Những loại đồ uống tốt cho bà bầu bạn có biết?
Ngoài nước lọc thì còn khá nhiều đồ uống khác tốt cho bà bầu giúp bổ sung vitamin, dưỡng chất cho bà bầu như là nước dừa, sinh tố, chanh tươi… giúp bà bầu có thể hạn chế được những cơn ốm nghén, buồn nôn, nôn ói hiệu quả. Cùng điểm danh những loại nước uống tốt cho bà bầu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nước dừa
Vào những ngày hè oi ả, thì nước dừa chính là loại nước tốt nhất đối với bà bầu. Nước dừa vừa giúp giải khát lại còn giúp giảm cảm giác buồn nôn trong thời gian ốm nghén. Nhưng, mẹ bầu nên chú ý, không nên uống quá nhiều nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ, vì nước dừa có tính hàn nếu uống quá nhiều vào 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ không tốt.
2. Nước chanh tươi
Nước chanh là nước uống rất phù hợp đối với các bà bầu bị ốm nghén hay có cảm giác buồn nôn, khó chịu. Nước chanh sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói trong thời kỳ thai nghén. Đặc biệt, nước chanh còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu, nhờ đó các mẹ bầu có thể phòng chống được bệnh cảm cúm và những bệnh lây nhiễm khác cho thai nhi.
3. Sinh tố
Khi bị ốm nghén thì việc ăn uống luôn khiến cho bà bầu có cảm giác khó chịu, chán ngán, thậm chí là sợ ăn. Vì thế, khi bị ốm nghén hãy bổ sung cho cơ thể 1 ly sinh tố mỗi ngày, sẽ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng cho cơ thể và đồng thời giúp giải khát được cơn nóng bức trong người do thời tiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng lý tưởng cho bà bầu chính là ly sinh tố với những loại quả yêu thích, đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Đặc biệt, sinh tố từ chuối, bơ, dâu tây, xoài, cam,… sẽ giúp cung cấp đẩy đủ protein, chất xơ, canxi giúp bà bầu khỏe khoắn và luôn giàu năng lượng để có thể đối phó với cái nắng nóng 39- 40 độ C. Vì thế sinh tố chính là 1 trong những loại đồ uống tốt cho bà bầu.
4. Nước gừng, trà gừng
Gừng được ví như là “thần dược” đối với phụ nữ có thai đặc biệt là với phụ nữ đang bị ốm nghén. Uống 1 ly trà gừng sẽ giúp bà bầu quả giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói, khó chịu rất tốt.
5. Nước ép trái cây
Nếu không thích uống sinh tố thì bà bầu có thể lựa chọn uống nước ép hoa quả. Nước ép hoa quả như là nước cam, nước ép bưởi, nước ép dưa hấu, nước ép chanh leo,… cũng sẽ giúp giải khát giảm bớt sự khó chịu trong người và cũng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho bà bầu rất tốt.
6. Nước ép rau củ
Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, vì thế nước ép rau củ sẽ giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất hiệu quả cho bà bầu, đặc biệt là những bà bầu không thích ăn rau.
7. Sữa không béo
Sữa rất giàu protein, canxi không những có lợi cho sức khỏe của bà bầu mà còn tốt cho thai nhi. Vì thế sữa cũng là 1 lựa chọn thông minh dành cho mẹ bầu. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung từ 1-2 ly sữa để tăng cường canxi cho cơ thể, và nên chọn sữa ít béo để giảm thiểu tình trạng tăng cân quá mức dẫn đến rạn da trong thời kỳ mang thai.
Trên đây là những loại đồ uống tốt cho bà bầu, vì sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi, hãy có những lựa chọn thông minh và hãy bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể nhé các mẹ!
Điểm mặt: Những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa
Khi có thai, việc ăn uống càng cần được chú trọng vì thế để đảm bảo an toàn và giúp thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu cần biết tớ những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa ở dưới đây.
Nước ép trái cây đóng chai
Nếu sử dụng nước trái cây đóng chai, mẹ bầu cần chú ý kiểm tra nhãn mác để đảm bảo nước đã được tiệt trùng. Bởi nước đóng chai không được tiệt trùng sẽ không thể loại bỏ được vi khuẩn có hại như salmonella và E.coli. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tự ép nước hoa quả ở nhà để đảm bảo an toàn.
Trà xanh
Trà xanh có chứa hiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng rất tốt, nhưng lại không có lợi đối với phụ nữ đang có thai. Bởi khi uống trà xanh quá nhiều sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất tăng nhanh và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của bà bầu cũng như gây những biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, thai phụ tiêu thụ quá nhiều trà xanh cản trở quá trình hấp thụ axit folic trong thai kỳ, tăng nguy cơ dị tật cho bé.
Đồ uống có ga
Trong đồ uống có ca có chứa caffeine và quinine có thể gây sẩy thai, gây dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chúng có thể khiến bà bầu mệt mỏi, táo bón, chán ăn, thậm chí mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh.
Cà phê
Nếu sử dụng quá nhiều cà phê khi mang thai, nhất là trong ba tháng đầu có thể gây sẩy thai, giảm cân nặng khi sinh, thai chết lưu. Vì vậy, khuyến cáo bà bầu không nên dừng uống cà phê để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Rượu
Uống rượu trong thai kỳ có thể làm chậm sự tăng trưởng của bà bầu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi, gây bất thường ở mặt, chậm phát triển. Em bé sinh ra cũng gặp nhiều vấn đề trong học tập, nói chuyện, khả năng tập trung, thậm chí hiếu động thái quá.
Trên đây là những loại đồ uống mẹ bầu nên tránh xa, để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và thai nhi thì nên tránh sử dụng những loại đồ uống ở trên. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Bạn đã biết đến: Lợi ích của quả xoài với mẹ bầu chưa?
Xoài là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam, nhiều người cho rằng khi có bầu không nên ăn xoài vì xoài có tính nóng không tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, thực tế xoài lại là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu. Vậy những lợi ích của quả xoài với mẹ bầu là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100g xoài có chứa tới 60 Kcal calo, 0.8 g protein, 0.4 g chất béo, 21% vitamin A, 60% vitamin C, 1.6 g chất xơ, 14 g đường, 5% vitamin B6,… và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho mẹ bầu. Cụ thể đó là:
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong xoài có tới 60% là vitamin C, sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kì.
Trị ốm nghén
Vitamin B6 có trong xoài xanh là thành phàn giúp làm dịu những cơn nôn nghén khó ưa, đặc biệt là vào những tháng đầu của thai kì. Hơn nữa, vị chua giòn, hơi ngọt của xoài xanh cộng thêm chút muối mằn mặn, cay cay sẽ giúp kích thích vị giác và đánh bay cảm giác “ghê cổ” mà các cơn buồn nôn gây ra.
