Khuyến cáo: 4 loại nước không nên cho trẻ uống

Khuyến cáo: 4 loại nước không nên cho trẻ uống

     Uống nước đúng thời điểm cũng là cách giúp trẻ có được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn cho trẻ uống nước đúng thời điểm nhưng lại không tìm hiểu xem loại nước nào trẻ nên uống và loại nước nào trẻ không nên uống thì sức khỏe của trẻ vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết 4 loại nước không nên cho trẻ uống. 1. Nước quá lạnh hoặc quá nóng Nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày, về lâu dài sẽ kích thích răng miệng ê buốt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Trẻ em và người lớn có khả năng tiếp xúc với nhiệt khác nhau. Nhiệt độ nước người lớn uống có thể quá nóng đối với trẻ em. Nước quá lạnh cũng không nên cho trẻ uống. Nhiệt độ nước tốt nhất nên 35 - 38 độ C. 2. Nước có hàm lượng khoáng chất quá cao Nước có hàm lượng khoáng chất cao sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Quá nhiều khoáng chất trong nước sẽ phá vỡ sự cân bằng thành phần nước trong cơ thể. Nó không bổ sung nước mà ngược lại còn làm thất thoát nước ra ngoài. 3. Nước có đường và nước trái cây Mặc dù nước ngọt hay nước trái cây rất ngon nhưng nó chứa quá nhiều đường, dễ làm tăng gánh nặng cho tim, thận, gây ra béo phì và nhiều bệnh khác. Nạp quá nhiều đường còn cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn đồ ngọt, trên 1 tuổi nên ăn càng ít càng tốt. 4. Nước đun sôi để qua đêm Nước đun sôi để quá lâu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong không khí có cơ hội xâm nhập vào, làm suy giảm chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, không nên uống nước đã để quá 24 giờ.Và những loại nước đóng chai đã mở nắp, không được uống sau vài ngày. Qua bài viết này, bạn cũng đã biết 4 loại nước không nên cho trẻ uống sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ba mẹ hãy chú ý tránh cho trẻ sử dụng nước sai cách nhé!
4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh

4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh

    Nếu muốn bảo vệ sức khoẻ cho con cái một cách toàn diện, cha mẹ cần chú ý một số khung thời gian cho trẻ uống nước. Và bài viết dưới đây Trường Anh sẽ mách bạn 4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh và trẻ sẽ nhận vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Tờ Daily Mail từng đưa tin rằng, hàng trăm sinh viên đại học trước kỳ thi nếu uống nước sẽ có điểm số cao hơn 10%. Trong khi đó, Đại học London cũng từng thực hiện một cuộc khảo sát có liên quan. Họ chia những đứa trẻ 9 tuổi thành 2 nhóm, 1 nhóm uống 250ml nước, nhóm còn lại không uống trước kỳ thi. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ uống nước có điểm số cao hơn 34%. Để giải thích cho điều này, sau hàng loạt nghiên cứu, người ta tin rằng, các tế bào não sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi được bổ sung nước. Nước có tác dụng thúc đẩy khả năng nhận thức. Nếu con người không được cung cấp đủ nước, sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Trong trường hợp mất nước nhẹ, có thể dẫn tới đau đầu, cáu gắt, mệt mỏi, suy giảm nhận thức. Thế nhưng trường hợp ngược lại, nếu uống quá nhiều nước cũng làm nặng gánh cho tim và thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Uống nước rất quan trọng nhưng cách uống càng quan trọng hơn. Vì sức khỏe của con cái, cha mẹ cần tìm hiểu cách uống nước phù hợp nhất. Tiêu chuẩn lượng nước cần thiết ở trẻ em: Trẻ từ 12 đến 36 tháng: 100ml - 110ml/NGÀY Trẻ từ 3 đến 13 tuổi: Nhu cầu nước hàng ngày của bé trai là 1500 - 1800ml, bé gái là 1200 - 1600ml. Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Nhu cầu nước hàng ngày cho bé trai là 2000 - 2500ml và bé gái là 1500 - 1700ml. Thời gian uống nước như thế nào cho đúng? Trẻ rất ít khi tự giác uống nước, trừ phi đến mức khát không thể chịu đựng được, lúc này cơ thể đã trong tình trạng mất nước nhẹ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng thích hợp để trẻ uống nước. Vì vậy, cha mẹ cần lựa thời điểm cho trẻ uống một cách chính xác. 1. Giữa các bữa ăn Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, về lâu dài sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, dễ gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn là lựa chọn tốt hơn. 2. Sau khi thức dậy Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến trẻ buồn tiểu giữa đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng gánh nặng cho thận. Sau một giấc ngủ dài, trẻ rất dễ bị khô miệng, lúc thức dậy sẽ thường sẽ rất khát. Vì vậy, việc bổ sung nước lúc này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng thận. 3. Sau khi tắm Khi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, trẻ sẽ cảm thấy khát và da bị khô.Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên uống nước cho trẻ sau khi tắm khoảng 15 phút, việc sổ sung nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc trong cơ thể và giảm khô da. 4. Sau khi khóc Trẻ thường hay quấy khóc, nhiều lúc khóc không ngừng nghỉ cả tiếng đồng hồ. Khi trẻ ổn định về mặt cảm xúc, đó là lúc cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù. Khóc sẽ làm tiêu hao nước trong cơ thể, khiến cổ họng bị khô, đau rát. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này. Bài viết trên đây đã giúp bạn biết 4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh, hãy chú ý cho trẻ uống nước đúng cách để trẻ khỏe mạnh nhé!
Mách bạn: Cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh

Mách bạn: Cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh

     Thời điểm giao mùa là thời điểm mà trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết khiến ba mẹ lo lắng, tuy nhiên vì nó có biểu hiện khá giống với cảm lạnh nên nhiều bậc cha mẹ hay nhầm lẫn giữa dị ứng và cảm lạnh. Vậy lám sao để phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh Cách phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh Các triệu chứng tại mũi do dị ứng khá giống với cảm lạnh: chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, tuy nhiên trong viêm mũi do dị ứng thường thấy ngứa mũi nhiều, có thể kèm theo mất vị giác. Nếu do dị ứng, các triệu chứng viêm mũi thường tái diễn nhiều lần, tương tự nhau mỗi khi tiếp xúc với các dị nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, nơi ẩm mốc,... Triệu chứng của viêm mũi do dị ứng thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, theo mùa (liên quan đến mùa phấn hoa) hoặc quanh năm (liên quan đến các dị nguyên như bọ nhà, nấm mốc). Các triệu chứng toàn thân của viêm mũi dị ứng như mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm tập trung thường kéo dài khi bệnh không được điều trị ổn định. Nếu bé có sổ mũi, nên kiểm tra dịch tiết: Nếu chất nhầy đặc và có màu thường là bé bị cảm lạnh. Nếu bé bị dị ứng, dịch mũi tiết ra thường trong và lỏng. Hắt hơi cùng với ngứa, đỏ, chảy nước mắt thường cho thấy là bé bị dị ứng thời tiết. Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn có thể gây kích ứng da như phát ban, nổi mề đay. Lời khuyên của thầy thuốc Thời điểm giao mùa chính là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết. Cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhất là giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Cha mẹ và người chăm sóc nên thực hiện các biện pháp sau: Hạn chế đưa trẻ ra ngoài nếu như không cần thiết. Trường hợp cho bé ra ngoài cần phải trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,... Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Nếu thấy trẻ bị dị ứng nhiều hơn khi ở trong nhà, cần thay chăn ga thường xuyên, hạn chế đồ vải như thú nhồi bông, thảm, rèm, mở cửa thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với nơi nhiều bụi như kho chứa đồ. Nếu trẻ dị ứng với phấn hoa, bụi thì nên đóng kín cửa vào mùa phấn hoa. Giữ không khí sạch và vệ sinh bộ lọc điều hòa mỗi tháng một lần. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin cần thiết như nước cam, bưởi, dưa hấu,... Nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính mát: Các loại cá, rau xanh, hoa quả,... Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu trẻ không có tiền sử dị ứng thức ăn, không cần kiêng khem hay hạn chế đồ ăn của trẻ. Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp. Trên đây là cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phân biệt giữa dị ứng thời tiết và cảm lạnh.
Mách cha mẹ: Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết

Mách cha mẹ: Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết

     Dị ứng thời tiết mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc. Và thời điểm giao mùa chính là thời điểm mà bé dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Vậy khi trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xử lí khi trẻ dị ứng thời tiết. Nguyên nhân bé dị ứng thời tiết Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị ứng thời tiết. Dị ứng thường có tính di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có cơ địa dị ứng, con cái có nhiều khả năng dễ bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng. Ngoài việc sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ thì còn rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch. Lúc này cơ thể bé sẽ tiết ra một lượng lớn histamin sẽ gây ra tình trạng dị ứng trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy. Thời tiết khi giao mùa lúc ẩm, lúc hanh khô, lúc nóng lúc lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn phát triển và phát tán mầm bệnh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng thời tiết. Khi có chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như nấm mốc hoặc phấn hoa, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với những chất gây dị ứng đó. Hệ miễn dịch coi những chất này là những “kẻ xâm lược gây hại” và cố gắng chống lại, dẫn đến việc giải phóng histamin. Điều này gây ra một số triệu chứng, như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, ho và nổi mề đay. Trầm trọng hơn khi những triệu chứng này đi kèm với khó thở hoặc nôn. Một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp. Dù hiếm nhưng đôi khi dị ứng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bé tiếp xúc với một chất gây dị ứng nhất định sau vài phút. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể mất hơn 30 phút để xuất hiện. Các triệu chứng có thể bao gồm: Nổi mề đay, da đỏ ửng, ngứa; Mạch nhanh hay yếu; Nôn, buồn nôn hoặc tiêu chảy; Chóng mặt; Khó thở và thở khò khè... Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay để được xử trí kịp thời. Trên đây là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết và cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của con.
Điểm mặt: Những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ

Điểm mặt: Những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ

     Mùa hè chính là thời điểm thời tiết khó chịu nhất trong năm vì thời tiết vừa nóng mà lại mưa nắng thất thường. Thời tiết như vậy cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, siêu vi,… phát triển và gây bệnh cho trẻ. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bệnh mùa nắng nóng ở trẻ hay nói cách khác là vào mùa nắng nóng, trẻ em dễ mắc phải các bệnh thuộc 3 nhóm sau đây: Nhóm bệnh phổ biến mùa nóng Tiêu chảy: Nắng nóng khiến thức ăn dễ bị hư hỏng, ôi thiu, ô nhiễm môi trường, trẻ dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khiến cho trẻ dễ bị tiêu chảy đặc biệt là tiêu chảy cấp. Ngộ độc thức ăn: Thời tiết nắng nóng nếu như thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc. Đặc biệt là ở môi trường như là nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non. Viêm đường hô hấp cấp tính: Như là viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm Amiđan, viêm VA,… Nhiễm siêu vi: Như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi sởi, siêu vi cúm, siêu vi gây bệnh thủy đậu… ​ Nhóm bệnh "đến hẹn lại lên" thường xuất hiện mùa nắng nóng Bệnh thủy đậu (trái rạ): Căn bệnh này rất phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Đây là că bệnh rất dễ lây lan, lây lan qua đường hô hấp, bệnh này thường xuất hiện theo mùa, và tháng cao điểm nhất đó là vào tháng 4. Nhóm bệnh Sởi - Quai bị - Rubella: Cũng như thủy đậu, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh "đến hẹn lại lên" vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 - 6 hàng năm. Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B) là 1 trong những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ: Vào mùa hè đặc biệt là mùa mưa từ tháng 6-7 là thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất và có tỉ lệ gia tăng các ca bệnh cao nhất trong các tháng. Viêm màng não ở trẻ em: Theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Nhóm bệnh xảy ra quanh năm Bệnh tay chân miệng: Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh,… Bệnh chân tay miệng xuất hiện quanh năm và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Sốt xuất huyết: Mặc dù đây là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng, thời điểm gia tăng mạnh nhất là vào mùa hè. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với trẻ. Trên đây là những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ mà trẻ hay gặp phải. Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh thì cha mẹ hãy chủ động phòng và ngăn ngừa bệnh cho trẻ nhé!
Trẻ bị viêm tai giữa, phải làm sao bạn có biết?

