Bà bầu ăn được rau ngót không? Thực hư ăn rau ngót bị sảy thai

Rau ngót nguồn thực phẩm từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn đối với bà bầu khi sử dụng rau ngót. hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào minh chứng rằng rau ngót có thể gây sảy thai cho bà bầu. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin bà bầu ăn được rau ngót không?


Bà bầu có được ăn rau ngót không?

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót thường được sử dụng quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam bởi hương vị thơm ngọt, thanh mát, có thể chế biến thành nhiều món canh giải nhiệt mùa hè. Trong rau ngót cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, magie, kali, phốt pho, ...

Trong 100g lá rau ngót có chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  • 5.3 gam đạm 

  • 3.4 gam tinh bột

  • 169 mg canxi 

  • 2.7 mg sắt 

  • 64.5 gam phốt pho

  • 185 mg vitamin C 

  • 2.2 gam vitamin PP 

  • 100 mcg vitamin B1

  • 400 mcg vitamin B2.

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng kể trên, rau ngót có thể chế biến thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khỏe.

Một số tác hại của rau ngót với bà bầu

Mặc dù trong thành phần rau ngót chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên với bà bầu thì bạn nên hạn chế ăn rau ngót vì nhiều tác dụng phụ như:

  • Rau ngót có thể gây sảy thai

  • Cản trở hấp thu canxi, photpho

  • Bầu ăn rau ngót gây mất ngủ

Cụ thể, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin khá cao gây kích thích co bóp tử cung, là nguyên nhân chính dễ gây sảy thai và sinh non. Tuy rằng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định thành phần này là nguyên nhân chính gây sảy thai trong các trường hợp nhưng nó có thể là tác nhân ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai nhi. Tùy theo cơ địa từng người, hàm lượng chất này có thể tác động nhiều hoặc ít tới thai nhi. Vì vậy với phụ nữ mang thai, nên tránh sử dụng rau ngót tươi.

Ngoài ra, rau ngót cản trở hấp thu canxi, photpho do hoạt chất glucocorticoid khiến cơ thể mẹ bầu khó có thể hấp thụ các dưỡng chất khác. Nếu mẹ bầu uống nước lá rau ngót tươi cùng gây mất ngủ, chán ăn, khó thở.

Bà bầu ăn được rau ngót không?

Với những lợi ích cho sức khỏe và những nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ bầu nêu trên, có thể kết luận rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn rau ngót. Đặc biệt là ở những mẹ bầu đã có tiền sử sinh non, thụ tinh ống nghiệm thì không nên ăn rau ngót, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn thấy khó tiêu, đầy bụng.

Còn với những tháng tiếp theo thì nên hạn chế loại rau này, có thể chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần để hạn chế những nguy cơ như trên. Mỗi ngày bạn không nên ăn vượt quá 30g. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh. Khi chọn mua rau ngót, bạn cũng nên chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.

Việc hạn chế ăn rau ngót và thay thế bằng các loại rau khác có thể giúp mẹ bầu tránh được các nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên sử dụng rau ngót trong các trường hợp: sau sinh hoặc bị sảy thai, sau khi nạo phá thai. Lúc này bạn nên uống nước rau ngót sống hoặc ăn các món canh từ rau ngót để giúp sạch rau và dịch sản.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