lợi cho cơ thể mà không gây tăng cân, giảm cảm giác thèm ăn, điều hòa lượng mỡ trong máu.
Tăng cường đề kháng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, ngăn ngừa cảm cúm cho mẹ bầu.
Giảm tình trạng chuột rút khi mang thai nhờ hàm lượng canxi tự nhiên có trong đu đủ chín.
Tăng cường phát triển não bộ, thị giác cho thai nhi nhờ hàm lượng caroten và acid folic cao, kích thích quá trình hình thành các tế bào máu trong cơ thể mẹ bầu.
Giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe.
Kết luận: bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Với những lợi ích nêu trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng bà bầu nên ăn đu đủ chín để bổ sung các dưỡng chất cần thiết và đa dạng cho thai nhi. Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn đu đủ chín là:
Không sử dụng đu đủ khi còn xanh, chưa chín hoàn toàn do còn trong nhựa mủ của quả xanh chứa nhiều chất papain gây co thắt cơ trơn tử cung, dễ gây sảy thai.
Hạt đu đủ rất độc, phải bỏ hoàn toàn: Hạt đu đủ chứa carpine, với một số lượng lớn carpine sẽ làm mẹ bầu bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
Không sử dụng khi có vấn đề về tiêu chảy: Hàm lượng chất xơ cao nên khi đang bị tiêu chảy tuyệt đối không ăn loại quả này, sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Đu đủ có tính hàn, không nên ăn khi đã để trong ngăn mát tủ lạnh, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Bà bầu ăn được lá lốt không? Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Lá lốt là một loại rau gia vị được xếp vào các loại thuốc Nam, có tác dụng giải cảm, chữa trị chứng phù nề, viêm xoang, giúp nhuận tràng. Nhiều người còn khuyên mẹ bầu ăn lá lốt để cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu ăn được lá lốt không, có gây ảnh hưởng gì tới thai nhi không. Để giải đáp thắc mắc này, các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn lá lốt được không?
Lợi ích của lá lốt với bà bầu
Lá lốt là loại rau gia vị phổ biến ở nước ta. Trong y học, lá lốt có công dụng giảm đau xương khớp, điều trị đầy hơi, có tác dụng giải cảm hiệu quả. Trong lá lốt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, ngăn ngừa tiểu đường.
Với phụ nữ mang thai, trong Đông y quan niệm bà bầu ăn lá lốt giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm ốm nghén, kích thích ăn ngon miệng. Với khoa học hiện đại đã chứng minh bà bầu ăn lá lốt mang lại nhiều công dụng như:
Giảm táo bón, tốt cho tiêu hóa vì trong lá lốt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào
Lá lốt chống chảy máu chân răng hiệu quả
Lá lốt có vị nồng, tính ấm có tác dụng giữ ấm bụng, điều trị rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, nôn
Lá lốt nhiều thành phần chống oxy hóa có tác dụng điều trị ho cho bà bầu hiệu quả
Lá lốt có khả năng chống viêm, giảm đau, bảo vệ gan
Bà bầu ăn lá lốt có thể làm giảm các cơn đau nhức mỏi chân tay, đau lưng
Lá lốt có tính kháng sinh và sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ giải cảm an toàn cho bà bầu.
Bà bầu ăn được lá lốt không?
Với những lợi ích nêu trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu có thể ăn lá lốt. Bà bầu bổ sung lá lốt vào thực đơn hằng ngày bằng cách chế biến lá lốt thành nhiều món ăn phù hợp với khẩu vị.
Với những bà bầu mang thai khó, có tiền sử sảy thai thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi muốn ăn lá lốt. Bà bầu có thể ăn lá lốt, tuy nhiên không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Lá lốt có thể ăn 1-2 bữa/tuần. Vì lá lốt có tính nóng nên bà bầu ăn quá nhiều lá lốt có thể gây nóng trong người. Vì vậy khi ăn lá lốt bạn nên để ý phản ứng của cơ thể, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường khi ăn lá lốt thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi bà bầu ăn lá lốt
Dân gian truyền miệng rằng bà bầu ăn lá lốt có thể gây mất sữa sau sinh. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được lá lốt gây mất sữa. Hơn nữa, trong lá lốt còn có các thành phần được cho là rất tốt cho bà bầu. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt theo những lưu ý nêu trên.