Trẻ bị viêm tai giữa, phải làm sao bạn có biết?

     Viêm tai giữa là tình trạng niêm mạc tai giữa bị tăng tiết, tai giữa chứa dịch. Đối tượng thường hay mắc bệnh này đó chính là trẻ em, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe và quá trình phát triển của trẻ. Và theo thống kê từ có tới 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn. Vậy trẻ bị viêm tai giữa điều trị bằng cách nào và làm sao để phòng ngừa viêm tai ngữa tái lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời. Khi viêm tái diễn sẽ khiến cho trẻ ăn kém, ngủ kém, gầy sút cân, quấy khóc nhiều; làm giảm chất lượng cuộc sống của cả trẻ và bố mẹ. Viêm tai giữa tái diễn có thể gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ, quá trình phát triển nhận thức và tư duy của trẻ, khiến trẻ chậm nói, giao tiếp kém, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Viêm tai giữa tái diễn chính là tình trạng vêm tai giữa bị tái đi tái lại từ 3 đợt khác nhau trong vòng 6 tháng hoặc từ 4 đợt trở lên trong vòng 12 tháng. Phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn Mặc dù viêm tai giữa điều trị không khó, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân thủ đúng chỉ định trong thời gian điều trị. Các biện pháp dự phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn bao gồm: Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa (ví dụ: phơi nhiễm với khói thuốc lá). Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể giúp trẻ có miễn dịch đầy đủ, đặc biệt với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, khi cho trẻ bú nên để trẻ nằm nghiêng, tránh cho việc sữa sặc lên mũi xảy ra, vì khi sữa bị sặc lên mũi có thể dẫn đến viêm tai giữa vì giai đoạn này đường thông giữa họng và tai giữa rộng và ngắn. Sử dụng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần can thiệp phẫu thật trong trường hợp cần thiết (nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí): Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ bị viêm tai giữa sớm (dưới 6 tháng tuổi). Trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là khi các yếu tố này không thể thay đổi (ví dụ: mùa trong năm, lớp học có đông trẻ …) Trẻ có các bệnh lý gây thuận lợi cho viêm tai giữa tái diễn: VA quá phát, cơ địa dị ứng,… Trẻ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ. Một số hướng điều trị cụ thể đó là: Điều trị kháng sinh dự phòng: Sử dụng khi viêm tai giữa có tần suất 3 lần hoặc hơn trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 12 tháng; hoặc bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhiều anh chị em. Nạo VA: Sử dụng khi V.A quá phát gây viêm tai giữa tái diễn từ 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trở lên trong vòng 12 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.\ Đặt ống thông khí: Cách này thường sử dụng sau khi nạo V.A từ 6 – 12 tháng mà trẻ vẫn tồn tại bệnh viêm tai giữa với tần suất 3 lần trong 6 tháng hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng12 tháng; hoặc vẫn xuất hiện viêm tai giữa cấp trong thời gian dùng kháng sinh dự phòng; hoặc phải ngừng dùng kháng sinh dự phòng do có các tác dụng phụ hay trẻ bị dị ứng với nhiều loại kháng sinh. Nội dung bài viết trên đã chỉ ra được cách điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa và cách phòng tránh bệnh tái lại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

      Hôi miệng khiến cho người đối diện khó chịu và cũng khiến cho trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Để khắc phục được chứng hôi miệng thì trước hết bạn cần biết tới những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em là gì. Và nguyên nhân chính khiến trẻ bị hôi miệng đó là do vệ sinh răng miệng kém, nhưng đây lại không phải là nguyên nhân duy nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Hôi miệng là một thuật ngữ y tế sử dụng cho người có hơi thở hôi, hoặc đôi khi có thể là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn. Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng thường thấy do thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Trẻ em khi bị hôi miệng thường có hơi thở hôi hoặc mùi hôi phát ra từ mũi. Và nguyên nhân gây hôi miệng đó là: Vệ sinh răng miệng kém Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hôi miệng. Dù trẻ đã vệ sinh nhưng vẫn bị hôi miệng đó có thể là do vệ sinh sai cách. Nếu như trẻ đánh răng không đúng cách sẽ không thể loại bỏ các cặn mảng bám răng trong miệng, lâu dần vi khuẩn bám trên các mảng bám sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi miệng và thậm chí còn gây nướu răng, sâu răng. Khô miệng Nước bọt trong miệng cũng có tác dụng giúp loại bỏ các vi khuẩn có xu hướng lắng xuống trong miệng. Ví dụ như, khi chúng ta ngủ, nước bọt không được tạo ra, đó là lý do tại sao chúng ta có hơi thở hôi sau khi thức dậy. Vì thế khi nước bọt không được tiết đủ sẽ gây ra bệnh khô miệng và khiến hơi thở có mùi. Nhiễm trùng răng miệng Hôi miệng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng răng miệng, bệnh nướu răng do thiếu sự chăm sóc thích hợp. Các bệnh nhiễm trùng có thể là kết quả của hàm lượng đường cao trong chế độ ăn uống hoặc do vệ sinh răng miệng kém. Vì thế viêm nướu hoặc bệnh nướu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Áp xe răng Áp xe răng chính là tình trạng răng bị  nhiễm trùng dẫn đến hình thành mủ trong răng, gây tổn thương vĩnh viễn đối với răng có lỗ nhỏ hình thành từ việc bị áp xe trong đó. Áp xe răng thường gặp ở trẻ em do chấn thương hoặc sâu răng. Thực phẩm Tỏi, hành tây hoặc phô mai đều là những thực phẩm có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Hoặc chế độ ăn uống giàu protein hoặc năng lượng thấp, hay chế độ ăn uống kết hợp với vệ sinh răng miệng kém cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Thuốc Khi trẻ phải dử dụng kháng sinh liên tục trong 1 tháng hoặc hơn có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Ngoài ra, 1 số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt và thuốc giãn phế quản cũng có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng. Trên đây là những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần nhớ để biết được tại sao trẻ lại bị hôi miệng để có cách điều trị phù hợp.
Mách mẹ: Cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ

Mách mẹ: Cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ

      Hôi miệng không chỉ gây ra mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện mà còn làmcho bé mất đi tự tin trong giao tiếp. Vậy nên, để trẻ không bị hôi miệng bạn cần thực hiện phòng ngừa hôi miệng, hoặc khi thấy trẻ bị hôi miệng cha mẹ nên điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới răng miệng cũng như giúp bé tự tin hơn. Vậy cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ như thế nào bạn có biết? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé. Phòng hôi miệng ở trẻ Để phòng ngừa hôi miệng ở trẻ xảy ra thì bạn nên thực hiện 1 số cách như sau: Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng: Đây là việc làm đầu tiên bạn cần nhớ nếu không muốn trẻ bị hôi miệng. Bạn hãy dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách, tạo cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và tạo thói quen vệ sinh răng miệng mỗi khi ăn xong bằng cách đánh răng hoặc xúc miệng. Trẻ nhỏ thường không sử dụng được những loại kem đánh răng của người lớn vì vị của nó đối với trẻ sẽ hơi cay, vì thế bạn có thể tìm mua những loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ, vừa có mùi thơm lại ngọt, sẽ giúp trẻ thích thú hơn khi đánh răng. Còn nước súc miệng cho trẻ thì bạn nên sử dụng nước súc miệng (không cồn) theo khuyến cáo của nha sĩ. Hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Cho trẻ uống nhiều nước vì mất nước có thể dẫn đến khô miệng. Cung cấp cho trẻ bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống. Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa. Cuối cùng là hãy ngồi nói chuyện với con bạn về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, để trẻ ý thức được rằng việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng. Điều trị hôi miệng ở trẻ Để điều trị chứng hôi miệng ở trẻ bạn có thể sử dụng 1 số cách như sau: Sử dụng mùi tây: Mùi tây là một chất làm thơm hơi thở tự nhiên có khả năng sát khuẩn nhẹ. Mùi tây vừa giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa lại vừa làm giảm khí nội bộ có thể gây ra chứng hôi miệng. Vì thế khi trẻ bị hôi miệng, bạn có thể cho trẻ nhai một mảnh nhỏ của rau mùi tây sau mỗi bữa ăn. Thêm nữa, trước khi sử dụng phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa xem có phù hợp cho trẻ k nhé. Tạo cho trẻ 1 chế độ ăn uống lành mạnh: Trẻ rất thích các loại đồ uống có ga, nước ngọt và đồ ăn nhẹ, bao gồm cả sôcôla và bánh kẹo,… mà đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Vì thế, cần kiểm soát và giảm lượng đường đi vào cơ thể của trẻ mỗi ngày. Thêm nữa, nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm làm tăng lưu lượng nước bọt như gạo lứt, cam và các loại rau màu xanh đậm, trái cây, các loại hạt, cá và các loại đậu. Sử dụng Baking Soda: Baking soda có thể thay đổi độ pH trong miệng. Đánh răng cho trẻ với một lượng nhỏ baking soda sẽ giúp làm sạch các vi khuẩn từ miệng từ đó sẽ giúp cải thiện chứng hôi miệng ở trẻ. Trái cây có múi: Những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi,… có thể giúp sản xuất nhiều nước bọt trong miệng. Ăn một quả cam sau khi ăn trưa hay một quả bưởi trong bữa ăn sáng có thể sẽ rất tốt cho răng của trẻ. Nước súc miệng: Nếu nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ chủ yếu là do các thực phẩm gây mùi như hành tây, tỏi, trứng hay pho mát, thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng. Nước súc miệng sẽ giúp sát trùng và có thể loại bỏ mảng bám hiệu quả. Đánh răng thường xuyên: Đây là cách làm đơn giản vừa giúp trẻ bảo vệ răng miệng mà lại còn giúp đánh bay mùi hôi hiệu quả. Nên tạo cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 phút/ lần, việc này sẽ giúp răng miệng được vệ sinh và loại bỏ sạch những mảng bám trên răng và giảm sự tích tụ vi khuẩn gây hôi miệng. Trên đây là cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ có thể bạn chưa biết tới. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?

Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?

