Dùng thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng giữa sao cho đúng?
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ xương và răng của thai nhi bắt đầu phát triển rất nhanh, do vậy nhu cầu về canxi là rất lớn. Bên cạnh việc lựa chọn loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng giữa, các mẹ cần tìm hiểu thêm về cách sử dụng để đảm bảo hàm lượng canxi được hấp thụ tốt nhất. Những hướng dẫn sử dụng thực phẩm giàu canxi từ các chuyên gia dinh dưỡng sẽ rất cần thiết lúc này.
Vai trò của canxi trong 3 tháng giữa thai kỳ
Không dừng lại ở bước kiến tạo các bộ phận của khung xương, bước sang giai đoạn 3 tháng giữa, thai nhi sẽ vào đà tăng trưởng mạnh mẽ về kích thước của toàn bộ hệ xương. Do vậy, lúc này nhu cầu canxi cũng cần tăng thêm 200 - 400 mg/ngày so với giai đoạn đầu; tức là mỗi ngày người mẹ cần bổ sung từ 1.000 - 1.200 mg canxi.
Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu thì không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện hệ thống khung xương của thai nhi mà còn tác động đến mức độ tăng trưởng về kích thước hệ xương. Thậm chí, nếu hàm lượng canxi quá thấp so với quy định còn có thể dẫn tới khuyết thiếu hệ xương, gây dị dạng, con bị thấp lùn.
Canxi trong giai đoạn này có vai trò quan trọng với cả người mẹ và thai nhi
Bên cạnh đó, nếu lượng canxi bị thiếu hụt trong giai đoạn này thì sức khỏe người mẹ cũng bị tác động nghiêm trọng. Nguy cơ loãng xương của người mẹ sẽ tăng lên, kèm theo đó là các triệu chứng chuột rút, tê bì chân tay,... xuất hiện thường xuyên hơn khiến mẹ khó chịu, hoạt động khó khăn; thậm chí là còn gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe.
Những loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng giữa
Dưới đây là những loại thực phẩm giàu canxi, tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa mà bạn nên tham khảo:
Tôm, cua, tép đồng: Với hàm lượng canxi cao (cua - 3520mg/100g, tép - 2000mg/100g, tôm - 1120mg/100g), mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày.
Ốc: Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, đây là những loại ốc có hàm lượng canxi cao và tốt cho mẹ bầu: Ốc đá 1660mg, Ốc nhồi 1357mg, Ốc vặn 1356mg, Ốc bươu 1310mg (hàm lượng canxi/100g).
Các loại cá biển: Cá mòi và cá hồi tươi là hai nguồn cung cấp canxi dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra, còn chứa lượng omega-3, DHA, EPA rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Các loại rau có màu xanh: Hàm lượng canxi hữu cơ từ rau xanh giúp cơ thể dễ hấp thu, đặc biệt không gây nóng trong hay táo bón như các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng giữa khác. Do vậy, các mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Một số loại rau nên ưu tiên đó là: Cần tây, cần ta, rau đay, rau mồng tơi, rau bí, rau muống,...
Các loại rau có màu xanh là nguồn cung cấp canxi dồi dào
Nấm: Mộc nhĩ, nấm hương, nấm đùi gà, nấm tuyết nhĩ,... đều được khuyên dùng trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa bột tách béo, sữa bột toàn phần, phô mai, sữa bò tươi, sữa chua,...
Các loại trứng: Trứng vịt, trứng gà, trứng ngỗng.
Đậu và ngũ cốc: Đậu đen, đậu cô ve, đậu trắng, đậu nành, vừng đen, hạt óc chó,...
Các loại rau củ, quả giàu canxi: Cam, dâu tằm, sung, kiwi, mận, lê,...
Tảo biển và các chế phẩm từ tảo biển.
Hướng dẫn cách dùng các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng giữa
Cơ thể mẹ bầu dễ dàng hấp thu lượng canxi từ thức ăn. Do vậy, mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, từ sữa, rau củ, nấm, tôm cua cá,... cho tới các loại tảo và chế phẩm từ tảo biển.
Tuy nhiên, không lạm dụng, người mẹ chỉ cần cung cấp tử 1.000 - 1.200 mg canxi mỗi ngày. Bởi việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi dễ gây ra tình trạng thừa canxi và thiếu những thành phần dinh dưỡng khác.
Không sử dụng thực phẩm có chứa canxi, axit oxalic và sắt cùng lúc, vì sẽ làm cản trở quá trình hấp thu, gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ bầu. Khuyến cáo, nên sử dụng các loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Có thể bổ sung thêm canxi từ các loại viên uống khi cơ thể không cung cấp đủ lượng canxi tối thiểu. Mẹ bầu có thể phát hiện qua các biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, chuột rút, răng lung lay,...
Mặc dù canxi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu nhưng cần được thực hiện đúng cách, không lạm dụng. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu, các mẹ có thể tham khảo thêm những sản phẩm giàu canxi dưới đây.
Theracal - Thực phẩm bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể của Úc
QT Extra CadiMax - Hỗ trợ tình trạng thiếu Canxi hiệu quả của Mỹ
Cvara - Viên uống bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể
Top 7 loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất
Việc bổ sung canxi trong giai đoạn đầu là rất quan trọng nhằm giúp cơ thể mẹ dễ dàng thích nghi với những thay đổi, đồng thời tạo điều kiện để thai nhi hình thành và phát triển. Lúc này, trong thực đơn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu. Hãy cùng tìm hiểu về vai trò của canxi và thực phẩm tốt cho mẹ bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.
Tại sao cần bổ sung canxi cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, sức khỏe và sức đề kháng của người mẹ bị suy giảm so với trước lúc mang bầu. Mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi và cảm cúm, hơn nữa các triệu chứng của ốm nghén khiến nhịp sống thường ngày bị thay đổi, tâm trạng mẹ bầu dễ cáu gắt và khó chịu. Lúc này, việc bổ sung canxi để nâng cao hệ miễn dịch và giúp cơ thể mẹ có thể thuận lợi thích nghi với những thay đổi là điều cần thiết.
Việc bổ sung canxi trong giai đoạn 3 tháng đầu là cần thiết
Hoạt động theo cơ chế kích hoạt năng lực di chuyển và bao vây, canxi cho vai trò nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, canxi còn giúp làm giảm chứng ốm nghén và phòng ngừa nhức mỏi xương khớp hiệu quả.
Không chỉ vậy, canxi còn rất cần thiết trong những tháng đầu thai kỳ khi khoáng chất này đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành xương và răng của thai nhi. Nhu cầu canxi được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp con có một hệ xương và răng chắc khỏe khi chào đời.