Ngoài việc dùng lá lốt để ăn, lá lốt với bà bầu còn có nhiều công dụng và cách dùng khác như:
Rửa vùng kín bằng nước lá lốt có thể hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo, khí hư gây ngứa khi mang thai. Bạn có thể nấu nước lá lốt đun sôi rồi sử dụng.
Giã lá lốt tươi lấy nước có thể dùng cho mẹ bầu đắp mặt để trị tàn nhang, nám da, làm da sáng mịn hơn, giảm sưng viêm do mụn. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng cách xông hơi mặt với nước lá lốt.
Ngâm chân với nước lá lốt giúp mẹ bầu tránh tình trạng phù chân, đả thông kinh mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Bà bầu ăn được mướp đắng không? Lưu ý khi bà bầu ăn mướp đắng
Mướp đắng là món ăn giúp kích thích vị giác được nhiều người yêu thích. Nhưng với mẹ bầu vẫn được khuyên hạn chế ăn mướp đắng. Vậy các mẹ lỡ ăn mướp đắng khi mang thai có bị sao không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn được mướp đắng không.
Bà bầu có ăn được mướp đắng không?
Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe
Bà bầu ăn mướp đắng đúng cách, đúng thời điểm, với lượng vừa phải sẽ có những lợi ích như:
Ngừa dị tật bẩm sinh: Hàm lượng vitamin B9 trong trái khổ qua khá lớn. Khi mang thai, mẹ bầu ăn 100g mướp đắng có thể cung cấp đủ 25% nhu cầu về folate mỗi ngày. Đây là một trong những cách bổ sung folate tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Chống tiểu đường thai kỳ: Chất charantin và những khoáng chất khác trong mướp đắng có công dụng ổn định lượng đường huyết. Bổ sung mướp đắng vào thực đơn dinh dưỡng giúp bà bầu giảm thiểu các nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Thậm chí, với những thai phụ đang mắc tiểu đường, ăn mướp đắng sẽ làm giảm các tình trạng của bệnh.
Tăng sức đề kháng: Sự thay đổi về tâm sinh lý của cơ thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Mướp đắng đáp ứng tới 50% nhu cầu về vitamin C cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào có trong mướp đắng còn hỗ trợ việc hấp thụ canxi và sắt, giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu thường gặp ở phụ nữ có thai.
Tác hại của mướp đắng với bà bầu
Mướp đắng có ít chất béo, không phải là loại thực phẩm có lợi cho bà bầu. Bà bầu ăn mướp đắng quá nhiều cũng có thể sẽ phải đối diện với những tác hại xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ lẫn thai nhi.
Mẹ bầu ăn mướp đắng nhiều sẽ gây đau bụng, ợ hơi
Mướp đắng có thể gây đau bụng hoặc ợ hơi nếu mẹ bầu làm dụng món ăn này trong thời kỳ mang thai. Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy, đau bụng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của bà bầu.
Ăn nhiều mướp đắng có thể ngộ độc
Mướp đắng có chứa các độc tính gây ngộ độc cho bà bầu như: quinine, morodixin. Đặc biệt, chất vicine trong hạt mướp đắng có thể khiến thai phụ bị nôn ói, đau co thắt bụng, thậm chí gây hôn mê.
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng cũng có thể gây sinh non, sảy thai
Bà bầu ăn nhiều mướp đắng gây kích thích, làm tăng cơ thắt tử cung. Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng ở những tháng đầu của thai kỳ có thể gây xuất huyết dẫn đến sảy thai. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mướp đắng làm tăng các cơn co thắt tử cung. Ăn nhiều mướp đắng ở giai đoạn này của thai kỳ có thể khiến thai phụ sinh non và phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Kết luận: Bà bầu ăn được mướp đắng không?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, giữa những lợi ích và nguy cơ kể trên, bà bầu nên hạn chế ăn mướp đắng để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Ăn mướp đắng quá nhiều sẽ rất có hại, tuy nhiên nếu mẹ bầu quá thèm thì có thể ăn món ăn này vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ với hàm lượng không quá 200g mướp đắng mỗi tuần. Nhưng với 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng. Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn mướp đắng để tránh nguy cơ sinh non. Nếu sau khi ăn mướp đắng xuất hiện các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn thì mẹ bầu cần đi khám ngay.