Bổ sung sắt
Thời kỳ mang thai, sắt là thành phần vô cùng cần thiết với bà bầu. Vì thế khi có thai mẹ bầu thường phải uống bổ sung viên sắt trong suốt thai kì để phòng thiếu máu. Và ngoài việc uống viên uống bổ sung sắt thì mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt bằng cách tự nhiên đó là ăn xoài, trong xoài cũng có chứa 1 lượng sắt đáng kể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu và đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Ngoài ra, lượng vitamin C cũng trong xoài cũng sẽ hỗ trợ giúp cho sự hấp thụ sắt tốt hơn.
Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Xoài xanh rất giàu axit folic - chính là dưỡng chất giúp bé tránh được dị tật khuyết ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh. Vì vậy 1 trong những lợi ích của quả xoài với mẹ bầu đó chính là giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi hiệu quả.
Cải thiện tâm trạng mẹ bầu
Khi mang thai hoocmon sẽ có sự thay đổi dễ dẫn tới việc bị stress ở bà bầu do nôn nghén, mệt mỏi gây ra. Để cải thiện tình trạng này và giúp tâm trạng mẹ bầu được tốt hơn thì cần nhờ tới sự trợ giúp của lượng vitamin B1 dồi dào có trong xoài xanh. Vitamin B1 sẽ giúp xua tan lo âu, mệt mỏi, giúp mẹ chống stress hiệu quả
Ngoài giúp giải tỏa tâm trạng xoài xan còn giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả do trong xoài có chứa nhiều chất xơ
Thêm nữa xoài cũng có chứa các enzim và kiềm giúp bẻ gãy các protein giúp quá trình tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Cung cấp năng lượng
Xoài xanh rất giàu năng lượng, vì thế nếu ăn 1 quả xoài xanh vào bữa phụ đầu giờ chiều sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, bớt buồn ngủ và khỏe mạnh. Nếu như mẹ bầu nào lo lắng về lượng đường trong xoài thì yên tâm, lượng đường trong xoài xanh ít hơn xoài chín rất nhiều, vì vậy mà xoài xanh rất phù hợp với các mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kì.
Tốt cho răng miệng
Phụ nữ có thai rất hay mắc bệnh răng miệng, và xoài xanh có thể coi là “cứu cánh” của bà bầu bởi nó rất tốt cho nướu răng (lợi) và ngừa sâu răng. Ăn xoài xanh cũng giúp chống chảy máu lợi và hôi miệng.
Làm đẹp da
Hàm lượng vitamin A có trong xoài sẽ giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại. Mẹ bầu có thể sử dụng xoài chín để làm mặt nạ dưỡng da tự nhiên.
Trên đây là những lợi ích của quả xoài với mẹ bầu, ăn xoài không có hại mà còn có lợi đối với mẹ bầu, nhưng đừng lạm dụng mà hãy bổ sung lượng vừa đủ nhé các mẹ.
Mách bạn: 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn
Khi bé được 6-7 tháng tuổi việc tập cho bé làm quen với những hương vị và thức ăn mới là điều cần làm, Tuy nhiên, các mẹ cần nhớ không phải thực phẩm nào cũng đều an toàn cho bé, có rất nhiều thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng hay gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Và nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điểm mặt 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn.
1. Lòng trắng trứng
Trứng rất giàu protein, vitamin D, các vitamin và nhiều loại khoáng chất khác, tuy nhiên các mẹ nên nhớ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng vì nó có thể khiến bé bị dị ứng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì thời điểm ăn trứng tốt nhất là từ tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 10 trở đi, và chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Khi tới 5 tuổi trẻ mới có thể ăn lòng trắng trứng được vì thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ đã phát triển và có thể chống lại nguy cơ bị dị ứng lòng trắng trứng.
2. Sữa bò
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột công thức và không nên uống sữa bò. Bởi, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn thiện, vì thế nên chưa thể thể tiêu tiêu hóa các enzim và protein trong sữa bò.
Thêm nữa, theo nghiên cứu thì 1 số khoáng chất trong sữa tươi là tác nhân có thể gây hại cho thận hoặc kích ứng dạ dày và ruột của bé; đặc biệt sữa bò cũng không thể cung cấp đủ cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
3. Mật ong
Mật ong dù là nguyên chất hay được chế biến cùng với các thực phẩm khác đều không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn. Trong mật ong có hàm lượng đường cao và có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum không tốt cho trẻ. Vi khuẩn Clostridium botulinum vô hại đối với người lớn, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì Clostridium botulinum lại tiết ra độc tố có thể khiến trẻ bị teo cơ bắp, kém ăn,… và thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt ở trẻ nhỏ.
Như bạn đã biết hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn thiện vì thế mà chúng chưa đủ khỏe để chống lại các vi khuẩn và độc tố này. Vì thế mật ong chính là 1 trong 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn.
4. Hoa quả, nước trái cây chứa nhiều vitamin C và axit
Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn và uống các loại trái cây hay nước trái cây và nước trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh. Bởi, trong cam, quýt, bưởi, chanh,… có chứa rấy nhiều vitamin C và axit có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
Nếu mẹ muốn cho trẻ uống nước trái cây (sau khi có sự đồng ý của bác sĩ) thì nên cho trẻ uống những loại nước trái cây như là nước ép táo, lê, nho trắng và khi cho bé uống nên pha loãng với nước.
5. Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá kình,… có chứa hàm lương thủy ngân rất cao (là các kim loại nặng gây hại như sắt, kẽm đồng, chì, cadmium, arsenic,…). Những thành phần thủy ngân này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh và khả năng tăng trưởng của bé sau này.
Trên đây là 5 loại thực phẩm bé dưới 1 tuổi không nên ăn mà các mẹ cần biết tới. Để con có thể phát triển tốt và hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh thì các mẹ đừng nên cho con ăn 5 thực phẩm này.
Mách mẹ: Cách nấu cháo thịt bò khoai lang cho bé ăn dặm bổ dưỡng
Khoai lang là loại củ có vị bùi bùi, ngọt ngọt, dễ ăn và đặc biệt rất giàu dinh dưỡng rất phù hợp sử dụng làm món ăn dặm cho trẻ. Khi kết hợp khoai lang với thịt bò sẽ tạo thành 1 món ăn dặm vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp bổ sung các vitamin (A,E), sắt, beta carotene,… giúp bổ máu, hỗ trợ phát triển cân nặng, hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ. Đặc biệt, khi khoai lang và thịt bò được kết hợp để nấu cháo thì còn giúp tạo màu sắc dễ thương cho món ăn, sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Vậy cách nấu cháo thịt bò khoai lang như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách nấu món cháo ăn dặm này.
Trước khi tới với cách nấu cháo khoai lang thịt bò thì Trường Anh sẽ mách nhỏ các mẹ: Cách chọn khoai lang sao cho ngon.