Những loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu
Để bổ sung canxi cho cơ thể, mẹ bầu có thể lựa chọn những thực phẩm giàu canxi dưới đây để chế biến thành các món ăn thường ngày:
Cải thìa: Trong cải thìa có chứa khoảng 105mg canxi, những món ăn từ cải thìa cũng khá đa dạng như: cải thìa xào nấm đông cô, cải thìa xào dầu hào, gà hấp cải thìa, cải thìa xào thịt bò, cải thìa luộc,...
Súp lơ xanh: Đây là một loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu, khi trong 100gram súp lơ xanh có chứa tới 47mg canxi.
Đậu phụ: Mỗi 100 gram đậu phụ sống có chứa khoảng 350mg canxi. Đồng thời, trong thành phần đậu phụ còn có nhiều hoạt chất như photpho, protein, vitamin E,... làm tăng khả năng hấp thụ canxi.
Cua biển: Rất giàu canxi, giúp hệ xương chắc khỏe và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Cua biển rất giàu canxi
Hàu: Là nguồn cung cấp dồi dào canxi, sắt, kali,... cho cơ thể. Các mẹ nên bổ sung 1 - 2 lần mỗi tuần.
Khoai lang: Một củ khoai lang trung bình có chứa tới 68mg canxi, ngoài ra thành phần còn có thêm kali, vitamin A và vitamin C rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đường tiêu hóa.
Tảo biển: Mỗi chén tảo biển chứa 134 mg canxi, cộng thêm lượng chất xơ và iot tốt cho sức khỏe tuyến giáp.
Ngoài ra, các mẹ bầu có thể lựa chọn thêm cá mòi, atiso, cải xoăn, cam, chuối, yến mạch, hạnh nhân, hạt dẻ, sữa, sữa chua,... để làm nguyên liệu cho các bữa chính, bữa phụ bởi những thực phẩm này có chứa hàm lượng canxi cao và được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá tốt.
Như vậy, các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu nên được bổ sung trong thực đơn như: rau mồng tơi, cần tây, trứng, các loại đậu,... Cùng với đó, các loại hải sản tôm, cua, hàu, cá chạch, tảo biển,... rất giàu canxi để mẹ bầu đa dạng trong lựa chọn nguyên liệu chế biến phù hợp với sở thích, khẩu vị.
Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu:
CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả
Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Hướng dẫn cách chọn bánh cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ
Bánh cho bà bầu là món ăn được lựa chọn cho các bữa phụ trong ngày nhờ tính tiện lợi và dễ ăn. Việc lựa chọn bánh hoặc đồ ăn vặt cho mẹ bầu không hề đơn giản, nếu như bạn chưa nắm được thành phần dinh dưỡng và lợi ích của từng loại sản phẩm đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bánh cho bà bầu mang lại những lợi ích gì?
Bên cạnh sự tiện dụng, không phải chế biến; những món bánh ăn vặt cho bà bầu còn mang lại nhiều lợi ích, như:
Mùi vị hấp dẫn, dễ ăn. Có thể chống buồn nôn, giảm nghén hiệu quả trong những tháng đầu thai kỳ.
Đa dạng chủng loại, mùi vị; rất dễ lựa chọn được loại bánh cho bà bầu hợp khẩu vị.
Là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Giải pháp chống đói ngay lập tức cho mẹ bầu.
Bánh cho bà bầu có gì khác biệt với chúng ta?
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai thường có chút khác biệt so với chúng ta. Không đơn giản chỉ là hàm lượng dinh dưỡng, mà vấn đề cốt lõi nhất là cần đảm bảo sự an toàn và tạo điều kiện tốt nhất để thai nhi phát triển.
Bánh cho bà bầu cần thỏa mãn được cơn thèm ăn vặt mà không lo tăng cân quá mức
Vậy nên, các loại bánh cho bà bầu cũng cần được tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra lựa chọn. Bánh cho mẹ bầu cần đảm bảo được ba tiêu chí quan trọng nhất đó là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ dưỡng và ít đường. Đồng thời, cần thỏa mãn được cơn thèm ăn vặt mà không lo tăng cân quá mức hoặc có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Gợi ý những loại bánh cho bà bầu tốt nhất
Những loại bánh được liệt kê dưới đây được đánh giá là tốt cho mẹ bầu, hãy cùng tham khảo:
Bánh quy làm từ lúa mì nguyên hạt
Bánh quy có nguyên liệu chính từ lúa mì nguyên hạt hoặc ngũ cốc nguyên hạt sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ cho mẹ bầu; đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ.
Bánh quy làm từ lúa mì nguyên hạt giúp giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ cho mẹ bầu
Bánh có vị chanh và gừng
Vị chanh và gừng sẽ giúp mẹ bầu dễ ăn và giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn do ốm nghén thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên dùng các loại bánh này với số lượng vừa phải, không lạm dụng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và độ an toàn của thai nhi.
Bánh quy giàu canxi, magie và protein
Canxi, magie và protein là các dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi. Do vậy, nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu thì mẹ bầu có thể chọn các loại bánh cho bà bầu giàu các thành phần này để bổ sung. Ngoài ra, một biện pháp đơn giản và hiệu quả hơn là mẹ có thể sử dụng viên uống Pregnacare Plus.
Nếu có thời gian, bạn nên tìm hiểu và tự làm bánh cho bà bầu với các công thức đơn giản. Như vậy, có thể tùy ý gia giảm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị hơn. Ngoài ra, mẹ bầu hãy tìm hiểu và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất trong các sản phẩm tùy theo từng giai đoạn thai kỳ.
Một số sản phẩm dành cho bà bầu:
CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả
Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
5 loại bánh cho bà bầu 3 tháng đầu vừa ngon vừa chống nghén
Trong thời gian mang bầu, tất cả các chị em đều có nhu cầu dinh dưỡng cao và thường có cảm giác thèm ăn bất chợt. Lúc này, bánh cho bà bầu 3 tháng đầu là giải pháp nhanh và tốt nhất để chống đói. Với hương vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao và an toàn; đây là những loại bánh tốt nhất mà mẹ bầu nên ăn.
Tổng hợp những loại bánh cho bà bầu 3 tháng đầu nên ăn
Với tính tiện lợi, vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa thỏa mãn được cơn thèm ăn vặt của mẹ bầu. Đây là những loại bánh mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin A và vitamin B. Do vậy, có tác dụng chống đói nhanh và giảm buồn nôn do thai nghén hiệu quả. Chỉ cần 2, 3 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, kèm theo một ly sữa tươi sẽ giúp mẹ bầu có đủ chất dinh dưỡng cho bữa phụ.
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin A và vitamin B
Bánh cookie
Nguyên liệu tạo nên bánh cookie là sự kết hợp của các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, bột mì, bơ, sữa,... do vậy loại bánh này giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng cho mẹ bầu. Hơn nữa, có chứa hàm lượng chất xơ cao nên ăn bánh cookie sẽ rất có lợi cho đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu.
