Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối và những điều cần lưu ý
Cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ cả về cân nặng và trí não. Do vậy thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Vậy, loại thực phẩm hoặc món ăn nào phù hợp với mẹ bầu trong thời gian này? Thông tin sẽ có ngay trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Tâm lý chung của các mẹ bầu trong giai đoạn này là cố gắng ăn nhồi nhét để con tăng cân nhanh. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết; đặc biệt nếu cân nặng thai nhi vượt quá “tiêu chuẩn” khó thể dẫn tới tình trạng khó sinh cho người mẹ.
Mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 1.950 calo
Lời khuyên lúc này là, mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 1.950 calo và thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vẫn nên tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, vitamin - khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, có thể uống bổ sung các sản phẩm omega-3, canxi để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Thực đơn số 1:
- Bữa sáng: Phở, nước cam.
- Bữa phụ 1: Sữa.
- Bữa trưa: Cơm, Canh cua nấu bí xanh, Thịt lợn kho lạc, Chè đậu đỏ nước cốt dừa.
- Bữa phụ 2: Bánh flan.
- Bữa chiều: Cơm, Đậu rồng xào tỏi, Canh mồng tơi nấu tôm khô, Đậu phụ dồn thịt sốt cà, Dưa hấu.
- Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 2:
- Bữa sáng: Miến gà – Sữa đậu nành
- Bữa phụ 1: Bánh mì phô mai, sữa.
- Bữa trưa: Cơm, Bông cải xào, Canh cải bó xôi nấu giò, Đậu phụ non sốt thịt bò bằm, Dưa lê.
- Bữa phụ 2: Nui nấu thịt, Táo.
- Bữa chiều: Cơm, Ngó sen xào tôm, Canh rong biển sườn son, Mực rán nước mắm, Quýt đường.
- Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 3:
- Bữa sáng: Hoành thánh
- Bữa phụ 1: Miến cua, thanh long.
- Bữa trưa: Cơm, Bông bí xào, Canh khoai mỡ tôm băm, Cá thu kho trà xanh, Măng cụt.
- Bữa phụ 2: Bánh mì nướng kèm phô mai.
- Bữa chiều: Su hào xào nấm, Canh chua bông so đũa cá basa, Chả lụa kho tiêu, Chuối.
- Bữa tối: Sữa.
Mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn bổ dưỡng này
Thực đơn số 4:
- Bữa sáng: Phở bò viên, Dưa hấu.
- Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
- Bữa trưa: Cơm, Cải chua xào, Canh sườn non củ cải muối, Ếch kho cà ri, Dừa xiêm.
- Bữa phụ 2: Trái cây dằm.
- Bữa chiều: Cơm, Cánh cá diêu hồng nấu ngót, Thịt ba chỉ rán sả ớt, Chè nhãn nhục hạt sen.
- Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 5:
- Bữa sáng: Hủ tiếu sườn.
- Bữa phụ 1: Bánh flan.
- Bữa trưa: Bún thịt bò xào, trái cây.
- Bữa phụ 2: Đậu hũ nước đường.
- Bữa chiều: Cơm, canh bắp cải thịt, thịt kho trứng cút, mực xào bông cải nấm rơm, táo.
- Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 6:
- Bữa sáng: Bánh cuốn, sữa.
- Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
- Bữa trưa: Cháo cá chép, bơ xay.
- Bữa phụ 2: Chè đậu đen.
- Bữa chiều: Cơm, canh hoa thiên lý giò sống, lươn xào sả ớt, nho.
- Bữa tối: Sữa.
Thực đơn số 7:
- Bữa sáng: Xôi đậu đen, sữa.
- Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc.
- Bữa trưa: Cơm, canh đậu hũ thịt hẹ, gà kho gừng, giá hẹ xào thịt, cam.
- Bữa phụ 2: Súp cua trứng cút.
- Bữa chiều: Cơm, mực dồn thịt sốt cà, cải bó xôi xào thịt, bắp cải xào tôm, vú sữa.
- Bữa tối: Sữa.
Cần lưu ý gì trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối?
Trong những tháng cuối thai kỳ, bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống đều rất nhạy cảm và có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên, mẹ bầu cần lưu ý:
- Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc để giảm áp lực cho đường tiêu hóa.
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Giảm bớt lượng muối sử dụng hàng ngày để hạn chế tình trạng tích nước, phù chân.
- Không sử dụng đồ ăn nhiều đường và tinh bột, rất dễ bị tiểu đường thai kỳ.
- Hạn chế tới mức tối đa việc ăn ngoài hàng quán, sẽ không đảm bảo vệ sinh chất lượng thực phẩm.
- Không dùng các đồ ăn chế biến sẵn, chứa chất phụ gia và chất bảo quản.
- Không ăn đu đủ xanh, lô hội, nhãn,... dễ gây lạnh bụng, đau bụng; thậm chí là kích thích tử cung co bóp dẫn tới hiện tượng sinh non.
- Không uống nước đá lạnh, dễ gây co thắt huyết mạch và viêm họng.
Có thể nói, để lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối là không hề đơn giản bởi bên cạnh việc đảm bảo được các yếu tố dinh dưỡng để thai nhi phát triển thì cũng cần chú ý tới cân nặng “tiêu chuẩn” của thai nhi để người mẹ có thể thuận lợi trong quá trình vượt cạn. Chúc tất cả các mẹ bầu sinh con thuận lợi, mẹ tròn con vuông!
Xem thêm:
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này