Lưu ý khi chọn khoai lang để nấu cháo cho bé ăn dặm mẹ nên biết
Để biết được 1 củ khoai lang có ngon hay không bạn cầm nắm và quan sát kỹ. Khoai lang ngon sẽ có màu sắc tươi ngon, không bị sút, không bị hà, khi cầm trên tay sẽ cảm thấy còn cứng, không bị mềm, bầm dập hay bị héo. Đặc biệt, không chần chọn những củ khoai quá to, khoai lang có kích thước vừa phải sẽ ít bị sơ hơn.
Cách nấu cháo thịt bò khoai lang cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
50g gạo tẻ.
100g khoai lang tím hoặc khoai lang vàng tùy ý
100g thịt bò thăn, không có gân
Hạt nêm (nên sử dụng hạt nêm và hạn chế cho muối vào đồ ăn của bé).
Cách nấu:
Đầu tiên khoai lang bạn đem đi gọt vỏ, cắt khúc và rửa sạch cho hết nhựa.
Tiếp đến bạn vo gạo và cho gạo vào nồi cùng với 500ml nước và phần khoai lang đã sơ chế vào rồi đem đi ninh cho nhừ.
Sau khi bắc nồi ninh cháo xong bạn chuyển sang sơ chế thịt bò. Bạn rửa sạch phần thăn bò với nước muối loãng sau đó thái mỏng và đem đi xay hoặc bằm thật nhỏ.
Thịt bò sau đi xay xong, bạn cho ra bát và ướp với hạt nêm cho vừa ăn, ướp khoảng 20 phút.
Khi cháo khoai lang đã chín nhừ, bạn bò phần thịt bò vào và ninh cùng, nhớ khuấy đều để thịt không bị vón cục nhé. Bạn ninh cho tới khi thịt bò mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là xong.
Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản là mẹ đã có ngay 1 nồi cháo thịt bò khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng, bắt mắt cho bé yêu của mình rồi.
Trên đây là cách nấu cháo thịt bò khoai lang bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm, các mẹ hãy lưu lại để có thể làm cho con những món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng nha.
Mách mẹ: 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm giúp bé ăn ngon
Cháo cá thu là một món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ không biết cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm sao cho ngon và bổ. Vậy thì bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cách nấu cháo cá thu sao cho ngon mà vẫn bổ dưỡng.
Trước khi tới với cách nấu cháo cá thu thì hãy cùng Trường Anh điểm sơ qua 1 vài tác dụng của cá thu đối với trẻ nhé:
Cá thu là loại cá thuộc họ cá Scombridae, được tìm thấy tại khu vực biển ôn đới và nhiệt đới, cá thu rất giàu omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não, thị giác và hệ thần kinh của trẻ, giúp hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cá thu có thể cung cấp một lượng rất lớn những khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, phospho, kẽm, canxi... Vì thế, khi được ăn cá thu sớm từ những năm đầu đời, còn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh dị ứng ở trẻ như hen suyễn, chàm.
Mạch mẹ: 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với rau củ
Cháo cá thu rau muống
Cách nấu Cháo cá thu rau muống như sau:
Nguyên liệu: 30g cá thu, 30g rau muống, 1 nắm gạo nếp hoặc gạo tẻ nấu cháo, hành khô, dầu ăn, gia vị, nước mắm.
Cách làm:
Trước tiên bạn vo gạo sạch rồi bắc nồi ninh cho cháo thật nhừ.
Tiếp đó bạn đem cá thu đi rửa sạch, lọc lấy phần thịt bằm nhuyễn và ướp với chút hạt nêm, gia vị cho thấm.
Bạn bắc 1 cái chảo lên bếp và cho dầu ăn đun cho nóng thì cho hành băm nhỏ vào phi thơm, rồi cho thịt cá đã ướp vào xào cho thịt cá săn lại là được.
Rau muống bạn nhặt sạch và đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút, rồi rửa lại với nước cho sạch, đem đi say nhuyễn.
Khi cháo đã chín nhừ bạn cho tiếp cá thu và rau muống vào nấu cùng cho tới khi các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp.
Cháo cá thu bí đỏ
Cách nấu cháo cá thu và bí đỏ như sau:
Nguyên liệu: 30-50g cá thu, 50g bí đỏ, 1 nắm gạo nếp hoặc gạo tẻ nấu cháo, 1 củ gừng, 2 nhánh rau mùi, hành lá, dầu ăn, gia vị, nước mắm.
Cách làm:
Trước tiên bạn vo gạo sạch rồi bắc nồi ninh cho cháo thật nhừ.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái lát, cắt miếng nhỏ. Gừng gọt vỏ cũng thái lát nhỏ.
Tiếp đó bạn đem cá thu đi rửa sạch, lọc lấy phần thịt và thái lát mỏng, có thể ướp với chút hạt nêm, gia vị cho thấm.
Khi thấy cháo sôi bạn tiếp tục bỏ thêm bí đỏ, gừng vào ninh cùng cho nhừ. Khi cháo đã nhừ bạn bỏ phần cá thu vào và ninh thêm khoảng 15-20 phút nữa cho tới khi tất cả các nguyên liệu đã chín nhừ thì nêm nếm lại cho vừa ăn và bỏ thêm rau mùi, hành lá đã thái nhỏ là xong.
Cháo cá thu khoai lang
Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với khoai lang như sau:
Nguyên liệu: 30g cá thu, 1 củ khoai lang, gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
Cá thu bạn rửa sạch và lọc thịt sau đó bằm nhuyễn cùng với 1 chút nước. Khoai lang thì bạn sửa sạch và gọt vỏ, đem đi hấp chín sau đó tán cho khoai nhuyễn mịn.
Bạn lấy chảo bắc lên bếp và cho thêm chút dầu ăn, đun cho nóng thì bỏ cá vào xào cho cá săn lại thì cho nước đun sôi và khoai lang đã nghiền nhuyễn vào đun cùng, đun cho tới khi các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là xong.
Cháo cá thu đậu xanh
Cách nấu cháo cá thu đậu xanh như sau:
Nguyên liệu: 30g cá thu, 1 nắm gạo nấu cháo, 15g đậu xanh, hành tím, dầu ăn, gia vị.
Cách làm:
Đậu xanh đem đi ngâm với nước khoảng 30 phút.
Gạo vo sạch và đem đi ninh cho chín nhừ. Cá thu khi mua về đem đi khử tanh và rửa sạch, sau đó lọc lấy thịt và thái miếng sau đó ướp với gia vị và hành tím đã băm nhỏ.
Khi cá đã ngấm gia vị bạn đem đi xào xơ cho chín với chút dầu ăn và hành khô. Sau khi cá chín bạn tán hoặc xay nhuyễn.
Đậu xanh sau khi ngâm bạn rửa sạch và cho vào nồi cháo ninh cùng cho tới khi đậu và cháo chín nhừ.