Bánh quế
Với vị thanh thanh, ngọt dịu pha lẫn cùng một chút béo ngậy; bánh quế là một trong những món bánh cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích. Đặc trưng của loại bánh này là không chứa tinh bột, có thể ăn cùng với các loại trái cây để gia tăng hương vị và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
Bánh quy giòn
Những chiếc bánh quy giòn có vị ngọt ngọt, mặn mặn sẽ giúp mẹ thỏa mãn được cơn ốm nghén hoặc nhạt miệng. Ngoài ra, trong loại bánh này còn chứa nhiều năng lượng hữu ích cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên chọn các loại bánh quy giòn ít đường, ít muối, hạn chế chất phụ gia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bánh Waffle
Đặc trưng của những chiếc bánh nướng Waffle này là trông khá mỏng manh, không chứa nhiều tinh bột và đặc biệt là có hương vị rất thơm ngon. Để thay đổi khẩu vị, mẹ bầu hãy lựa chọn thêm các loại trái cây để ăn cùng nhằm tăng lượng chất xơ và vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Bánh Waffle có hương vị rất thơm ngon và có thể ăn kèm với các loại trái cây
Sử dụng bánh cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì?
Ngoài việc lựa chọn các loại bánh, thì trong quá trình sử dụng mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau:
Không lạm dụng, chỉ nên ăn với lượng vừa phải để cân bằng dinh dưỡng và ngăn ngừa bị tiểu đường thai kỳ.
Nên kết hợp ăn cùng các loại trái cây hoặc rau xanh trong những bữa phụ.
Hạn chế sử dụng những loại bánh có chứa nhiều gia vị, chất phụ gia và chất bảo quản. Vì sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Một số loại bánh có công thức chế biến không quá phức tạp, do vậy nếu có thể mẹ hãy tự làm bánh thay vì mua bên ngoài để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Bên cạnh các loại bánh cho bà bầu 3 tháng đầu thì các mẹ cần tìm hiểu và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất có trong các thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm tạo điều kiện để thai nhi phát triển tốt nhất. Và đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật những tin tức hữu ích về sức khỏe!
Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu:
CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả
Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối và những điều cần lưu ý
Cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ cả về cân nặng và trí não. Do vậy thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Vậy, loại thực phẩm hoặc món ăn nào phù hợp với mẹ bầu trong thời gian này? Thông tin sẽ có ngay trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Tâm lý chung của các mẹ bầu trong giai đoạn này là cố gắng ăn nhồi nhét để con tăng cân nhanh. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết; đặc biệt nếu cân nặng thai nhi vượt quá “tiêu chuẩn” khó thể dẫn tới tình trạng khó sinh cho người mẹ.
Mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 1.950 calo
Lời khuyên lúc này là, mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 1.950 calo và thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vẫn nên tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, vitamin - khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, có thể uống bổ sung các sản phẩm omega-3, canxi để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Thực đơn số 1:
Bữa sáng: Phở, nước cam.
Bữa phụ 1: Sữa.
Bữa trưa: Cơm, Canh cua nấu bí xanh, Thịt lợn kho lạc, Chè đậu đỏ nước cốt dừa.
Bữa phụ 2: Bánh flan.
Bữa chiều: Cơm, Đậu rồng xào tỏi, Canh mồng tơi nấu tôm khô, Đậu phụ dồn thịt sốt cà, Dưa hấu.
Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 2:
Bữa sáng: Miến gà – Sữa đậu nành
Bữa phụ 1: Bánh mì phô mai, sữa.
Bữa trưa: Cơm, Bông cải xào, Canh cải bó xôi nấu giò, Đậu phụ non sốt thịt bò bằm, Dưa lê.
Bữa phụ 2: Nui nấu thịt, Táo.
Bữa chiều: Cơm, Ngó sen xào tôm, Canh rong biển sườn son, Mực rán nước mắm, Quýt đường.
Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 3:
Bữa sáng: Hoành thánh
Bữa phụ 1: Miến cua, thanh long.
Bữa trưa: Cơm, Bông bí xào, Canh khoai mỡ tôm băm, Cá thu kho trà xanh, Măng cụt.
Bữa phụ 2: Bánh mì nướng kèm phô mai.
Bữa chiều: Su hào xào nấm, Canh chua bông so đũa cá basa, Chả lụa kho tiêu, Chuối.
Bữa tối: Sữa.
Mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn bổ dưỡng này
Thực đơn số 4:
Bữa sáng: Phở bò viên, Dưa hấu.
Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
Bữa trưa: Cơm, Cải chua xào, Canh sườn non củ cải muối, Ếch kho cà ri, Dừa xiêm.
Bữa phụ 2: Trái cây dằm.
Bữa chiều: Cơm, Cánh cá diêu hồng nấu ngót, Thịt ba chỉ rán sả ớt, Chè nhãn nhục hạt sen.
Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 5:
Bữa sáng: Hủ tiếu sườn.
Bữa phụ 1: Bánh flan.
Bữa trưa: Bún thịt bò xào, trái cây.
Bữa phụ 2: Đậu hũ nước đường.
Bữa chiều: Cơm, canh bắp cải thịt, thịt kho trứng cút, mực xào bông cải nấm rơm, táo.
Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 6:
Bữa sáng: Bánh cuốn, sữa.
Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
Bữa trưa: Cháo cá chép, bơ xay.
Bữa phụ 2: Chè đậu đen.
Bữa chiều: Cơm, canh hoa thiên lý giò sống, lươn xào sả ớt, nho.
Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 7:
Bữa sáng: Xôi đậu đen, sữa.
Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
Bữa trưa: Cơm, canh đậu hũ thịt hẹ, gà kho gừng, giá hẹ xào thịt, cam.
Bữa phụ 2: Súp cua trứng cút.
Bữa chiều: Cơm, mực dồn thịt sốt cà, cải bó xôi xào thịt, bắp cải xào tôm, vú sữa.
Bữa tối: Sữa.
Cần lưu ý gì trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối?
Trong những tháng cuối thai kỳ, bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống đều rất nhạy cảm và có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên, mẹ bầu cần lưu ý:
Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc để giảm áp lực cho đường tiêu hóa.
Hạn chế đồ ăn cay, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Giảm bớt lượng muối sử dụng hàng ngày để hạn chế tình trạng tích nước, phù chân.
Không sử dụng đồ ăn nhiều đường và tinh bột, rất dễ bị tiểu đường thai kỳ.
Hạn chế tới mức tối đa việc ăn ngoài hàng quán, sẽ không đảm bảo vệ sinh chất lượng thực phẩm.
Không dùng các đồ ăn chế biến sẵn, chứa chất phụ gia và chất bảo quản.