Có nên ăn dứa khi mang thai? Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt?
Bà bầu thường luôn thắc mắc về vấn đề ăn được hay không ăn được các loiaj thực phẩm trong thực đơn hằng ngày, bởi vì có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Với trái dứa, dân gian lưu truyền rằng bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai nên nhiều mẹ bầu đã loại bỏ hẳn dứa ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên chưa có bất kỳ chứng minh khoa học nào nói rằng bà bầu không thể ăn dứa. Vậy bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt? Có nên ăn dứa khi mang thai không? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn cụ thể dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng có trong trái dứa
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng dứa là loại quả rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể rất tốt. Hàm lượng vitamin C trong một cốc nước dứa đã có thể đủ cho nhu cầu một ngày của phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong trái dứa cũng chứa nhiều hoạt chất khác như sắt, đồng, magie, vitamin B6 cần thiết cho quá trình mang thai. Nhờ các thành phần dinh dưỡng phong phú và vị ngọt thơm, dứa được dùng phổ biến để ăn, ép sinh tố và nấu dứa cùng các món ăn phong phú khác để tăng hương vị món ăn.
Những rủi ro bạn cần lưu ý ăn dứa khi mang thai
Dân gian cho rằng ăn dứa khi mang bầu có thể gây sảy thai nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này. Đây được coi là kinh nghiệm truyền miệng từ dân gian nên bà bầu có tâm lý tránh ăn dứa để đảm bảo sức khỏe.
Thực tế cho thấy, trong quả dứa có chứa một loại enzyme tên là bromelain, hoạt chất này không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai do có thể làm cơ thể chảy máu bất thường. Tuy nhiên, hoạt chất này chỉ tồn tại trong lõi quả dứa, chúng ta thường bỏ lõi đi nên việc ăn dứa có thể gây sảy thai là tỷ lệ rất thấp. Hàm lượng chất này trong 1 quả dứa hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ, trừ khi nào mẹ ăn 7 – 10 trái dứa cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, bà bầu ăn dứa cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ khác như:
Phụ nữ mang thai bị bệnh dạ dày nếu ăn dứa có thể bị ợ chua, trào ngược dạ dày.
Một số dấu hiệu dị ứng do ăn dứa như kích ứng da, ngứa và sưng khoang miệng
Nghẹt mũi, hen suyễn, chảy nước mũi.
Bà bầu ăn dứa khi nào thì tốt? Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn dứa trong thai kỳ
Tóm lại, bà bầu có thể bổ sung dứa vào thực đơn hằng ngày nhưng cần ăn với liều lượng vừa phải. Vậy bà bầu ăn dứa khi nào tốt? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng:
Trong 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn dứa
Trong 3 tháng giữa: bà bầu có thể ăn 50-100g dứa trong 2-3 bữa/tuần.
Trong 3 tháng cuối: Bà bầu có thể ăn dứa thường xuyên hơn nhưng cần kết hợp theo dõi cơ địa. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường thì nên ngừng ăn dứa và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý vài điều khi ăn dứa trong thai kỳ:
Mẹ bầu không nên ăn quá 7 quả dứa mỗi tuần.
Ăn dứa cần gọt hết mắt dứa và bỏ lõi trước khi ăn để tránh nhiễm độc.
Không nên ăn dứa khi đói, cơ thể mệt mỏi hoặc bị bệnh dạ dày.
Không nên ăn quả dứa đã bị dập nát hoặc đã gọt vỏ và để lâu trong tủ lạnh.
Mẹ bầu không nên ăn dứa vào buổi tối.
Nếu mẹ bầu bị dị ứng dứa thì có thể dùng dứa chế biến món ăn thay vì ăn sống.
Bà bầu ăn được vải không? Lưu ý ăn vải đúng cách với bà bầu
Với bà bầu, bổ sung dưỡng chất cho thai nhi bằng đa dạng các loại hoa quả rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Với quả vải, loại quả thường có vào mùa hè thì bà bầu ăn vải được không? Chúng ta sẽ cùng làm rõ lợi ích của quả vải với mẹ bầu và cách ăn vải an toàn cho thai nhi dưới đây.
