Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ
Hôi miệng khiến cho người đối diện khó chịu và cũng khiến cho trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Để khắc phục được chứng hôi miệng thì trước hết bạn cần biết tới những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em là gì. Và nguyên nhân chính khiến trẻ bị hôi miệng đó là do vệ sinh răng miệng kém, nhưng đây lại không phải là nguyên nhân duy nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ.
Hôi miệng là một thuật ngữ y tế sử dụng cho người có hơi thở hôi, hoặc đôi khi có thể là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn. Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng thường thấy do thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Trẻ em khi bị hôi miệng thường có hơi thở hôi hoặc mùi hôi phát ra từ mũi. Và nguyên nhân gây hôi miệng đó là:
Vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hôi miệng. Dù trẻ đã vệ sinh nhưng vẫn bị hôi miệng đó có thể là do vệ sinh sai cách. Nếu như trẻ đánh răng không đúng cách sẽ không thể loại bỏ các cặn mảng bám răng trong miệng, lâu dần vi khuẩn bám trên các mảng bám sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi miệng và thậm chí còn gây nướu răng, sâu răng.
Khô miệng
Nước bọt trong miệng cũng có tác dụng giúp loại bỏ các vi khuẩn có xu hướng lắng xuống trong miệng. Ví dụ như, khi chúng ta ngủ, nước bọt không được tạo ra, đó là lý do tại sao chúng ta có hơi thở hôi sau khi thức dậy. Vì thế khi nước bọt không được tiết đủ sẽ gây ra bệnh khô miệng và khiến hơi thở có mùi.
Nhiễm trùng răng miệng
Hôi miệng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng răng miệng, bệnh nướu răng do thiếu sự chăm sóc thích hợp. Các bệnh nhiễm trùng có thể là kết quả của hàm lượng đường cao trong chế độ ăn uống hoặc do vệ sinh răng miệng kém. Vì thế viêm nướu hoặc bệnh nướu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em.
Áp xe răng
Áp xe răng chính là tình trạng răng bị nhiễm trùng dẫn đến hình thành mủ trong răng, gây tổn thương vĩnh viễn đối với răng có lỗ nhỏ hình thành từ việc bị áp xe trong đó. Áp xe răng thường gặp ở trẻ em do chấn thương hoặc sâu răng.
Thực phẩm
Tỏi, hành tây hoặc phô mai đều là những thực phẩm có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Hoặc chế độ ăn uống giàu protein hoặc năng lượng thấp, hay chế độ ăn uống kết hợp với vệ sinh răng miệng kém cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng.
Thuốc
Khi trẻ phải dử dụng kháng sinh liên tục trong 1 tháng hoặc hơn có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Ngoài ra, 1 số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt và thuốc giãn phế quản cũng có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng.
Trên đây là những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần nhớ để biết được tại sao trẻ lại bị hôi miệng để có cách điều trị phù hợp.
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này