Không ăn đu đủ xanh, lô hội, nhãn,... dễ gây lạnh bụng, đau bụng; thậm chí là kích thích tử cung co bóp dẫn tới hiện tượng sinh non.
Không uống nước đá lạnh, dễ gây co thắt huyết mạch và viêm họng.
Có thể nói, để lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối là không hề đơn giản bởi bên cạnh việc đảm bảo được các yếu tố dinh dưỡng để thai nhi phát triển thì cũng cần chú ý tới cân nặng “tiêu chuẩn” của thai nhi để người mẹ có thể thuận lợi trong quá trình vượt cạn. Chúc tất cả các mẹ bầu sinh con thuận lợi, mẹ tròn con vuông!
Xem thêm:
CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả
Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
[Góc chia sẻ]: Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai là một điều ý nghĩa và vô cùng thiêng liêng nhưng cũng rất gian nan mà bất kỳ bà mẹ nào cũng đều phải trải qua. Và để em bé được an toàn cũng như có điều kiện tốt nhất để phát triển, mẹ bầu nên biết những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu. Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức thực sự bổ ích, hãy cùng tìm hiểu.
Tại sao mẹ bầu cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai?
9 tháng mang thai được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng đầu tới tháng thứ 3, hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là thời gian rất quan trọng, quyết định có giữ được thai nhi hay không.
3 tháng đầu là giai đoạn rất quan trọng, quyết định có giữ được thai nhi hay không
Giai đoạn này sẽ càng quan trọng hơn đối với những người phụ nữ có hệ thống miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, sự thay đổi hormone đột ngột cũng khiến cơ thể người mẹ chưa kịp thích nghi, dễ dị ứng và nhạy cảm với các yếu tố xung quanh. Do vậy, áp dụng các biện pháp kiêng cữ sẽ giúp cho phôi thai có thể làm tổ và bắt đầu một hành trình mới.
Tổng hợp những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Theo số liệu thống kê, có tới 10% số ca bị sảy thai sớm, tức là trong những tuần đầu của thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu nên kiêng kỵ những vấn đề sau:
Các loại thực phẩm không nên ăn
Đối với các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây, mẹ bầu cần hạn chế hoặc tuyệt đối không sử dụng:
Tuyệt đối không ăn: đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, rau sam, cam thảo, trái sơn trà, nước dừa,... và các loại nước có tính hàn. Gây kích thích tử cung, có thể dẫn tới sảy thai.
Không ăn quả đào, long nhãn,... dễ gây xuất huyết thai kỳ.
Tuyệt đối không ăn đu đủ xanh trong những tháng thai kỳ đầu
Không ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như: cua, ghẹ, mực, bạch tuộc vì sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Không ăn giò chả, bún, quẩy, cà muối, dưa muối,... các loại thực phẩm có chứa hàn the và phèn chua, gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Không ăn gan động vật, vì có hàm lượng vitamin A cao, dễ gây dị dạng thai nhi.
Đồ uống không nên sử dụng
Bên cạnh thực phẩm thì những loại đồ uống này cũng được liệt vào danh sách cấm đối với mẹ bầu trong những tháng đầu tiên:
Không uống rượu, bia và các chất kích thích.
Hạn chế uống cafe, uống trà,... vì dễ làm tăng nhịp tim, tăng áp lực máu vì dễ dẫn tới sảy thai.
Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với người hút thuốc lá.
Một số kiêng cữ khác
Trong giai đoạn này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ yếu hơn bình thường nên các mẹ cần kiêng kỵ thêm các vấn đề khác, đó là:
Không tiếp xúc gần với chó, mèo hoặc các loại động vật có lông dễ gây dị ứng khác.
Không thức khuya, dễ làm hao tổn năng lượng.
Tuyệt đối không xoa bụng hoặc sờ đầu ti trong thời gian mang bầu.
Tuyệt đối không uống vitamin A hoặc sử dụng các loại thực phẩm có chứa vitamin A.
Hạn chế đứng gần lò vi sóng, bếp ga, bếp từ.
Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như: thuốc tẩy, bột giặt, nước rửa chén.
Ông bà ta đã có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do vậy các mẹ nên áp dụng những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu để bảo vệ em bé mẹ nhé. Đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chỉ bạn cách chọn các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Đã bao giờ mẹ bầu mua phải quả xoài, quả nho hay quả cam mà chẳng ngon chút nào, thậm chí còn bị hư hỏng chưa? Vậy thì những mẹo chọn hoa quả dưới đây sẽ rất hữu ích để bạn có thể chọn được trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu tươi ngon, không chứa chất bảo quản, an toàn với sức khỏe.
Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu và cách chọn
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho các mẹ bầu. Hơn nữa, với hương vị thơm ngon, dễ ăn; trái cây còn là biện pháp giúp mẹ bầu giảm thai nghén hiệu quả trong những tháng đầu thai kỳ.
Táo
Thành phần quả táo chứa hàm lượng cao các vitamin C, vitamin A, Kali, chất xơ và nước. Do vậy, táo là một trong các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu.
Trong trái táo có chứa vitamin C, vitamin A, Kali, chất xơ và nước
Cách chọn: Hãy chọn những trái táo có màu đỏ sẫm, đều màu; trên vỏ có nhiều đốm nhỏ màu trắng. Đồng thời, hãy ưu tiên những trái táo có phần cuống còn mới, không bị héo.
Xoài
Xoài cung cấp vitamin C, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng ốm vặt, nhiễm virus thông thường.
Cách chọn: Hãy chọn những trái xoài có vỏ đẹp, căng bóng, không bị xây sớt, sần hoặc có những vết thâm trên thân. Với phần cuống, bạn có thể cấu nhẹ và ngửi, nếu có mùi thơm và nhựa đặc trưng thì quả xoài đó còn tươi, không chứa chất bảo quản.
Cam
Trong quả cam có chứa vitamin C có tác dụng phòng và điều trị các tổn thương của tế bào, hỗ trợ hấp thu khoáng chất. Đồng thời, chất folate trong quả cam sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh của thai nhi.
Cách chọn: Hãy bóp nhẹ phần vỏ cam, nếu có dầu tiết ra thì đó là quả cam tươi. Cùng với đó, hãy chú ý phần cuống, nếu quả nào có phần cuống bị lõm xuống thì quả đó mọng nước.
Dưa hấu
Dưa hấu là một loại trái cây giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón rất tốt. Đồng thời, còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu khi bị thai nghén.