Bà bầu ăn được vải không?
Những lợi ích của quả vải đối với bà bầu
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng mẹ bầu có thể ăn tất cả các loại hoa quả, ăn càng đa dạng càng tốt. Với quả vải cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu. Thành phần dinh dưỡng đã được nghiên cứu có trong 100g vải bao gồm:
Calo 66 kcal
Protein 0.8 g
Lipid 0,4 g
Vitamin C 71,5 g
Natri 1 mg
Canxi 5 mg
Kali 171 mg
Sắt 0.3 mg
Cacbohydrat 17 g
Vitamin B6 0.1 mg
Chất xơ 1.3 g
Magie 10 mg
Do đó, ăn vải trong thai kỳ cũng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
Hỗ trợ tiêu hóa: Vải rất giàu chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và điều trị tổn thương gan. Ngoài ra, chất này cũng giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Tăng cường hệ miễn dịch: Quả vải chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, ăn vải có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và một số bệnh thông thường trong thời gian mang thai.
Lượng kali dồi dào trong quả vải có thể giúp duy trì nồng độ natri và chất lỏng trong cơ thể để cân bằng điện giải. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn giúp duy trì huyết áp bình thường, làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Vải rất giàu chất chống oxy hóa, do đó ăn nhiều vải sẽ giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự tổn thương do oxy hóa, giúp nuôi dưỡng làn da trắng và mịn màng.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bà bầu ăn nhiều vải
Tác dụng phụ của quả vải với mẹ bầu sẽ không tốt cho thai nhi nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Do vải có tính nóng, mẹ bầu nếu ăn nhiều sẽ bị nóng trong người gây loét miệng, đau họng, chảy máu mũi.
Bên cạnh đó, vải có vị ngọt, chứa hàm lượng đường cao có thể làm lượng đường trong máu tăng đột ngột, rất nguy hiểm với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Tiêu thụ quá nhiều vải trong thời gian ngắn cũng khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Vải cũng làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết khi dùng chung với các loại thảo mộc.
Bà bầu ăn được vải không? Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn vải?
Với những lợi ích và tác dụng phụ nêu trên, có thể kết luận rằng bà bầu có thể ăn vải trong thai kỳ nhưng cần ăn đúng cách. Cụ thể, mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn từ 400-500g hoa quả, tức là khoảng 7-10 trái vải. Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn vải là 1-2 tiếng sau khi ăn. Mẹ bầu nên ăn vải tươi để hấp thu dinh dưỡng từ trong quá một cách tốt nhất. Cũng như ăn vải tươi, mẹ bầu cũng cần hạn chế uống nước ép vải hay các loại nước ép từ vải đóng hộp, uống với liều lượng vừa phải. Hạn chế ăn vải sấy vì ít nhiều trong đó cũng có chất bảo quản và qua nhiều khâu xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bầu. Mẹ bầu hay bị dị ứng cần chú ý khi ăn vải, nên ăn một lượng ít kèm theo theo dõi cơ thể và dừng ngay khi có dấu hiệu dị ứng.
Bà bầu ăn được rau ngót không? Thực hư ăn rau ngót bị sảy thai
Rau ngót nguồn thực phẩm từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn đối với bà bầu khi sử dụng rau ngót. hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào minh chứng rằng rau ngót có thể gây sảy thai cho bà bầu. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin bà bầu ăn được rau ngót không?
Bà bầu có được ăn rau ngót không?
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót thường được sử dụng quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam bởi hương vị thơm ngọt, thanh mát, có thể chế biến thành nhiều món canh giải nhiệt mùa hè. Trong rau ngót cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, magie, kali, phốt pho, ...