Sau khi cháo và đậu xanh đã chín nhừ bạn bỏ cá thu vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn và đun thêm vài phút là xong.
Cháo cá thu súp lơ
Cách nấu cháo cá thu súp lơ như sau:
Nguyên liệu: 30g cá thu, 1 bông súp lơ, 1 nắm gạo để nấu cháo, hành củ, dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Cách làm:
Cá khi mua về bạn đem đi rửa và làm sạch, khử mùi tanh, sau đó để cho ráo nước thì lọc thịt và thái lát mỏng.
Tiếp đến, bạn cho chút dầu ăn vào chào, chờ cho tới khi dầu nóng lên thì bỏ hành vào phi thơm, tiếp tục cho cá vào xào cho tới khi cá chín và săn lại thì tán nhuyễn.
Gạo bạn vo sạch đem đi ninh với nước cho nhừ, súp lơ rửa sạch hấp chín và xay nhuyễn.
Khi cháo chín nhừ bạn cho cá thu và súp lơ vào đun thêm vài phút cho các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là xong.
Trên đây là 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm giúp bé ăn ngon, và giúp mẹ xua tan lỗi lo con lười ăn. Hy vọng với những cách nấu cháo cá thu cho bé này, mẹ sẽ có được những món ăn dặm thật ngon, giàu dinh dưỡng để bé phát triển tốt nhất.
4 thời điểm đẹp nhất để sinh con mẹ có biết?
Con sinh ra khỏe mạnh, thông minh, gặp nhiều may mắn và có cuộc sống tốt đẹp là mong muốn của nhiều bậc cha mẹ. Nhiều người cho rằng con sinh ra vào ngày đẹp, giờ đẹp thì tương lai của con sẽ tươi sáng hơn. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần đó là các yếu tố ngoại cảnh, hay thời điểm sinh con phù hợp. Vậy để con phát triển toàn diện thì mẹ bầu nên sinh con vào 4 thời điểm dưới đây.
1. Thời điểm khi khí hậu mát mẻ, nhiệt độ vừa phải
Tháng 3 và 4 là thời điểm khí hậu rất mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh sẽ khiến cho cả mẹ và bé cảm cảm thấy thoái mái, và giúp bé phát triển tốt nhất, vì thế đây chính là thời điểm tốt nhất trong năm để sinh con.
Khi sinh con vào thời điểm trời quá nắng nóng vừa khiến việc ở cữ của mẹ sau sinh trở nên vất vả hơn mà còn vừa gây khó khăn cho cha mẹ trong việc điều chỉnh thân nhiệt cho trẻ. Thêm nữa, ánh nắng gay gắt vào mùa hè có thể là tác nhân kích thích đôi mắt của mẹ và con.
2. Khi mối quan hệ vợ chồng tốt
Khi cả 2 vợ chồng đều đang mong ngóng có con, và tình cảm của 2 vợ chồng vẫn đang tốt đẹp thì khi trẻ sinh ra sẽ nhận được đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, sẽ khiến trẻ vô cùng hạnh phúc. Hơn nữa khi gia đình ấm áp, đầy đủ yêu thương cũng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển về tinh thần và cảm xúc của trẻ sau này. Vì thế sinh con khi mối quan hệ của 2 vợ chồng vẫn tốt đẹp chính là 1 trong thời điểm đẹp nhất để sinh con.
3. Khi bố mẹ còn trẻ, đủ năng lượng và khỏe mạnh
Theo thống kê, hiện nay tình trạng kết hôn muộn, sinh con muộn đang gia tăng. Nhưng, khi phụ nữ sinh con muộn có thể kéo theo nhiều hệ lụy như là dễ mắc phải các bệnh lý như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,..., hoặc có thể khiến trẻ sinh non, thai chết lưu,...
Vì vậy, theo các chuyên gia trong ngành thì, độ tuổi và thời điểm sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25-30 tuổi, của nam giới là từ 30-35 tuổi và khi cả hai đều khỏe mạnh. Thời điểm này là thời điểm dễ thụ thai nhất, chất lượng trứng và tinh trùng tốt nhất, vì thế mà con sinh ra sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn.
4. Khi gia đình có đủ điều kiện
Ông bà ta có câu “trời sinh voi sinh cỏ”, tức là cha mẹ chỉ cần sinh con, còn lại con sẽ tự lớn, tự phát triển, trưởng thành theo tự nhiên mà chẳng cần phải nuôi dạy tốn kém. Vì thế nên sinh con chẳng cần quan tâm tới việc gia đình có điều kiện hay không. Nhưng quan niệm này đã cũ và không hề phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay.
Bởi vì sao? Là bởi vì hiện nay để chăm sóc 1 đứa trẻ tốn rất nhiều chi phí từ việc mua sữa bột, tã, đồ chơi, đồ dùng học tập,… Vì thế, khi trẻ được sinh ra trong 1 gia đình có nền kinh tế vững chắc thì trẻ có thể có một cuộc sống tương đối thoải mái, và cha mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc con hơn.
Trên đây là 4 thời điểm đẹp nhất để sinh con mà cha mẹ nên biết. Con không thể sinh ra lần 2 vì thế cha mẹ hãy chuẩn bị cho con 1 môi trường sống tốt nhất giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.
Nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ
Trẻ trốn tránh khi đến bữa ăn, thường xuyên ngậm thức ăn khi đến bữa,… chính là tình trạng biếng ăn ở trẻ. Trẻ biếng ăn luôn khiến cha mẹ phải lo lắng và bận tâm bởi khi trẻ biếng ăn sẽ khiến trẻ bị còi cọc, thấp bé, sa sút trí tuệ, chậm lớn hơn so với lứa tuổi. Để có thể cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ thì cha mẹ cần biết nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để có phương pháp khắc phục phù hợp. Vậy thì nguyên nhân nào gây ra chứng biếng ăn ở trẻ? Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, và trong đó có 3 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biến ăn đã được các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ. Cụ thể như sau:
Do chế độ ăn bị mất cân đối khiến trẻ chán ăn
Một chế độ ăn bị mất cân bằng ví dụ như quá nhiều đạm lại ít chất xơ và nhiều chất béo sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, gây ra tình trạng khó tiêu, chán ăn do bị đầy bụng, chướng hơi.
Hoặc, khi thực đơn của trẻ quá nghèo nàn, bị thiếu vi chất và vitamin như sắt, kẽm, lysine,... cũng sẽ khiến cho trẻ mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn.
Thực đơn của mẹ cần thay đổi thường xuyên và cần phải phù hợp với khẩu vị của bé sẽ kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ. Vì thế khi mẹ chế biến thức ăn quá đơn điệu, không hay thay đổi món ăn cho trẻ và đặc biệt chế biến không phù hợp với khẩu vị của bé cũng sẽ khiến bé bị biếng ăn.
Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Bệnh lý cũng là nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Khi bị mắc bệnh về đường tiêu hóa trẻ thường có biểu hiện như là nôn trớ, táo bón hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như giun sán, viêm đường hô hấp, tiết niệu, tiêu chảy,… hay bị bệnh lao, sốt rét cũng sẽ khiến cho trẻ biếng ăn.
Thêm nữa, khi bạn bổ sung cho trẻ quá nhiều vitamin A, D, viên tổng hợp sắt, kháng sinh cũng sẽ khiến cho trẻ bị biếng ăn.
Hoặc khi mọc răng, đặc biệt là lần đầu tiên trẻ có thể sẽ bị sốt khiến cho trẻ quấy khóc và biếng ăn, tình trạng này sẽ hết khi trẻ hết sốt hoặc đã mọc răng xong.
Trẻ biếng ăn do tâm lý
Một số lý do tâm lý khiến trẻ biếng ăn đó là:
Do thói quen thường xuyên ăn vặt: Xúc xích, khoai tây chiên,... là những đồ ăn vặt có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa. Vì thế khi trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ khiến cho trẻ chán ăn, đặc biệt nếu ăn đồ ăn vặt quá gần với bữa ăn chính sẽ khiến trẻ bị no và không còn muốn ăn nữa.
Sợ ăn do thường xuyên bị ép ăn: Ép trẻ ăn uống sẽ khiến cho trẻ sinh ra cảm giác sợ hãi khi ăn, khiến cho tâm lý của trẻ bị gò bó. Việc này sẽ khiến cho trẻ sợ hãi và không muốn ăn.
Do trẻ thường không tập trung ăn uống, hiếu động: Nhiều gia đình để dụ bé ăn thường phải đi dong, hoặc cho bé vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem điện thoại, ti vi,… Việc làm này vô hình chung sẽ khiến trẻ mất tập chung khi ăn uống và sẽ khiến thời gian ăn bị kéo dài, sẽ khiến cho trẻ không còn thích thú với các món ăn do thức ăn đã nguội và gây ra cảm giác chán ăn.
Do không được tham gia bữa ăn cùng gia đình: Nhiều gia đình thường cho trẻ ăn riêng chứ không ăn chung cùng gia đình, việc này sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác ấm cúng, muốn được ăn uống. Hoặc nếu ăn chung nhiều bậc phụ huynh lại thường thiếu kiên nhẫn và hay quát nạt trẻ,... khiến không khí bữa ăn căng thẳng hơn và sẽ khiến trẻ chán ăn.
Trên đây là 3 nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ phổ biến nhất hiện nay mà ba mẹ lên biết. Khi trẻ biếng ăn cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.
Dấu hiệu sắp sinh sớm trước 1 tháng mẹ bầu có biết?
Để vượt cạn thành công và an toàn thì việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh sớm là việc rất cần thiết. Vậy, mẹ bầu đã biết tới các dấu hiệu sắp sinh sớm trước 1 tháng hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết 9 dấu hiệu báo hiệu sắp sinh sớm trước 1 tháng.
1. Chuột rút nhiều hơn
Vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bị chuột rút nhiều hơn do các cơ khớp ở xương chậu và tử cung được kéo giãn căng ra để tạo điều kiện tốt nhất cho bé yêu ra ngoài.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì đây mới chỉ là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng, mẹ bầu cần chuản bị tâm lý tốt, chuẩn bị đồ đạc cần thiết để dùng khi đi đẻ và nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều canxi để giảm tình trạng này lại.
2. Giảm hoặc không tăng cân
Tháng thứ 9 của thai kỳ là tháng mà mẹ bầu sẽ không tăng cân, cân nặng sẽ ổn định hoặc cân nặng có thể giảm nhẹ. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra có thể là bởi vì nước ối đang giảm đi để chuẩn bị cho bé chào đời.
3. Các cơ, khớp giãn ra
Dây chằng giữa các khớp, cơ sẽ giãn ra linh hoạt, mềm mại hơn là dấu hiệu báo hiệu sắp sinh sớm trước 1 tháng là bởi vì vùng xương chậu được mở rộng tạo điều kiện giúp bé dễ dàng ra ngoài.
4. Đau lưng
Nằm và ngồi khó chịu, mệt mỏi do bị đau lưng, đau vùng thắt lưng, lưng phía dưới, đay cũng chính là biểu hiện trước khi sinh 1 tháng báo hiệu mẹ sắp sinh em bé trong vòng 1 tháng tới và tình trạng này sẽ được chấm dứt sau sinh.
5. Mệt mỏi
Các dấu hiệu đau lưng, chuột rút,… vào tháng cuối thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi. Vào thời điểm này mẹ bầu nên đi bộ, nói chuyện, xem các chương trình giải trí để thấy thoải mái hơn.
6. Buồn ngủ
Tình trạng thèm ngủ, buồn ngủ vào tháng cuối của thai kỳ chính là do thai nhi nằm chèn bàng quang khiến mẹ đi tiểu đêm nhiều hơn, gây mất ngủ. Khi tình trạng này xảy ra, mẹ bầu nên tranh thủ ngủ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
7. Chán ăn
Chán ăn, không còn hứng thú đối với việc ăn uống là do mẹ bầu đang phải chiu sự ảnh hưởng của các dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng như: Đau lưng, chuột rút, mệt mỏi,… Nhưng đừng vì vậy mà bỏ ăn, hãy cố gắng ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, con khỏe.
8. Mẹ nhạy cảm hơn
Càng gần tới ngày sinh thì tâm lý của mẹ bầu càng nhạy cảm, tính khí hay thay đổi thất thường,hay suy nghĩ, lo lắng, rất dễ xúc động, suy nghĩ tiêu cực và cáu gắt vô cớ. Vì thế vào khoảng thời gian này mẹ bầu cần được chia sẻ, động viên nhiều hơn để tránh những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là những dấu hiệu sắp sinh sớm trước 1 tháng mẹ bầu cần biết tới. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn bà người thân khi gần kề tới ngày vượt cạn.
Mách nhỏ mẹ: 3 cách nấu cháo gà ác với rau củ giúp bé ăn ngon
Thịt gà ác rất giàu dinh dưỡng và có chứa nhiều thành phần giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, làm giảm nguy cơ loãng xương, giảm lượng đường huyết và chống lão hóa như lysine, methionine, acid amin,… Vì thế chào gà ác là 1 món ăn rất phù hợp cho trẻ, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm và trẻ mới ốm dậy. Dưới đây là 3 cách nấu cháo gà ác với rau củ siêu đơn giản giúp bé ăn ngon các mẹ có thể tham khảo nhé.
Cháo gà ác nấu với rau gì cho bé?