Dưa hấu là một loại trái cây giàu chất xơ, hỗ trợ đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón rất tốt
Cách chọn: Hãy chọn những quả có phần vỏ trơn bóng, các vân sắc nét, dưới đáy có màu hơi vàng. Đừng quên gõ nhẹ vào phần vỏ ngoài, nếu có tiếng vang thanh thì đó là quả dưa ngon,
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn trái cây trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Ngoài việc nắm được thông tin về những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, các mẹ bầu cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
Cần rửa sạch các loại trái cây trước khi ăn, điều này giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nên lạm dụng trái cây, ăn với lượng vừa phải.
Không ăn trái cây ngay sau bữa ăn, nó có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi và táo bón. Thời gian lý tưởng nhất là nên ăn trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ kể từ khi ăn bữa chính.
Không ăn hoa quả để lạnh, nếu bảo quản trong tủ lạnh bạn nên để trái cây ở nhiệt độ phòng khoảng 1 giờ để phòng ngừa nguy cơ đau bụng, tiêu chảy.
Nên súc miệng sau khi ăn trái cây, vì hầu hết trong thành phần của các loại trái cây đều có chứa chất carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng nên sẽ không tốt cho răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.
Bài viết là những thông tin giúp bạn có thể chọn được những trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thơm ngon, không có hóa chất. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật những tin tức hữu ích về sức khỏe mỗi ngày.
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
[Góc giải đáp] Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
“Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn” là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi theo quan niệm từ xa xưa, ông bà ta cho rằng khi mẹ bầu ăn trứng vịt lộn con sẽ dễ bị hen, sinh con nhiều tóc,... Vậy, những điều này có đúng không và trứng vịt lộn có tốt cho bà bầu; chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
Trứng vịt lộn là một món ăn giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, món ăn này liệu có tốt cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi?
Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram trứng vịt lộn:
Năng lượng 182 kcal.
Protein 13,6 gr.
Lipid 12,4 gr.
Canxi 82 mg.
Photpho 212 gr.
Cholesterol 600 mg.
Beta carotene.
Sắt.
Thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, giàu năng lượng, canxi, sắt, protein,...
Với thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, giàu năng lượng, canxi, sắt, protein,... rất cần thiết cho việc duy trì và phát triển thể lực của tất cả mọi người. Do vậy, trứng vịt lộn được đánh giá là một món ăn bổ dưỡng.
Mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?
Tính đến nay, chưa có bất kỳ một thông tin hay kết quả khoa học nào chứng minh mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ sinh con nhiều tóc hay dễ bị hen suyễn như những “đồn đoán” trong nhân gian.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có giá trị các chất dinh dưỡng cao, giàu năng lượng. Đặc biệt, hàm lượng protein, canxi, sắt, photpho,... và các vitamin A, B1, B2, C… đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu
Hơn nữa, món ăn này lại rất hấp dẫn nên “có” là câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn?”. Các mẹ bầu có thể bổ sung ngay vào thực đơn tuần với số lượng 2 quả trứng vịt lộn/tuần để có thêm dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Cách luộc trứng vịt lộn không bị vỡ, thơm ngon cho mẹ bầu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Trứng vịt lộn: 1 - 2 quả.
Muối.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch trứng vịt lộn, cho quả trứng vào nồi cùng với nước luộc. Cho thêm một chút muối vào nước luộc trứng và bật bếp ga bắt đầu luộc.
Bước 2: Sau khi trứng sôi, vặn nhỏ lửa và luộc thêm 15 phút nữa để trứng chín đều, thơm ngon.
Bước 3: Tắt bếp, vớt trứng vịt lộn ra đĩa hoặc bát nhỏ, để nguội trước khi thưởng thức.
Lưu ý, vì đang trong thời gian mang bầu nên mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm. Và không nên ăn vào buổi tối hoặc gần sát giờ đi ngủ, vì như vậy sẽ khiến bụng đầy hơi, khó tiêu dẫn tới mất ngủ. Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang gặp các tình trạng như tiểu đường, huyết áp cao hoặc bị các bệnh lý về tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn.
Trong trứng vịt lộn có chứa thành phần dinh dưỡng da dạng, tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, “có” là câu trả lời cho “bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn?”. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần ăn khoa học, đúng cách; đặc biệt không lạm dụng để đảm bảo an toàn và hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Thực hư việc bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối để con tăng cân
Bất kỳ người mẹ nào cũng đều có mong muốn con mình sinh ra sẽ được khỏe mạnh, xinh đẹp nên thường truyền tai nhau kinh nghiệm dưỡng thai. Một trong số đó là việc bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối để giúp con tăng cân nhanh. Vậy, điều này có đúng không, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối có giúp con tăng cân nhanh?
Ba tháng cuối là giai đoạn bà bầu cần cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng để con phát triển đáp ứng đủ cân nặng tiêu chuẩn; đồng thời chuẩn bị sức khỏe thật tốt chuẩn bị cho ngày lâm bồn.
Trong trứng vịt lộn có hàm lượng canxi cao, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi
Và trong thành phần trứng vịt lộn có hàm lượng canxi cao, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi, giúp con đạt được mức cân nặng chuẩn trước khi chào đời. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý thực hiện đúng theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Cùng với đó là bổ sung nhiều loại thực phẩm, hoa quả khác nhau; và lưu ý cần uống đủ nước để đảm bảo mọi hoạt động cơ thể diễn ra nhịp nhàng.
Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh?
Bên cạnh việc bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối, các mẹ cần nắm được những nguyên tắc và những loại thực phẩm tốt cho giai đoạn này:
Nguyên tắc dinh dưỡng giúp con tăng cân nhanh trong những tháng cuối
Để thai nhi trong bụng tăng cân nhanh, đúng cách mẹ bầu cần nắm được những nguyên tắc dưới đây để thiết lập một chế độ ăn uống khoa học:
Sự tăng cân của thai nhi sẽ tỉ lệ thuận với số cân nặng tăng lên của người mẹ. Trung bình, trong 9 tháng thai kỳ, các chị em có thể tăng từ 9 - 14 kg. Do vậy, căn cứ vào chiều cao, cân nặng ban đầu để ước tính số cân nặng cần đạt; không cần thiết phải tăng quá nhiều bởi sẽ gây béo phì, khó sinh và làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa.
Nếu thai nhi đang nhẹ cân hơn so với cân nặng tiêu chuẩn, các mẹ đầu nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm và protein. Và để giúp thai nhi tăng cân nhanh, thì 15 gram đạm mỗi ngày là cần thiết.
Mẹ bầu cần xây dựng lối sống lành mạnh, chăm lo và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong những tháng cuối thai kỳ
Để thai nhi phát triển nhanh, bên cạnh việc bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối còn cần bổ sung các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm thuộc nhóm chất béo: Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 70 - 80g chất béo các loại mỗi ngày. Các loại chất béo lành mạnh có thể kể đến: quả bơ, dầu thực vật, hải sản, các loại hạt,...