Trong 100g lá rau ngót có chứa các thành phần dinh dưỡng như:
5.3 gam đạm
3.4 gam tinh bột
169 mg canxi
2.7 mg sắt
64.5 gam phốt pho
185 mg vitamin C
2.2 gam vitamin PP
100 mcg vitamin B1
400 mcg vitamin B2.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng kể trên, rau ngót có thể chế biến thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Một số tác hại của rau ngót với bà bầu
Mặc dù trong thành phần rau ngót chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên với bà bầu thì bạn nên hạn chế ăn rau ngót vì nhiều tác dụng phụ như:
Rau ngót có thể gây sảy thai
Cản trở hấp thu canxi, photpho
Bầu ăn rau ngót gây mất ngủ
Cụ thể, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin khá cao gây kích thích co bóp tử cung, là nguyên nhân chính dễ gây sảy thai và sinh non. Tuy rằng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định thành phần này là nguyên nhân chính gây sảy thai trong các trường hợp nhưng nó có thể là tác nhân ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai nhi. Tùy theo cơ địa từng người, hàm lượng chất này có thể tác động nhiều hoặc ít tới thai nhi. Vì vậy với phụ nữ mang thai, nên tránh sử dụng rau ngót tươi.
Ngoài ra, rau ngót cản trở hấp thu canxi, photpho do hoạt chất glucocorticoid khiến cơ thể mẹ bầu khó có thể hấp thụ các dưỡng chất khác. Nếu mẹ bầu uống nước lá rau ngót tươi cùng gây mất ngủ, chán ăn, khó thở.
Bà bầu ăn được rau ngót không?
Với những lợi ích cho sức khỏe và những nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ bầu nêu trên, có thể kết luận rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn rau ngót. Đặc biệt là ở những mẹ bầu đã có tiền sử sinh non, thụ tinh ống nghiệm thì không nên ăn rau ngót, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn thấy khó tiêu, đầy bụng.
Còn với những tháng tiếp theo thì nên hạn chế loại rau này, có thể chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần để hạn chế những nguy cơ như trên. Mỗi ngày bạn không nên ăn vượt quá 30g. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh. Khi chọn mua rau ngót, bạn cũng nên chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.
Việc hạn chế ăn rau ngót và thay thế bằng các loại rau khác có thể giúp mẹ bầu tránh được các nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên sử dụng rau ngót trong các trường hợp: sau sinh hoặc bị sảy thai, sau khi nạo phá thai. Lúc này bạn nên uống nước rau ngót sống hoặc ăn các món canh từ rau ngót để giúp sạch rau và dịch sản.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn được thịt chó không?
Tại nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, ăn thịt chó trở thành thói quen của nhiều người. Thịt chó cũng chứa nhiều đạm và dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy vậy, bà bầu ăn được thịt chó không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thịt chó có tính nóng, bà bầu nên hạn chế ăn thịt chó vì những lý do sau đây.
Bà bầu có ăn được thịt chó không?
Giá trị dinh dưỡng có trong thịt chó
Cũng như nhiều loại thịt động vật khác, thịt chó có chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, Vitamin C, canxi, sắt… Trong Đông y, thịt chó có tính ấm, vị ngọt, giúp làm mạnh gân cốt, hoạt huyết hiệu quả. Vì vậy trong dân gian lưu truyền ăn thịt chó rất tốt cho người bệnh xương khớp, người bị cảm lạnh, thận hư. Ngoài ra, dân gian cũng lưu truyền bà bầu và sau sinh ăn chân chó để sữa về dồi dào. Nhưng thực hư và tác dụng của thịt chó với sức khỏe nói chung và với phụ nữ mang thai nói riêng chỉ là lời đồn, chưa có cơ sở khoa học chứng minh.
Bà bầu ăn được thịt chó không?
Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, trong thịt chó chứa nhiều thành phần tốt cho phụ nữ mang thai như canxi, sắt, đạm, photpho. Vì vậy, có thể kết luận rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn thịt chó để bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt chó quá cao nên bà bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.
Lý do mẹ bầu không nên ăn thịt chó nhiều vì:
Do thịt chó có tính nóng, ăn vào khó tiêu nên bà bầu ăn quá nhiều thịt chó dễ bị nóng trong người, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Lượng đạm cao trong thịt chó cũng có thể làm tăng lượng mỡ trong máu, dễ khiến mẹ bầu gặp tình trạng tiền sản giật.
Thịt chó làm tăng huyết áp, làm trầm trọng hơn các bệnh xương khớp của mẹ bầu.
Thịt chó thường được ăn kèm cùng mắm tôm, rau sống dễ bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, không tốt cho mẹ bầu.