Gà ác không đơn thuần chỉ là 1 món ăn thông thường mà nó còn được sử dụng như 1 vị thuốc. Chế biến gà ác không khó, các mẹ có thể kết hợp gà ác với 1 số loại thực phẩm khác như là nấm hương, trám xanh, hạt sen, đậu xanh, táo đỏ, cà rốt, bí đỏ, ngô ngọt, quả đỗ, rau ngót hoặc thậm chí là cả nước dừa. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian thì thịt gà nói chung và thịt gà ác nói riêng không nên kết hợp với tỏi tươi, rau răm, kinh giới, rau cải,...để tránh hưởng đến sức khỏe.
3 cách nấu cháo gà ác với rau củ cho bé phổ biến nhất
1. Cháo gà ác với đậu xanh
Cách nấu cháo gà ác với đậu xanh như sau:
Nguyên liệu: 500g gà ác, 150g đậu xanh không vỏ, gạo tẻ 1 nắm, lá ngải cứu và dâu tằm mỗi thứ 1 nắm, gia vị vừa đủ, dầu ăn, hành tím.
Cách làm:
Bạn tiến hành lọc riêng thịt gà ác và xương, rồi đem xương đi ninh lấy nước.
Sau đó vo gạo và đậu xanh rồi bỏ vào nồi nước xương gà vừa thu được đem đi nấu.
Tiếp đến bạn tiếp tục sơ chế phần thịt gà vừa lọc được, bạn đem thịt gà đi xay nhuyễn.
Hành tím bỏ vỏ, ngải cứu và lá dâu tằm rửa sạch và thái sợi cho thật nhuyễn rồi đem đi xào với thịt cùng với 1 chút dầu ăn cho chín.
Khi thấy cháo đã chón và nở mềm thì bạn chỉ cần bỏ hỗn hợp rau và thịt vừa xào chín vào nồi cháo sau đó bỏ thêm 1 chút gừng băm và nêm nếm gia vị cho vừa ăn là xong.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không nên dùng lòng gà để nấu.
2. Cháo gà ác và nấm hương, cà rốt
Cháo gà ác, nấm hương và cà rối là 1 trong 3 cách nấu cháo gà ác với rau củ. Cách nấu cháo gà ác và nấm hương, cà rốt như sau:
Nguyên liệu: 500g gà ác, 5 quả đậu xanh cove, 3-4 tai nấm hương, ½ củ cà rốt, rau mùi, hành lá, hành khô, gạo tẻ 1 nắm, gia vị vừa đủ, dầu ăn, nước mắm ngon.
Cách làm:
Gà rửa sạch lọc thịt sau đó đem đi hấp cho chín, sau khi hấp chín nhớ giữ lại phần nước để nấu cháo.
Gà chín bạn đem đi xé nhỏ, sau đó phi thơm hành khô với 1 chút dầu ăn và thả thịt gà đã xé nhỏ vào xào, nêm thêm chút mắm cho vừa ăn.
Xào gà xong bạn vo gạo và sử dụng nước hấp gà vừa nấu để ninh cháo, nếu cần có thể cho thêm nước, ninh cho tới khi cháo nhừ và mềm.
Sau khi bắc bếp nấu cháo xong bạn tiến hành sơ chế các nguyên liệu còn lai. Nấm hướng đem đi ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ. Đậu cove nhặt sạch, cà rối gọt bỏ vỏ và thai hạt lựu. Rau mùi nhặt bỏ rễ và lá úa, rửa sạch thái nhỏ.
Kho cháo gần đạt thì bỏ rau củ vào ninh chung cho tới khi cháo và rau củ chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng và bỏ thịt gà vào đun thêm khoảng 3-4 phút thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp đạy vung và cứ để nồi cháo như vậy khoảng 5-10 phút nữa thì múc ra bát và thêm chút hành, rau mùi đã thái nhỏ. Để nguội một chút rồi cho bé ăn.
Lưu ý: Tùy theo độ ăn thô của bé mà mẹ có thể xay hoặc để nguyên cháo cho bé ăn.
3. Cháo gà ác hạt sen
Cách nấu cháo gà ác hạt sen như sau:
Nguyên liệu: 30g thịt gà ác đã bỏ xương, 20g hạt sen, gạo tẻ 3-4 nắm, hành lá, rau mùi, gia vị vừa đủ, dầu ăn, giấm, gừng.
Cách làm:
Tiến hành khử mùi hôi của gà ác bằng giấm và gừng sau đó rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ tầm 2 đốt ngón tay.
Tiếp đến bạn đem hạt sen và gạo đi vo và rửa sạch, nếu cần có thể ngâm với nước trước khi nấu.
Sau khi vo sạch gạo và hạt sen bạn bỏ gà ác, gạo, hạt sen vào nồi cùng với 700ml và ninh cho nhừ.
Khi cháo chín nhừ thì bạn chỉ cần nêm nếm cho vừa miệng và múc cháo ra bát cho thêm chút hành, rau mùi vào là xong.
Trên đây là 3 cách nấu cháo gà ác với rau củ siêu đơn giản giúp bé ăn ngon các mẹ có thể tham khảo. Với món cháo này mỗi tuần các mẹ nên cho bé ăn khoảng 1 lần đừng cho ăn quá nhiều, và khi nấu nhớ lọc xương thật kỹ để trẻ không bị hóc nhé. Thêm nữa, hãy nêm nếm vừa với khẩu vị của bé để bé cảm thấy ngon miệng hơn nhé.
Những việc nên làm vào 3 tháng cuối thai kỳ giúp sinh nở dễ dàng
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, chắc hẳn mẹ bầu sẽ có rất nhiều cảm xúc như hồi hộp, háo hức chờ ngày bé ra đời, đan xen với đó là cảm giác lo lắng, sợ và lăn tăn không biết sinh có thuận lợi không và cũng bởi sinh vốn được miêu tả đau đớn như gãy xương sườn. Đừng quá lo lắng, mẹ bầu chỉ cần thực hiện tốt những việc nên làm vào 3 tháng cuối thai kỳ dưới đây thì sẽ giúp ca "vượt cạn" sắp tới diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Giữ chế độ ăn uống hợp lý
3 tháng cuối của thai kỳ cũng là lúc mà thai nhi phát triển nhanh nhất để có được 1 hình hài đầy đủ. Vì thế, nhiều mẹ bầu có tâm lý hoặc bị ép ăn thật nhiều để con to khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ này mẹ bầu cần tuân thủ thực hiện chế độ ăn khoa học, bổ sung đồ ăn bổ dưỡng mà lại không làm mẹ tăng quá nhiều cân.
Thêm nữa thai nhi quá nặng cân cũng không thực sự tốt cho quá trình sinh nở của người mẹ. Vì thế mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa, bổ sung nhiều trái cây và rau quả, và cần chú ý không ăn thức ăn nhanh có hàm lượng calo cao khi đói và uống những thức uống có chứa nhiều đường.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo 1 số món ăn có tác dụng kích thích cổ tử cung mở nhanh vào giai đoạn gần "về đích" như chè vừng đen, dứa,...