    Tắc mạch ối hay còn được gọi là thuyên tắc ối mặc dù hiếm gặp nhưng lại là tình trạng vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 1-12/100000 ca dính. Tắc mạch ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh xong, tình trạng này không thể đoán trước được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh tắc mạch ối. Tắc mạch ối là gì? Tắc mạch ối là tình trạng xảy ra do nước ối, tế bào thai nhi, tóc, lông tơ hoặc các mảnh tổ chức thai lọt vào tuần hoàn máu mẹ thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám gây ra một phản ứng dị ứng khiến người mẹ phải đối mặt với hiện tượng suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính, giống như sốc phản vệ. Cơ chế của hiện tượng này chưa thực sự rõ ràng. Tắc mạch ối ở sản phụ thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra trong quá trình mổ lấy thai, hoặc khi sảy thai, chấn thương bụng, chọc hút nước ối, ngay sau khi đẻ, sau mổ lấy thai, răng cài răng lược, vỡ tử cung, xót rau. Số liệu thống kê thời điểm xảy ra tắc mạch ối như sau: 12% trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên. 70% trường hợp xảy ra trong chuyển dạ. 11% trường hợp xảy ra sau sinh qua đường âm đạo. 19% trường hợp xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ. Nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng tắc mạch ối mặc dù hiếm gặp và nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn có thể cứu sống mẹ và thai nhi. Cơ chế gây thuyên tắc ối, do 3 hoàn cảnh sau: Vỡ màng ối. Vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung. Áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch. Biểu hiện của bệnh Tắc mạch ối Giai đoạn đầu: Biểu hiện khởi đầu sẽ suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút. Biểu hiện tiếp theo là tụt huyết áp, choáng, phù phổi, biểu hiện thần kinh như lú lẫn mất ý thức và co giật. Theo các chuyên gia và theo nhiều nhiên cứu thì tỉ lệ bệnh nhân qua được giai đoạn này là 40%. Giai đoạn sau: Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn đầu thì đến giai đoạn sau này sẽ có biểu hiện như là chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu từ tử cung không cầm khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc mất máu. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh Một số đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tắc mạch ối đó là: Phụ nữ có thai trên 35 tuổi. Con rạ nguy cơ cao hơn con so. Sản phụ cần tiến hành mổ lấy thai, đẻ có can thiệp thủ thuật Forceps, giác hút, chọc ối. Bệnh nhân bị đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, sản giật,... Bệnh nhân bị tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung. Sản phụ bị suy thai, thai lưu. Sản phụ chuyển dạ với cơn co cường tính, chuyển dạ được giục sinh. Qua nội dung bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh tắc mạch ối, hãy giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ và nhớ là thăm khám thường xuyên, khi có biểu hiện bất thường cần đi khám và điều trị ngay để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.
Tắc mạch ối: Cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị

Tắc mạch ối: Cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị

     Như bạn đã biết tắc mạch ối là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể khiến cho tính mạng của cả  mẹ và thai nhi gặp nguy hiểm. Vậy cách phòng ngừa cũng như chẩn đoán và điều trị căn bệnh này ra sao bạn đã biết chưa. Nếu chưa hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. Cách phòng ngừa bệnh tắc mạch ối Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh do chưa có nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân tại sao nước ối vào tuần hoàn chỉ xảy ra ở một số ít người mà không xảy ra ở nhiều người khác cũng như không biết vai trò của mức độ, số lượng mảnh mô thai, loại mảnh mô thai (có chứa kèm theo phân su hay không) hay một số yếu tố nào đó của người mẹ nên tắc mạch ối chỉ ở một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ. Các biện pháp chẩn đoán bệnh tắc mạch ối Việc chẩn đoán tắc mạch ối có thể gặp nhiều khó khăn bởi cần phân biệt với một số nguyên nhân khác như: tắc mạch do huyết khối, choáng nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, sốc phản vệ, rau bong non,... Hơn nữa tắc mạch ối lại là tình trạng cần cấp cứu nhanh chóng, và để chẩn đoán bệnh cần phải thực hiện bởi 1 bác sĩ có kiến thức chuyên sâu. Và cách chẩn đoán như sau: Chẩn đoán lâm sàng: Đối với trường hợp bệnh xuất hiện đột ngột, thường trong lúc chuyển dạ, lúc sinh hoặc sau khi sinh; hiếm xảy ra sau 48 giờ sau sinh. Thì chẩn đoán sẽ dựa vào biểu hiện như là: Biểu hiện khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút và tiếp đến là tụt huyết áp, phù phổi, choáng, biểu hiện thần kinh như: mất ý thức và co giật. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và Anh khuyến cáo 4 tiêu chuẩn chẩn đoán tắc mạch ối như sau: Tụt huyết áp hay sốc tim. Thiếu oxy cấp tính và suy hô hấp. Hôn mê hoặc co giật. Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC). Những biểu hiện ở trên thường xảy ra trong khi chuyển dạ, lúc sinh hoặc trong vòng 30 phút sau sinh mà không có các lý giải khác cho các dấu hiệu này. Cận lâm sàng, các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán: Công thức máu; đông máu toàn bộ, xét nghiệm khí trong máu. X quang phổi: thường không tìm thấy dấu hiệu đặc hiệu, có thể quan sát thấy dấu hiệu phù phổi. Điện tâm đồ: có thể thấy nhịp tim nhanh, phần ST và sóng T thay đổi. Tùy từng trường hợp có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên biệt khác. Chẩn đoán xác định: Dựa vào kết quả mổ tử thi: tìm thấy tế bào của thai và thành phần nước ối trong động mạch phổi mẹ. Các biện pháp điều trị bệnh tắc mạch ối Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời thì vẫn có khả năng cứu sống được bệnh nhân. Để cấp cứu cần phải được phối hợp bởi các chuyên khoa khác nhau để đem lại hiệu quả cấp cứu, cụ thể như sau: Nguyên tắc xử trí Hồi sức tích cực. Phối hợp giữa Sản khoa, Gây mê hồi sức và Nhi khoa. Về mặt gây mê hồi sức: Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp – tuần hoàn: Duy trì cung cấp oxy cho sản phụ (đặt nội khí quản, thở máy). Đặt hơn 2 đường truyền tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng dung dịch cao phân tử. Hồi sức tim nếu ngừng tim bằng Adrenalin. Truyền máu và các chế phẩm của máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu dữ dội: truyền máu toàn phần hay khối hồng cầu và huyết tương,… Theo dõi bằng monitor. Về mặt sản khoa: Cho sinh ngay Tùy từng trường hợp cụ thể để có chỉ định phù hợp. Về mặt nhi khoa: Hồi sức sơ sinh tích cực. Trên đây là cách phòng, chẩn đoán và điều trị tắc mạch ối. Qua đây cũng có thể thấy được để điều trị được tình trạng này cần phải kết hợp bởi các bác sĩ ở nhiều khoa khác nhau và việc điều trị cũng rất khó khăn. Hy vọng rằng bạn sẽ không phải đối mặt với tình trạng này, chúc bạn luôn khỏe.
Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh

Những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh

      Thời điểm trẻ lên 3 tuổi là thời điểm mà trí não của trẻ đang phát triển và là lúc tiếp thu kiến thức, tư duy nhanh nhất. Vì thế để giúp trẻ thông minh hơn ngoài việc bồi bổ cho trẻ, dạy trẻ học thì cha mẹ có thể kết hợp cho bé chơi những trò chơi giúp phát triển trí thông minh như là trò chơi tương tác, trò chơi chiến lược, và các trò chơi ngôn ngữ,… Cùng tìm hiểu những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh ở dưới đây nhé. Đồ chơi khoa học Một số đồ chơi khoa học như là kính hiển vi, kính lúp, kính thiên văn, kính tiềm vọng, kính vạn hoa, bộ đồ bác sỹ, bộ làm vườn, bộ nam châm,… sẽ kích thích khả năng tự tìm tòi, phát triển sự sáng tạo cho trẻ, với những đồ chơi này trẻ có thể sáng tạo ra nhiều trò chơi khác nhau mà ngay cả bạn cũng không thể nghĩ ra được. Trò chơi máy tính Mặc dù cho trẻ sử dụng máy tính nhiều sẽ không tốt, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn có thể cho trẻ chơi những trò chơi máy tính mà có thể dạy cho trẻ biết các kỹ năng toán học, đọc sách, và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ xây dựng kỹ năng toán học, biết lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng khả năng làm việc hướng tới một mục tiêu. Trò  Trẻ thường thích chơi những trò chơi có quy tắc (như cờ vua, xúc xắc,…), với bạn bè hoặc gia đình. Vì vậy, bạn hãy để trẻ chơi với bạn bè, hoặc bạn hãy dành thời gian cùng chơi với bé. Khi trẻ chơi những trò chơi có tính chiến lược cũng như có quy tắc cụ thể sẽ giúp các thành viên trong gia đình có sự tương tác với nhau và gần gũi nhau hơn; đặc biệt nó còn giúp trẻ học được kỹ năng toán (ví dụ như những con số trong xúc xắc) hoặc có thể cải thiện chính tả, bộ nhớ và các kỹ năng đọc một cách vui vẻ hơn như flashcard hay workbook, cải thiện trí nhớ và lý luận bằng lời nói, cũng như toán học, logic, đọc và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Câu đố và ghép hình Trò chơi câu đố và ghép hình sẽ giúp tăng cường khả năng nhận thức của trẻ, tăng khả năng phối hợp mắt/tay, rèn luyện sự kiên nhẫn và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Trẻ khi lên 3 bạn có thể lựa chọn những bộ ghép hình từ 25 – 100 miếng hoặc các câu đố về con vật, màu sắc,… Đồ chơi sáng tạo và nghệ thuật Chơi đồ chơi có tính sáng tạo và nghệ thuật cũng là 1 trong những trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh. Bạn có thể sắm cho bé những đồ chơi sáng tạo và có tính nghệ thuật như là bút chì màu, sơn, và phấn màu, vật liệu thủ công mỹ nghệ, đồ chơi xây dựng, trò chơi thiết kế thời trang,… để giúp trẻ bộc lộ được sự sáng tạo và 1 sô tài năng như đồ họa, thiết kế, kiến trúc sư, hay nhà văn,…. Ngoài ra những đồ chơi này sẽ giúp trẻ truyền đạt được ý tưởng và cảm xúc trực quan, cũng như là sở thích của trẻ. Nhạc cụ Bạn có thể cho trẻ thử tiếp xúc với những dụng cụ âm nhạc gần gũi như bàn phím điện tử, guitar, bộ trống, hoặc karaoke. Việc làm này sẽ giúp trẻ bộc lộ được tài năng và đồng thời cũng giúp cho trẻ thông minh hơn. Thể thao Ngoài chơi những trò chơi xếp hình, khoa học, nhạc cụ, câu đố,… thì bạn cũng cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi phải vận động như bơi lội, cầu lông, cờ tướng, cờ vua, đá bóng,… Khi trẻ được hoạt động gân cốt sẽ giúp sức khỏe của trẻ được tốt hơn đồng thời cũng sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Đồ chơi nhập vai Những trò chơi nhập vai từ 1 số loại đồ chơi như là đồ chơi con rối, đồ chơi búp bê, đồ chơi siêu nhân, đồ chơi bác sỹ, đồ chơi kỹ sư,… sẽ giúp trẻ có thể đối phó với những cảm xúc và nỗi sợ hãi, và phát triển ngôn ngữ của mình, kể chuyện và kỹ năng xã hội. Bạn có thể cho trẻ sử dụng các đạo cụ phức tạp hơn và thực tế để bước vào vai trò của một nhà khoa học, một siêu anh hùng, hoặc một bác sĩ, kỹ sư,… sẽ giúp bé thích thú hơn và sẽ giúp phát triển trí tưởng tượng rất tốt. Khi bé hóa thân thành vai diễn nào nó, bố mẹ nên giải thích giúp cho bé hiểu rõ hơn về nhân vật mà mình muốn đóng vai. Trên đây là hững trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý

Tìm hiểu: Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý

    Hiện tượng trẻ bị rụng tóc khiến nhiều ông bố bà mẹ rất lo lắng vì họ không biết nguyên nhân tại sao và không biết liệu hiện tượng này có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh hay không. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý. Có rất nhiều bé khi sinh ra đã có mái tóc đen và dày, tuy nhiên bỗng 1 ngày cha mẹ phát hiện ra rằng tóc của bé có dấu hiệu bị rụng và ngày càng mỏng khiến họ vô cùng lo lắng. và nguyên nhân gây ra tình trạng rụn tóc ở trẻ cụ thể như sau: Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc Cũng giống như các bà mẹ sau sinh, trẻ bị rụng tóc cũng có thể là do sự sụt giảm hormon ngay khi bé chào đời gây ra. Bệnh lý thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên,… cũng có thể là lý do khiến trẻ bị rụng tóc. Ngoài ra, tư thế nằm ngủ của trẻ cuxg có thể là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (ví dụ như chỉ nằm ngửa) thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Hoặc bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ, và đối với trường hợp này tóc có thể rụng theo từng mảng. Vậy, khi trẻ bị rụng tóc thì cần xử lý như thế nào? Đối với trường hợp trẻ bị rụng tóc do thay đổi hormon, thì chẳng có các nào khác ngoài việc chờ đợi tóc mới của bé mọc lên. Đối với trường hợp trẻ bị rụng tóc do tư thế nằm, thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở nhiều tư thế khác nhau, như đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải. Tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (lúc tỉnh và bụng đói, và để thạo thói quen ngủ nhiều tư thế như vậy thì cha mẹ có thể bắt đầu từ 1-2 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo lứa tuổi. Tư thế nằm sấp còn giúp cho phần gáy của trẻ được nghỉ ngơi, và giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn. Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến. Đối với trường hợp trẻ bị rụng tóc do bệnh lí, thì cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng và có phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt khi thấy vùng da đầu bị hói của trẻ có dấu hiệu  như là da bị đỏ, bong vảy,... thì càng cần đưa trẻ đi khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của bệnh nấm bẩm sinh: bệnh ecpet mảng tròn (ringworm). Trên đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ nhỏ và cách xử lý khi trẻ bị rụng tóc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Mách nhỏ các mẹ: Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Mách nhỏ các mẹ: Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ, tuy đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ, nhưng nếu như mẹ không biết xử lí đúng cách thì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nha các mẹ. Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài bởi sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của thành bụng và cơ hoành. Còn trớ trớ là hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Khi trẻ hay bị nôn trớ các mẹ có thể xử trí bằng những cách sau đây: 1. Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế Để hạn chế không xảy ra nôn chớ bạn cần chú ý cho bé bú đúng cách: Đối với trẻ bú ti mẹ: Cho bé bú bên vú trái trước, sau khoảng 10 phút chuyển bé sang bên phải hoặc nếu thời gian bé bú ngắn hơn bạn có thể cân bằng thời gian bú 2 bên cho đều nhau. Việc này sẽ giúp lượng sữa trong dạ dày của bé được cân bằng, sữa dễ xuống dạ dày mà không bị trào ngược lên. Đặc biệt, các mẹ cũng cần chú ý không cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú bên trái và 20 phút cho vú bên phải. Bú quá lâu, bé nuốt hơi nhiều, dễ bị sặc sữa và gây nôn trớ. Đối với trẻ bú bình: Khi cho bé bú mẹ cần giữ bình sữa nghiêng 45 độ để đầu núm vú đầy sữa. Mẹ có thể sử dụng núm vú đặc biệt để bé không bị nuốt quá nhiều khí thừa. Và hãy nhớ, không để bình sữa nằm ngang trong khi bú (vì khi bình nằm ngang bé sẽ dễ nuốt nhiều không khí). Khi bé bú bình xong, không đặt nằm ngay mà hãy bế bé trên tay hoặc vai và vỗ lưng giúp bé ợ hơi khoảng 15-20 phút sau đó mới nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. 4 tư thế đúng khi cho con bú đó là: Đặt bé nằm ngang trong vòng tay của mẹ. Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng bên cạnh. Đặt bé nằm trên gối song song với ngực mẹ, tay đỡ đầu bé. Đặt bé nằm trên gối, chân và bụng phía sau, đầu phía trước ngực mẹ. Ngoài ra, ngoài việc cho bé bú đúng cách, đúng tư thế thì mẹ cũng nên tạo cho bé thoi quen bú  nghiêm túc, bố mẹ và người thân không cười đùa hay trêu trẻ khi trẻ đang bú, cũng như ngay sau khi bú. 2. Chia nhỏ bữa bú trong ngày Chia nhỏ bữa bú trong ngày cũng là cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ hiệu quả, đặc biệt là ở trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thì việc chia nhỏ bữa bú cho bé trong một ngày, sẽ giúp trẻ không bị quá no, vì khi quá no trẻ sẽ dễ bị trớ do tâm vị được kích thích và dễ mở ra. 3. Sớm điều trị các triệu chứng của bệnh như ho, đầy bụng Khi thấy bé có dấu hiệu ho khan, ho đàm, khò khè, nấc cụt, đầy bụng, đầy hơi, ăn không tiêu,… bạn cần xử lý sớm vì đây cũng là những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa. Trên đây là 1 số cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ các mẹ có thể tham khảo và áp dụng, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn.
Mách mẹ: Bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả

Mách mẹ: Bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả

     Bạn sắp kết thúc thời gian nghỉ thai sản, đồng nghĩa với việc bạn sắp phải đi làm. Vì thế mà bạn không thể dành nhiều thời gian cho bé, và phải tập cho bé bú bình để trong thời gian bạn đi làm bé vẫn có thể no bụng và được cấp đủ năng lượng cần thiết trong ngày. Tuy nhiên, tập cho bé bú bình là 1 thử thách khó khăn với các mẹ. Nhưng đừng quá lo, bài viết dưới đây Trường Anh sẽ chia sẻ bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả, sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc cho trẻ tập bú bình. 1. Chọn loại núm vú giống bầu sữa của mẹ nhất Đối với trẻ sơ sinh, loại núm vú phù hợp cho bé chính là loại núm vú cho dòng chảy chậm, giúp sữa chảy từ từ mà không ồ ạt vào miệng bé, sẽ khiến bé không bị sặc do không kịp nuốt và sẽ làm cho trẻ sợ và không muốn bú bình. Và để kiểm tra dòng chảy của sữa, hãy dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Thêm nữa, hãy chọn loại núm vú mềm và có cảm giác gần giống với ngực mẹ nhất để bé không cảm thấy lạ lẫm và khó chịu trước sự thay đổi. 2. Tập cho trẻ ngậm núm vú Để trẻ tập làm quen vơi núm vú bình bạn cũng có thể tạo cho bé làm quen với núm vú giả trước bằng cách cho trẻ ngậm núm vú giả khi bé ngủ, việc làm này vừa giúp bé làm quen với núm vú giả mà còn vừa ggiups bé ngủ ngon hơn. 3. Nhờ người khác (không phải mẹ) cho bé bú bình Khi mẹ cho trẻ bú bình có thể sẽ gặp khó khăn bởi bé có thể cảm nhận được hơi sữa từ mẹ và sẽ không muốn bú bình. Vì thế, mẹ có thể nhờ bố hoặc những người thân khác trong gia đình cho bé bú bình.  . 4. Không ấn thẳng núm vú vào miệng bé ngay lập tức Khi cho bé bú bằng bình, đừng ấn ngay núm vú vào miệng bé mà hãy đặt núm vú ở miệng bé cho bé làm quen, tự rê và cho núm vú vào miệng. Việc này sẽ giúp cho bé tự kiểm soát được lượng sữa mình cần sẽ giúp cho quá trình bú bình được thoải mái và tốt hơn. 5. Để bé tự do đùa nghịch với núm vú của bình sữa Khi bé đùa nghịch và nhai núm vú, đừng vội vút ra mà hãy để cho bé thực hiện thú vui đó, việc này sẽ giúp cho bé làm quen với núm vú và sẽ cảm thấy thích và mút núm vú bình thay vì nhai. 6. Thử thách cho bé uống sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau Mẹ có thể tìm hiểu sở thích về nhiệt độ sữa của bé bằng cách cho bé uống sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Khi bạn tìm ra nhiệt độ lý tưởng mà bé thích thì sẽ kích thích cảm giác muốn bú của trẻ sẽ giúp trẻ bú bình tốt hơn. 7. Cho bé bú bình trước khi bé trở nên quá đói Không nên cho trẻ bú bình ở thời điểm quá no hoặc quá đói bởi khi quá no bé sẽ không còn hứng thứ với sữa trong bình, còn nếu để bé quá đói thì bé sẽ khó chịu, khóc ré và cáu gắt khiến bé không chịu ti bình. 8. Thay đổi vị trí cho bé bú Mỗi trẻ sẽ thích 1 tư bế bú bình khác nhau, có bé thích bế ngang, có bé thích nằm, hoặc cũng có bé thích hơi thẳng người lên 1 chút,… Vì thế hãy thử nghiệm nhiều tư thế bú khác nhau để chọn ra tư thế mà trẻ thích nhất. Trên đây là 1 số bí quyết tập cho bé bú bình nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ.
Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả

    Nấc cụt là hiện tượng phổ biết ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nấc cụt dù không gây hại và có thể tự hết sau vài phút nhưng, nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều lần có thể sẽ khiến trẻ bị sặc sữa hoặc nôn trớ. Và để khắc phục tình trạng này bài viết dưới đây của Trường Anh sẽ mách bạn 1 số mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả. 1. Dùng ngón tay bịt kín lỗ tai hoặc mũi của trẻ Khi trẻ bị nấc cụt mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ và giữ khoảng 30 giây thì thả ra. Hoặc 1 cách khác là lấy tay khép hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng bé lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và cứ thế lặp lại từ 15-20 lần, trẻ sẽ đỡ nấc cụt. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc. 2. Dùng cuống của chiếu cói Sử dụng cuống của chiếu cói là mẹo mà ông bà ta thường hay sử dụng, và cho tới tận bây giờ nó thật sự vẫn rất hiệu quả. Bạn lấy 1 đoạn chiếu cói khoảng 1cm, rồi nhâm cho ướt và áp cho dính lên trán của bé là được. 3. Uống từng ngụm nước nhỏ Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ cũng là cách hiệu quả giúp chữa nấc cụt, theo kinh nghiệm dân gian, thì bé trai uống 7 ngụm, bé gái uống 9 ngụm bé sẽ hết nấc ngay lập tức. Còn đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. 4. Vỗ lưng cho bé Vỗ lưng chính là mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả, mẹ có thể vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ sẽ giúp đẩy hơi thừa ra ngoài, và còn giúp bé ợ hơi sau khi ăn no. Nhưng cần nhớ, Khi vỗ động tác phải dứt khoát và nhẹ nhàng. 5. Cho bé bú đúng tư thế Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách chữa nấc cụt hiệu quả, và có 4 tư thế đúng khi cho con bú như sau: Đặt bé nằm ngang trong vòng tay của mẹ. Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng bên cạnh. Đặt bé nằm trên gối song song với ngực mẹ, tay đỡ đầu bé. Đặt bé nằm trên gối, chân và bụng phía sau, đầu phía trước ngực mẹ. 6. Sử dụng đường hoặc mật ong Để có thể chữa nấc cụt, mẹ có thể lấy 1 chút đường để lên lưỡi trẻ, vì vị ngọt của đường có thể đánh lừa các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt, giúp trẻ không còn nấc cụt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong thay vì đường. Mặc dù mật ong có thể gây kích ứng cho trẻ sơ sinh, nhưng khi trẻ bị nấc cụt, bạn có thể dùng một ít mật ong, vẫn an toàn cho trẻ. Sử dụng mật ong để chưa nấc cụt bằng cách, lấy 1 cái khăn mỏng quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của trẻ. 7. Làm cho trẻ khóc Khóc có thể làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực. Vì thế khi trẻ nấc, làm cho bé khóc ngay cũng sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc. Hoặc các mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé. Bạn đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc. Trên đây là 1 số mẹo chữa nấc cụt cho trẻ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả các mẹ có thẻ tham khảo và áp dụng khi trẻ bị nấc cụt, chúc các mẹ thành công!
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