Tác hại của bà bầu ăn thịt chó bạn nên biết
Ở Việt Nam, chó làm thịt thường được ít khi tiêm phòng. Vì vậy, ăn thịt chó có thể có hại nếu thịt chó ẩn chứa mầm bệnh như vi khuẩn, các loại giun sán, virus gây viêm gan, bị dịch tả, viêm màng não,... Người ăn thịt chó có thể bị ngộ độc, sốt nhiễm trùng do lây bệnh từ thịt chó không đảm bảo.
Ngoài ra, chó thường phải ăn các loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng và được tiêm thuốc phòng bệnh không theo đúng liều lượng và quá trình cho phép của bác sĩ thú y. Vì vậy, trong thịt chó có thể có các vi khuẩn kháng kháng sinh có hại cho phụ nữ mang thai.
Trong một số trường hợp khác chó được đánh bả để giết thịt thì thịt chó có thể chứa xyanua trong bả chó. Một lượng nhỏ từ 50mg xyanua khi chúng ta ăn vào người cũng có thể khiến suy hô hấp, co giật và tử vong. Vì vậy, việc mua bán thịt chó không rõ nguồn gốc có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ tới sức khỏe.
Thịt chó nhiều đạm do đó có thể làm tăng axit uric trong máu khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp, gây nguy cơ sản giật và tiền sản giật. Ngoài ra, việc tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, làm cản trở quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi, khiến trẻ nhẹ cân, mẹ bị bong nhau non và đôi khi phải sinh non.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới cũng đang nổi nên các phong trào cấm ăn thịt chó vì lý do nhân đạo. Theo góc độ tín ngưỡng, mẹ bầu cũng không nên ăn thịt chó. Giữa lợi ích và nguy cơ theo góc độ khoa học, mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt chó sẽ tốt hơn. Mẹ bầu có thể thay thế thịt chó bằng các loại thịt khác an toàn hơn như thịt bò, thịt gà, thịt cá.
Lá é bà bầu ăn được không? Lưu ý khi mang bầu ăn lá é
Lá é thuộc họ húng quế, còn có tên gọi khác là trà tiên, lá hương thảo. Lá é thường được dùng để ăn lẩu hoặc ăn sống để gia tăng hương vị cho các món ăn. Khi ăn, lá é sẽ có vị hơi giống mùi sả, the nhẹ, cay cay như tinh dầu. Vậy lá é bà bầu ăn được không? Cùng tìm hiểu những lợi ích của lá é với sức khỏe và giải đáp cho các chị em phụ nữ đang mang thai dưới đây.
Lá é là gì?
á é là 1 loại cây nhỏ có thân hình vuông, màu lục nhạt. Chúng thuộc họ húng quế nên còn được dân gian gọi là lá húng quế lông. Ngoài ra nó còn có 1 số tên gọi khác như lá hương thảo, trà tiên…
Tại các các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lá é là một món rau gia vị đặc trưng. Nó được sử dụng hàng ngày khi chế biến, phổ biến nhất là giã nhuyễn, trộn cùng muối dùng với cơm nóng. Hoặc cũng có thể dùng để chấm các món hải sản, thịt nướng,... Khi ăn, lá é sẽ có vị hơi giống mùi sả, the nhẹ, cay cay như tinh dầu.
Tác dụng của lá é với sức khỏe
Lá é thường được dùng để nấu chè hoặc pha đồ uống giải khát, và thân cành được sử dụng làm rau gia vị hoặc vị thuốc tron các bài thuốc dân gian. Theo Đông y, lá é có tác dụng trị các bệnh như: chữa đau bụng, trướng bụng, táo bón, ăn không tiêu, nôn mửa, cảm, cúm, sốt, đau đầu, viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi, viêm bàng quang.
Lá é bà bầu ăn được không?
Thực tế, lá é có tính nóng, vị cay, có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, bà bầu nếu ăn quá nhiều lá é có thể gây động thai do tính nóng của lá. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên sử dụng vài lá é để gia tăng hương vị cho món ăn chứ không nên ăn thường xuyên. Tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, nếu thấy dấu hiệu bất thường khi ăn lá é thì mẹ bầu nên ngừng ăn ngay và thăm khám kịp thời.
Những loại rau thơm khác mà bà bầu không nên ăn
Ngoài lá é, nhiều loại rau thơm khác mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn trong quá trình mang thai để không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Ví dụ như:
Rau bạc hà: Loại rau thơm này có khả năng kích thích chảy máu kinh nguyệt và làm gia tăng co bóp cổ tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu nên hạn chế ăn càng ít càng tốt.