Ngủ đủ giấc
Tạp chí Obstetrics & Gynecology (Mỹ) đã từng công bố 1 nghiên cứu cho thấy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, đặc biệt là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ thì càng nên chú trọng vào giấc ngủ.
Cũng theo Obstetrics & Gynecology (Mỹ) đưa tin thì theo thống kê, những mẹ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ trải qua cơn chuyển dạ lâu hơn 11 tiếng so với các mẹ ngủ đủ giấc; thêm nữa khi ngủ ít sẽ khiến người mẹ có nguy cơ phải sinh mổ cáo gấp bốn lần so với các bà mẹ ngủ đủ.
Vì thế việc ngủ đủ giấc chính là 1 trong những việc nên làm vào 3 tháng cuối thai kỳ mà mẹ bầu cần chú ý. Nếu như thấy khó ngủ vì bụng to nặng nề, thì mẹ bầu có thể sử dụng gối ngủ dành cho mẹ bầu, hoặc kê gối cao hơn, đặt gối ôm xung quanh cơ thể để gác chân.
Thêm nữa, mẹ bầu cần chú ý ăn uống đầy đủ để giấc ngủ không bị ảnh hưởng vì các cơn đói, và trước khi đi ngủ mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều nước sẽ khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng vì phải dậy đi tiểu quá nhiều lần.
Vận động đều đặn
Vận động thường xuyên, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai và giúp giảm các cơn đau trong suốt quá trình sinh nở.
Mẹ bầu nên tạo thói quen vận động thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp như là đi bộ một khoảng cách ngắn mỗi ngày vừa giúp mẹ tập thở vừa giúp bền sức hơn. Hoặc mẹ bầu cũng có thể tham gia các khóa học yoga cho phụ nữ mang thai, hoặc thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ. Nhưng hãy nhớ rằng không tập quá sức và tập những bài tập nặng có thể ảnh hưởng tới thai nhi nhé.
Giữ tâm trạng thoải mái
Tâm trạng cũng là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế vào 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng nên giữ cho tâm lý của mình thoải mái, hạn chế cáu gắt và bực bội. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chuẩn bị tâm lý và tinh thần sẵn sàng cuộc sinh nở sắp tới.
Nếu như có vướng mắc gì như lo lắng, sợ hoặc lăn tăn thì tốt nhất nên chia sẻ tâm tư, tình cảm với chồng, người thân để giúp giải tỏa tâm lý, song song với đó có thể làm những việc khiến mình cảm thấy thoải mái như đi dạo, mua sắm, massage,...
Trên đây là những việc nên làm vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp sinh nở sẽ dễ dàng, thuận lợi sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ bầu chuẩn bị sinh. Chúc các mẹ sinh nở thuận lợi nhé!
6 việc "đại kị" mẹ bầu không nên làm khi thức dậy
Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần lưu ý, ngoài việc để ý tới chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất xuyên suốt thời kỳ mang thai thì cũng cần chú ý tới những thói quen sinh hoạt hàng ngày nữa nhé. Thói quen sinh hoạt mỗi ngày cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt là vào buổi sáng khi mới thức dậy, 6 việc "đại kị" mẹ bầu không nên làm khi thức dậy kẻo gây hại cho thai nhi.
Ngồi bật ngay dậy
Theo tìm hiểu, đa số mẹ bầu thường có thói quen nằm trên giường 1 lúc cho tỉnh táo rồi mới đứng dậy. Tuy nhiên cũng có 1 số mẹ bầu có thói quen bật dậy và xuống giường ngay lập tức, thói quen này là 1 thói quen xấu mà mẹ bầu cần loại bỏ ngay lập tức, bởi khi ngồi dậy đột ngột sau 1 giấc ngủ đài thì sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, khiến cho lượng máu lên não chậm lại gây ra choáng váng thậm chí là ngất xỉu.
Ngoài ra khi máu lưu thông kém cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, việc này sẽ khiến trẻ có thể bị ngạt, thiếu dinh dưỡng, dẫn tới sảy thai, sinh non,… và nhiều hệ lụy khác.
Nằm ngửa phơi bụng
Khi thức dậy mà không ngồi dậy ngay, thì mẹ bầu thường có thói quen sử dụng điện thoại cho bớt nhàm chán, tuy nhiên khi sử dụng điện thoại mẹ cũng nên chú ý tới tư thế nằm của mình, không nên nằm ngửa trong thời gian dài.
Khi nằm ngửa, khối lượng thai nhi sẽ chèn ép lên các vùng tĩnh mạch và các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận của người mẹ, việc này sẽ gây cản trở cho sự lưu thông máu cũng như quá trình vận chuyển oxy từ phần dưới cơ thể lên phần trên, đồng nghĩa với việc quá trình cung cấp chất dinh dưỡng và máu cho thai nhi bị chậm và ít hơn, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Cúi gập người đeo dép, lấy đồ
Với nhiều gia đình sử dụng dép đi trong nhà thì sau khi xuống dường thói quen đầu tiên sẽ là tìm dép đi. Tuy nhiên, khi lấy dép đi ta thường có thói quen cúi gập người xuống, thói quen này với người bình thường thì sẽ không ảnh hưởng gì cả, nhưng với mẹ bầu thì đây lại là 1 trong 6 việc "đại kị" mẹ bầu không nên làm khi thức dậy.
Khi mẹ bầu cúi gập người để lấy hoặc tìm dép sẽ vô tình gây áp lực lên bụng và sẽ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Vì thế nếu cần phải lấy dép hoặc bất cứ đồ vật gì ở trên sàn nhà, mẹ bầu nên ngồi từ từ, khuỵu gối, không được cúi lưng.
Tắm ngay khi vừa thức giấc
Buổi sáng khi mới thức dậy mẹ bầu không nên đi tắm ngay, bởi có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Hơn nữa khi mới thức đậy, cơ thể của mẹ bầu sẽ có cảm giác đói, nếu như chưa ăn mà đã đi tắm ngay thì có thể sẽ bị chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu thậm chí đột quỵ.
Hơn nữa khi tăm nếu mẹ bầu tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho mạch máu giãn ra hoặc co lại gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, máu không đến thai nhi kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu hãy tạo thói quen ăn sáng và nghỉ ngơi trước khi tắm.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, bữa sáng là bữa ăn cung cấp năng lượng để giúp cơ thể có thể hoạt động tốt suốt cả ngày dài. Đặc biệt là với bà bầu thì bữa sáng lại càng quan trọng, nó giúp bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Nhưng, nhiều bà bầu lại có thói quen bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng rất muộn. Nếu bạn có thói quen này thì hãy sửa ngay đi nhé. Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến bẹ bầu không đủ năng lượng để hoạt động trong ngày, cũng như thai nhi sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển tốt.