Thực phẩm thuộc nhóm chất béo
Sắt và canxi: Mẹ bầu cần bổ sung 1500mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày để giúp con phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng. Các thực phẩm giàu sắt và canxi: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cá, thịt bò, bí đỏ, gan động vật,...
Vitamin và chất xơ: giúp tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho ngày lâm bồn. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả tươi các loại,...
Bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng cuối là giải pháp giúp con tăng cân nhanh, đủ cân nặng tiêu chuẩn trước khi chào đời. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn đa dạng các loại thực phẩm có chứa chất béo, sắt, canxi, vitamin và chất xơ nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chúc mẹ bầu sinh con thuận lợi, mẹ tròn con vuông!
Xem thêm:
CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả
Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu? Cẩm nang dành cho mẹ
Trứng vịt lộn hầm ngải cứu là một món ăn bổ dưỡng, nó có thể giúp người gầy tăng cân, đồng thời điều trị hiệu quả bệnh đau đầu kinh niên. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu hay không? món ăn này có an toàn với mẹ bầu và thai nhi? Hãy cùng chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu hay không?
Trứng vịt lộn hầm rau ngải cứu là một món ăn bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Thành phần của món ăn này có chứa nhiều dưỡng chất như: protein, sắt, canxi, gluxit, vitamin nhóm A, B, C,... nên giúp cải thiện hiệu quả tình trạng suy nhược cơ thể. Đồng thời, còn giúp điều hòa khí huyết, đẩy lùi những cơn đau đầu.
Mẹ bầu có thể sử dụng món ăn này trong những tháng cuối thai kỳ
Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu không vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều. Dựa trên dược tính rau ngải cứu và thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn, thì lời khuyên dành cho bà bầu là không nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì trong ngải cứu có chất gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, những mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai cũng không nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Đối với các mẹ bầu trong những tháng cuối, có thể sử dụng trứng vịt lộn ngải cứu, tuy nhiên chỉ nên dùng từ 3 - 5 ngọn ngải cứu và chỉ nên ăn 2 bữa mỗi tuần. Để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra, tùy theo thể trạng hoặc bệnh lý tiền sử mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Nguyên tắc cần ghi nhớ khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng và được nhiều mẹ bầu yêu thích. Và để đảm bảo món trứng vịt lộn được sử dụng đúng cách, mẹ bầu cần:
Chỉ ăn trứng vịt lộn 2 quả mỗi tuần. Và mỗi lần, chỉ nên ăn 1 quả.
Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối hoặc gần sát giờ đi ngủ, dễ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng, khó thở dẫn tới mất ngủ.
Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng vịt lộn 2 quả mỗi tuần
Không ăn hoặc hạn chế tới tối đa việc ăn trứng vịt lộn kèm rau răm và gừng để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
Không cần thiết uống bổ sung vitamin A khi đã lựa chọn ăn trứng vịt lộn, vì trong món ăn này hàm lượng vitamin A đã rất lớn. Việc uống bổ sung có thể dẫn tới tình trạng dư thừa chất, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Chắc hẳn, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu không. Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho mẹ bầu, cũng có nhiều loại thực phẩm có hại mà mẹ bầu cần tránh để đảm bảo an toàn và sự phát triển ổn định của thai nhi. Và để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng khoa học, các mẹ bầu cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan. Những chủ đề dưới đây sẽ rất hữu ích, bạn hãy cùng tìm hiểu.
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?
Bầu 3 tháng đầu có nên ăn trứng vịt lộn là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi đây là một món ăn bổ dưỡng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện suy nhược cơ thể. Vậy, trong 3 tháng đầu mẹ bầu có được ăn trứng vịt lộn? Nội dung dưới đây sẽ đề cập chủ đề này, mời bạn cùng tìm hiểu.
Tác dụng của trứng vịt lộn đối với các mẹ bầu
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, bao gồm: năng lượng, nước, đạm, tinh bột, chất béo, canxi, sắt, photpho, carotene, vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin A, cholesterol,... trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, cần thiết cho những đối tượng đang cần hồi phục hoặc cải thiện sức khỏe.
Đối với bà bầu, trứng vịt lộn mang lại nhiều tác dụng
Đối với bà bầu, trứng vịt lộn mang lại nhiều tác dụng. Có thể kể tới như:
Phòng ngừa thiếu sắt, giúp cơ thể tạo máu; từ đó phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu.
Có lượng vitamin A dồi dào, trứng vịt lộn giúp thai nhi phát triển các cơ quan như tim, gan, phổi,...
Với lượng canxi 82mg/100g, ăn trứng vịt lộn là giải pháp bổ sung canxi giúp thai nhi phát triển ổn định về xương khớp.
Mỗi 100g trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipid,... đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào giúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh, giảm mệt mỏi trong thai kỳ.
Hơn nữa, còn giúp tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, người mẹ có thể tránh được nguy cơ bị ốm, cảm, hoặc nhiễm các virus thông thường.
Bầu 3 tháng đầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
Tuy có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nhưng trứng vịt lộn lại là món ăn gây đầy bụng, khó tiêu. Bởi vậy, dễ gây ra tình trạng đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Việc sử dụng trứng vịt lộn trong những tháng đầu thai kỳ, có thể khiến mẹ gặp nhiều rắc rối về đường tiêu hóa; đặc biệt trong giai đoạn ốm nghén người mẹ thường khá nhạy cảm với mùi vị. Và vô hình trung, nó có thể khiến cho cả mẹ và bé bị thiếu chất.
Ngoài ra, trong trứng vịt lộn có chứa vitamin A và carotene - hai thành phần này có thể gây ra những tác động tiêu cực tới thai nhi trong giai đoạn hình thành và phân chia tế bào. Bởi, nếu dư thừa lượng vitamin A có thể khiến thai nhi bị ngộ độc, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Mẹ không nên ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Vậy, bầu 3 tháng đầu có nên ăn trứng vịt lộn; câu trả là “không”. Các mẹ nên bổ sung trứng vịt lộn vào những tháng giữa và cuối của thai kỳ. Và chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần là đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Trứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, trong những tháng đầu cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi, tình trạng ốm nghén khiến mẹ nhạy cảm hơn trong ăn uống nên tốt hơn hết mẹ nên sử dụng trứng vịt lộn cho những tháng giữa và cuối thai kỳ. Bên cạnh vấn đề bầu 3 tháng đầu có nên ăn trứng vịt lộn, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm và trái cây tốt cho từng giai đoạn qua các bài viết được gợi ý dưới đây.
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào để tốt nhất cho con?
Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào, nếu ăn quá “tiêu chuẩn” thì sẽ xảy ra tình trạng gì? là những vấn đề được hầu hết các chị em quan tâm. Trứng vịt lộn được biết đến là một món ăn bổ dưỡng và dễ ăn. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và thai nhi.