Rau răm: Cũng như lá é, rau răm có vị cay,tính nóng, có thể gây kích thích co bóp tử cung, nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai. Vì vậy, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu không nên ăn rau răm.
Húng quế: Cũng là loại rau thơm cùng họ với lá é, húng quế chứa hàm lượng tinh dầu cao, có tác dụng giải cảm, điều trị khó tiêu, đau dạ dày rất tốt. Tuy nhiên, húng quế có tính nóng, hoạt huyết, kích thích chảy máu nên bà bầu cũng không nên ăn húng quế.
Tỏi: tỏi được biết đến như loại kháng sinh tự nhiên, giúp bà bầu giải cảm hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều tỏi trong giai đoạn mang thai có thể khiến bà bầu bị ợ nóng, đau bụng, chảy máu khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nếu muốn dùng tỏi thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Ngải cứu: Ngải cứu có tính hàn,vị đắng, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và co thắt tử cung, dễ gây sinh non. Mẹ bầu nên hạn chế ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ăn ngải cứu quá nhiều cũng có thể gây nên tình trạng thai lưu.
Bà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích của dưa gang với bà bầu
Dưa gang là một loại trái cây được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những tác dụng khi ăn dưa gang. Ngoài ra, cũng có rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu bà bầu ăn dưa gang được không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Tác dụng của dưa gang với sức khỏe
Giúp xương chắc khỏe:
Dưa gang chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp xương rắn chắc và đàn hồi như vitamin K, magie, folate... Folate có tác dụng phân hủy homocysteine giúp ổn định mật độ khoáng của xương, vitamin K và magie tham gia vào việc sản xuất protein giúp các tế bào mô xương hoạt động tốt.
Kiểm soát đường máu:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, dưa gang chứa nhiều chất xơ sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan so với những người không ăn.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Dưa gang có tới 95% là nước, vì vậy, ăn dưa gang có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, từ đó giảm nguy cơ đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn sau khi ăn. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ từ dưa gang còn giúp giữ độ ẩm và tăng thể tích phân, làm giảm nguy cơ táo bón.
Tăng cường miễn dịch:
Vitamin C có trong dưa gang là một loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Trên thực tế, bạn bổ sung đầy đủ vitamin C trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, cảm lạnh.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Dưa gang với nhiều chất xơ, nước, vitamin và hợp chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol tích tụ trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, suy tim…
Làm đẹp da:
Hàm lượng vitamin C trong dưa gang giúp sản sinh collagen nâng đỡ mô da, duy trì độ chắc khỏe cho làn da và hạn chế nguy cơ hình thành nếp nhăn. Đồng thời, vitamin C còn cải thiện tình trạng nám da, sạm da, giúp da trở nên mịn màng, sáng hồng.
Tốt cho mắt:
Lutein và zeaxanthin trong quả dưa gang có tác dụng hỗ trợ mắt sáng khỏe và ngăn ngừa sự phát triển chứng mất thị lực do tuổi già.
Kiểm soát cân nặng:
Đường trong dưa gang là đường tự nhiên giúp giảm calo và hạn chế lượng chất ngọt có hại đưa vào cơ thể nên rất thích hợp cho những người đang ăn kiêng. Ngoài ra, hàm lượng nước cao trong dưa gang có thể giúp bạn cảm thấy no lâu để kiểm soát tốt lượng thức ăn hấp thụ.
Bà bầu ăn dưa gang được không?
Với nhiều lợi ích cho sức khỏe nêu trên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn dưa gang và các loại trái cây họ dưa khác. Dưa gang có tính hàn, nhiều nước, giúp giải khát rất tốt và có thể được bổ sung vào các bữa phụ cho mẹ bầu. Dưa gang cũng chứa nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Mẹ bầu cũng nên lưu ý chọn dưa gang không sử dụng thuốc trừ sâu, chất bảo quản để đảm bảo sức khỏe khi ăn. DƯa gang có thể chế biến thành đa dạng món ăn như làm kem dưa gang, sinh tố dưa gang, dưa gang dầm đường,... tùy theo sở thích của mẹ bầu. Tùy theo cơ địa từng người, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường do ăn dưa gang, mẹ bầu nên tạm thời ngừng ăn và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bún được không?