Trứng vịt lộn có tốt cho mẹ bầu không?
Theo kết quả nghiên cứu, trong mỗi 100g trứng vịt lộn có chứa tới 182 kcal năng lượng, 13.6g protein, 12.4g lipid, 82mg canxi, 212mg photpho,... và sắt, vitamin A, B, C,... Đây đều là các dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, trứng vịt lộn được đánh giá là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho mẹ bầu.
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng và tốt cho mẹ bầu
Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, những thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn sẽ phát huy tác dụng nếu mẹ bầu sử dụng khoa học, với tần suất vừa đủ và đúng cách dùng. Ngược lại, nếu lạm dụng ăn quá nhiều trứng vịt lộn, ăn không đúng thời điểm sẽ là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh về tim mạch, tiểu đường cho người mẹ; thậm chí còn có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào?
Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn vào giai đoạn nào của thai kỳ và ăn vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:
Giai đoạn thích hợp để mẹ bầu ăn trứng vịt lộn
Tuy chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn dễ gây chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là đau bụng. Do vậy, nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ thì chẳng những không phát huy được công dụng mà ngược lại còn là nguyên nhân gián tiếp khiến mẹ biếng ăn, nhạy cảm với mùi. Hơn nữa, trong thành phần trứng vịt lộn có chứa vitamin A và carotene rất không tốt cho thai nhi trong giai đoạn này, nên có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc cho thai nhi dẫn tới các dị tật bẩm sinh.
3 tháng giữa là giai đoạn thích hợp để mẹ bầu ăn trứng vịt lộn
Từ tháng thứ 4 mẹ bầu có thể bổ sung trứng vịt lộn vào thực đơn với tần suất 2 quả/tuần để giúp thai nhi phát triển toàn diện về cả chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý khi đã ăn trứng vịt lộn, bạn không nên uống vitamin A bởi sẽ gây thừa chất, không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Về những tháng cuối cùng thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì giai đoạn này dễ gây dư thừa chất. Và mẹ bầu dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới sức khỏe; đặc biệt trong thời gian quan trọng cần chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực và tinh thần để chuẩn bị cho ngày lâm bồn.
Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, trưa hay tối?
Các mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Không ăn vào buổi tối hoặc gần sát giờ đi ngủ bởi dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu dẫn tới mất ngủ. Từ đó, dễ tăng thêm sự mệt mỏi, uể oải cho người mẹ.
Nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn khi mang bầu sẽ gặp phải hiện tượng gì?
Một trong những lưu ý quan trọng được khuyến cáo đó là bà bầu không sử dụng quá 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Bởi, nếu lạm dụng sẽ dẫn tới rủi ro:
Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc tiểu đường thai kỳ.
Người mẹ dễ bị béo phì, thừa cân do năng lượng và chất béo trong trứng vịt lộn khá cao.
Dư thừa vitamin A, thai nhi có khả năng bị ngộ độc hoặc dị tật bẩm sinh. Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, do vậy không nên sử dụng trong giai đoạn này.
Chắc hẳn, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã có câu trả lời cho “bà bầu nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào”. Đừng quên truy cập trang tin của chúng tôi hàng ngày để cập nhật những tin tức hữu ích về sức khỏe mẹ và bé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Cách lên thực đơn cho bà bầu khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
Dù đang trong giai đoạn nào của thai kỳ thì việc xây dựng một thực đơn cho bà bầu khoa học, đầy đủ dinh dưỡng là cần thiết. Và để làm được điều này, trước đó bạn cần tìm hiểu và nắm được nhu cầu dinh dưỡng, thực phẩm tốt cần bổ sung, thực phẩm cần tránh và những lưu ý giúp mẹ nạp đủ dinh dưỡng mà không cần ăn uống quá nhiều.
Nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn cho bà bầu tất cả các giai đoạn
Mỗi một giai đoạn, mẹ bầu sẽ cần bổ sung hoặc duy trì những chất dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Trong 3 tháng đầu: Lúc này, não bộ thai nhi bắt đầu hình thành. Do đó, mẹ cần tập trung vào dưỡng chất quan trọng như:
Axit folic nhằm ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh và giúp trí não con phát triển tốt hơn, hàm lượng cần bổ sung ít nhất 600 microgam/ngày.
Ngoài ra, sắt cũng rất cần thiết để cấu thành sự tạo máu, phát triển các tế bào hồng cầu và mạch máu ở thai nhi; 27 miligam sắt/ngày là hàm lượng được khuyến cáo cho mẹ.
Trong những tháng thai kỳ đầu, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu Axit folic
Trong 3 tháng giữa: Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu xây dựng cấu trúc mô, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất. Do đó:
Cần bổ sung canxi là cần thiết để hệ xương, răng, cơ và thần kinh chắc khỏe. Và hàm lượng canxi cần bổ sung là 1000 miligam/ngày.
Chất đạm: cung cấp năng lượng giúp thai nhi phát triển thể chất.
Acid béo: đảm bảo trí não thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu cần bổ sung 140mg/ngày.
Sắt: hàm lượng khuyến cáo trong giai đoạn này là 60mcg/ngày.
Acid folic: 400mcg/ngày.
Trong 3 tháng cuối: Thai nhi phát triển nhanh chóng cả về kích thước và trí não. Vậy nên, mẹ cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất: canxi, sắt, omega-3, vitamin C, D,...
Cách xây dựng thực đơn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng
Để có một thai kỳ an toàn, đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi, trước khi lên thực đơn bạn cần tìm hiểu:
Thực phẩm tốt cần bổ sung trong thực đơn cho bà bầu
Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa những loại vitamin khác nhau, do đó nguyên tắc đầu tiên là mẹ bầu cần sử dụng đa dạng thực phẩm thuộc nhiều nhóm, bao gồm cả các chất từ động vật và thực vật:
Protein: cá, thịt gà, đậu lăng, trứng,...
Axit Folic: súp lơ, ớt chuông, bắp cải, đậu nành,...
Chất xơ: khoai lang, yến mạch, trái cây,...
Chất béo lành mạnh: bơ, dầu ô liu, sữa chua, các loại hạt,...
DHA: cá hồi, cá chép, cá quả,...
Sắt: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, ngũ cốc, các loại hạt, rau có màu xanh đậm,...
Canxi: trứng, đậu nành, cà mòi,...
Iot: rong biển, rau chân vịt, cải thảo, rau cần, cá biển,...
Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm
Thực đơn cho bà bầu cần tránh thực phẩm gì?
Trong thời gian mang bầu, người mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Do đó, mẹ bầu cần tránh:
Cà phê.
Rượu.
Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: cá mập, cá kiếm,...
Thực phẩm đã chế biến sẵn.
Đồ ăn ôi thiu.
Thịt sống, thịt tái,... cần thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”.
Cần lưu ý gì khi lên thực đơn cho bà bầu
Thực đơn cho mẹ bầu cần đảm bảo 3 yếu tố cơ bản đó là: đầy đủ dinh dưỡng, ngon và sạch. Do vậy, cần chú ý:
Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
Thực phẩm cần tươi ngon, sạch, được kiểm duyệt chất lượng an toàn thực phẩm.
Hạn chế sử dụng các loại trái cây có hàm lượng đường cao, nhằm ngăn ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Mỗi tuần, nên ăn ít nhất 2 - 3 bữa cá.
Thay vì chọn thịt có mỡ, mẹ bầu nên chọn thịt nạc để có hàm lượng protein cao nhất.
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành các bữa chính và bữa phụ, bữa phụ nên cách bữa chính với thời gian từ 2,5 - 3 giờ.
Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn cho bà bầu. Ngoài thực phẩm thì mẹ bầu có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm bổ sung vitamin - khoáng chất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của mẹ và thai nhi. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
CQC Prenalen - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả
Pregnacare orginal - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Pregnacare Plus - Hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu
Những món ăn tốt cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ
Những món ăn tốt cho bà bầu trong tháng đầu thai kỳ luôn là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là với chị em lần đầu mang thai. Trong thời gian này, thai nhi tập trung phân hóa và hình thành các cơ quan chính. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cần đa dạng các nhóm để cung cấp năng lượng thiết yếu cho mẹ và thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ
Nguồn dinh dưỡng trong tháng đầu tiên thai kỳ là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong giai đoạn sau; do vậy mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm. Trong tháng đầu, mẹ bầu nên uống bổ sung axit folic - hoạt chất thiết yếu cho sự phát triển và phân chia tế bào, đồng thời đóng vai trò hình thành của tế bào máu.
Axit folic có nhiều trong các loại ngũ cốc
Axit folic có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh có màu đậm, hoa quả, thịt bò,... Tuy nhiên, tháng này sẽ rất khó khăn để cung cấp đủ acid folic tối thiểu khi mẹ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu do thai nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Lúc này, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng các thực phẩm, viên uống bổ sung acid folic.
Tổng hợp những món ăn tốt cho bà bầu tháng đầu
Những món ăn cho bà bầu dưới đây có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hãy tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng tuần:
Cháo cá hồi
Thành phần dinh dưỡng của cá hồi chứa hàm lượng cao DHA, các vitamin nhóm B, các axit amin,... không chỉ tốt cho thai nhi mà còn là biện pháp giúp người mẹ cải thiện tâm trạng hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hormone nội tiết tăng lên trong tháng đầu.
Cháo cá hồi là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon cho bà bầu
Trứng gà
Trứng gà là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho mẹ bầu, bởi trong thành phần có chứa đa dạng các nguyên tố vi lượng thiết yếu như kali, natri, magie, photpho,... Đồng thời, hàm lượng protein cao, các loại vitamin, canxi, sắt, acid folic, omega-3,...
Hơn nữa, trứng là nguyên liệu dễ chế biến thành những món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị. Một số gợi ý: trứng rán, trứng luộc, trứng cuộn rau củ, salad trứng, trứng đúc thịt, trứng hấp đậu phụ,...
Chân giò hầm củ sen
Đây là một trong những món ăn tốt cho bà bầu không nên bỏ qua. Chân giò hầm củ sen có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn cho mẹ; rất phù hợp với giai đoạn ốm nghén.
Nấm kim châm xào thịt bò
Món ăn chứa giá trị dinh dưỡng cao, giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm và nhiễm virus thông thường. Đồng thời, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Cháo bí đỏ với tôm
Trong bí đỏ có hàm lượng beta-caroten dồi dào, có tác dụng chống nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm táo bón cho mẹ bầu.
Bên cạnh những món ăn tốt cho bà bầu, các mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhằm bổ sung các sản phẩm nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết mà chế độ ăn thông thường không kịp đáp ứng. Đừng quên theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật tin tức hữu ích về sức khỏe mẹ và bé mỗi ngày.
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bà bầu ăn trứng vịt lộn: Công dụng và những lưu ý cần ghi nhớ
Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và ưa thích của nhiều người Việt, và bà bầu cũng không ngoại lệ. Vậy, bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không? cần lưu ý gì khi ăn trứng vịt lộn? Những thông tin này sẽ có trong nội dung dưới đây, các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu.
Công dụng khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Theo bảng thành phần thực phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì trong 100 gram trứng vịt lộn có chứa:
Năng lượng 182 kcal.
Protein 13,6 gr.
Lipid 12,4 gr.
Canxi 82 mg.
Photpho 212 gr.
Cholesterol 600 mg.
Beta carotene.
Sắt.
Vitamin nhóm A, B, C,...
Thành phần dinh dưỡng đa dạng trong trứng vịt lộn
Do vậy, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn mang đến nhiều công dụng trong việc bồi bổ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
Cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ nhiệm vụ tạo máu, giúp cho mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh; đồng thời nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Nguồn năng lượng cao tới 182 kcal giúp mẹ bầu hoạt động với công suất tốt hơn.
Giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thường xảy ra ở mẹ bầu.
Có lượng canxi dồi dào, ăn trứng vịt lộn khi mang thai sẽ giúp cho hệ xương - răng của thai nhi phát triển tốt hơn.
Vitamin A có trong trứng ngỗng hỗ trợ cho sự phát triển tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn cần lưu ý điều gì?
Để món trứng vịt lộn cho bà bầu giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng mà không gây ra những tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý:
Không ăn quá nhiều trứng vịt lộn, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả.
Không ăn liền lúc 2 quả trứng vịt lộn, cần chia thành 2 bữa, mỗi bữa 1 quả.
Không ăn liền lúc 2 quả trứng vịt lộn
Nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nguồn năng lượng dồi dào trong loại thực phẩm này không phù hợp trong hai giai đoạn này.
Do có hàm lượng cholesterol và năng lượng cao nên nếu lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, đặc biệt là gần sát giờ đi ngủ. Lượng đạm trong trứng vịt lộn sẽ khó tiêu, gây chướng bụng, khó chịu và dẫn tới mất ngủ.
Ăn trứng vịt lộn khi mang thai mẹ không nên ăn kèm rau răm và một số gia vị khác, vị chúng không có lợi cho sự phát triển; thậm chí còn ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.
Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A, sẽ dễ gây ra tình trạng dư thừa; không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm những thực phẩm và trái cây tốt cho quá trình mang bầu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Top 10 loại trái cây tốt cho bà bầu và thai nhi không nên bỏ qua
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đảm bảo dinh dưỡng
Top 15 loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