Bún là loại thực phẩm được làm từ bột gạo tẻ, dạng sợi tròn màu trắng mềm, được luộc chín trong nước sôi và sợi được tạo qua khuân. Bún là thành phần nguyên liệu chủ yếu để chế các món ăn như bún cá, bún thang, bún mọc, bún chả,... đây là loại thực phẩm phổ biến chỉ đứng sau cơm và phở.
Bún là loại thực phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam, nhưng liệu bà bầu có ăn được bún không? Ăn bún có ảnh hưởng tới thai nhi không? Lợi ích của bún đối với mẹ bầu là gì? là thắc mắc của rất nhiều bà bầu, bạn hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu ăn bún được không?
Với câu hỏi Bà bầu ăn bún được không? Thì câu trả lời là được.
Theo phương Tây thì không có loại thực phẩm nào là tốt hay xấu đối với mẹ bầu cả, nhất là nếu như mẹ bầu không ăn hay sử dụng với số lượng lớn. Mà điều quan trọng nhất ở đây là mẹ bầu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chủ chất, cân bằng, điều độ về số lượng và đa dạng thực phẩm.
Người Việt NAm thường không chú ý tới khẩu phần chuẩn, mà chỉ nghĩ ăn càng nhiều càng tốt, mẹ càng béo thì con càng khỏe, mạnh càng to càng thích. Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Nếu mẹ không cân bằng nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ dẫn tới các tình trạng thừa chất này và thiếu chất khác.
Theo các chuyên gia cho biết, mẹ bầu có thể ăn từ 4 – 6 khẩu phần bún. Mỗi phần tương đương với 1 bát cơm hoặc 2 lát bánh mỳ gối, 1 bát mì nấu chín hoặc 1 chiếc bánh mì.
Việc các bà bầu truyền nhau rằng ăn bún khi con sinh ra bị dễ bị mụn nhọt, mưng mủ hoặc gây sảy thai là không có cơ sở và chưa có khoa học nào chứng minh.
Các lưu ý mẹ bầu cần tránh khi ăn bún
Khi ăn bún các mẹ nên thận trọng vì trong khi làm thành được những sợi bún mà chúng ta ăn hàng ngày cần phải ngâm gạo cho nở ra và cho gạo chua sau đó mới xây để làm thành bún. Để cho bún được đẹp mắt, người ta sử dụng hàn the và một số chất phụ gia khác để cho sợi bún được đẹp mắt và hấp dẫn hơn.
Nếu mẹ ăn phải loại bún kém chất lượng và không hợp vệ sinh có thể mẹ sẽ bị ngộ độc, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gặp phải các tình trạng như khó tiêu, viêm loét dạ dày. Có những có sở làm bún không hợp vệ sinh, người ta còn cho thêm huỳnh quang gây hại tới hệ thần kinh, gan, thận và gây biến đổi gen.
Một số cách lưu ý cho mẹ khi chọn bún sạch:
Nếu bún được cho thêm huỳnh quang và các chất phụ gia thì sợi bún sẽ có màu trắng trong. Còn nếu không có chất huỳnh quang bún sẽ có màu đục hơn. Vì vậy mẹ hãy chọn loại bún có màu đục hơn để được đảm bảo an toàn nhé!
Nếu thấy sợi bún dai và giòn, thì nó có chứa hàn the nhé mẹ. Khi mua bún, mẹ hãy lấy tay sờ thử vào cọng bún, nếu thấy bún dễ đứt gãy, hơi nát và chạm vào thấy nhuyễn và có cảm giác hơi dính thì là bún không có huỳnh quang và hàn the. Còn nếu khi sờ vào thấy bún dai và khó đứt là bún có chứa hàn the.
Cuối cùng, nếu mẹ muốn ăn bún hãy chọn nơi đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc của bún rõ dàng, sạch sẽ không ngâm tẩy hóa chất độc hại.
Theo các chuyên giá, mẹ tuyệt đối không nên ăn quá nhiều một món hay một loại thực phẩm nào đó, vì rất dễ gây ra các nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé như béo phì, tiểu đường, khó sinh, con quá to, yếu.