Thêm nữa khi bỏ bữa sáng sẽ khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường, hệ tiêu hóa gặp vấn đề, và còn gặp nhiều vấn đề khác liên quan tới dạ dày, túi mật,…
Không uống nước
Khi thức dậy sau 1 đêm dài, mẹ bầu cần uống 1 ly nước lọc ấm, nước chanh ấm hoặc nước chanh mật ong để làm loãng máu, lọc máu, giúp cho quá trình lưu thông máu tốt hơn, cung cấp vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng sẽ giúp quá trình đưa dinh dưỡng và oxy tới cho thai nhi được tốt hơn.
Trên đây là 6 việc "đại kị" mẹ bầu không nên làm khi thức dậy kẻo gây hại thai nhi mà mẹ bầu nên biết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho mẹ bầu có được 1 sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mướp đắng được không?
Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua là loại quả có tính mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn, cũng có thể làm nước uống giúp thanh nhiệt, mát gan. Tuy nhiên, liệu bà bầu ăn mướp đắng được không và ăn bao nhiêu là tốt? Bà bầu có thể ăn mướp đắng, nhưng chỉ nên ăn với 1 lượng vừa đủ mới tốt. Tại sao lại như vậy, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Trong 100g khổ qua có chứa:
17 kcalo Calorie
3,7g Carbohydrate
1g Protein
2,8g Chất xơ
0,17g Chất béo
72 mcg Axit folic
0,212g Axit pantothenic
0,4mg Niacin
0,04 mg Riboflavin
0,043 mg Pyridoxine
0,04 mg Thiamin
471 IU Vitamin A
84 mg Vitamin C
19 mg Canxi
0,43 mg Sắt
0,034 mg Đồng
0,80 mg Kẽm
0,089 mg Mangan.
Vậy, bà bầu ăn mướp đắng được không? Bà bầu có thể ăn mướp đắng nhưng chỉ nên ăn với 1 lượng ít, bởi khi ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về tử cung như là gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sinh non.
Thêm nữa, mướp đắng còn có thể gây ra tình trạng thiếu máu favism (G6PD) - một bệnh đặc trưng với các biểu hiện sốt, đau đầu, khó chịu ở bụng và có thể hôn mê nếu ăn quá nhiều.
Tuy nhiên ngoài những mặt xấu mà khổ qua đem tới cho bà bầu nếu ăn quá nhiều thì khi ăn 1 lượng ít và vừa đủ thì nó lại đem tới cho bà bầu và cả thai nhi nhiều lợi ích như là:
Hỗ trợ phát triển thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho mẹ bầu: Kích thích hệ tiêu hóa, giảm thiểu các vấn đề về táo bón, đầy hơi, khó tiêu khi mang thai.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cung cấp kẽm, sắt, niacin, kali, axit pantothenic, magie, mangan và pyridoxin,… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng.
Như vậy câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn mướp đắng được không?” đã có, bà bầu cần chú ý, không nên ăn quá nhiều mướp đắng dù nó có nhiều chất dinh dưỡng.
Sinh mổ nên ăn quả gì, ăn khi nào và ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Với mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thì việc cung cấp trái cây là điều rất cần thiết, nó sẽ giúp mẹ có thêm dưỡng chất cũng như đảm bảo tránh được tình trạng táo bón sau sinh. Vậy mẹ sau sinh đặc biệt là sinh mổ nên ăn quả gì, ăn khi nào và ăn bao nhiêu là tốt nhất? Cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn trái cây?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, mẹ sau sinh khoảng 3-4 ngày là có thể ăn trái cây được rồi. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới sinh xong đặc biệt là sinh mổ thì nên bổ sung những loại quả không quá chua, chát, không gây kích ứng, không gây mất sữa.
Sinh mổ nên ăn quả gì và ăn bao nhiêu là đủ?
Theo Momjunction, dinh dưỡng sau sinh đóng góp 1 phần rất quan trọng vào quá trình hồi phục sức khỏe của người mẹ cũng như đảm bảo có đủ sữa cho con bú. Sau sinh mổ người mẹ cần bồi bổ và cung cấp đầy đủ protein, canxi, sắt, vitamin C, vitamin tổng hợp, chất xơ, trái cây, rau củ quả,...
Những loại quả mà người mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ nên ăn đó là:
1. Cam, quýt, bưởi
Cam, quýt, bưởi là những loại quả rất giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ sau sinh mổ. Vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời ngăn chặn chứng chảy máu ở phụ nữ sau sinh mổ.
Ngoài ra, trong cam, quýt, bưởi còn chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe, các khoáng chất giúp mẹ có nhiều năng lượng. Đặc biệt ăn nhiều trái cây có múi cũng giúp mẹ đẹp da, nhanh về dáng sau sinh.
Nhưng, không phải vì thế mà lạm dụng ăn quá nhiều, mẹ sau sinh mổ vài ngày chỉ nên ăn từ 1-2 quả quýt hoặc cam nhỏ/ngày, hoặc ăn 1-2 miếng trước bữa ăn, hoặc vắt nước uống. Và cần chú ý không nên ăn quả chua, nên ăn những quả ngọt.
2. Quả sung
Sung giúp bổ sung chất xơ cho mẹ sau sinh, điều này sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế được chứng táo bón. Ngoài ra, sung còn giúp cung cấp protein và carbohydrate giúp nhanh hồi phục vết thương mổ sau sinh.
Các chuyên giá khuyến cáo mẹ sau sinh mổ nên ăn sung từ 1 - 2 bữa/1 tuần và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như sung hầm, sung kho thịt, sung kho cá,... và nên ăn ở mức vừa phải không ăn quá nhiều.
2. Chuối tiêu
Chuối tiêu là 1 trong những loại quả giúp trả lời câu hỏi “Sinh mổ nên ăn quả gì?”. Trong chuối tiêu có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ sẽ giúp mẹ có thêm năng lượng, ngăn ngừa táo bón. Mẹ sau sinh chỉ cần ăn 1 - 2 quả chuối tiêu/ngày là đủ.
3. Đu đủ
Trong đu đủ có chứa khoáng chất và các vitamin, sắt, kẽm, chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, đu đủ cũng có tác dụng giúp nhuận tràng, bổ máu, tăng cường sức đề kháng rất tốt cho mẹ sinh mổ.
Mẹ sau sinh có thể ăn đu đủ xanh hay chín đều được. Nếu ăn đu đủ chín thì chỉ cần ăn 1 miếng sau mỗi bưa ăn, còn nếu ăn đu đủ xanh thì có thể hầm chân giò để ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và làm nhanh lành vết thương cho mẹ đẻ mổ.
4. Dưa lưới
Trong 100g dưa lưới có chứa tới 50g vitamin C, bằng gần 1 nửa tiêu chuẩn vitamin C trong 1 ngày của mẹ sau sinh. Ngoài ra, dưa lưới cũng giúp cung cấp nước, vitamin cho cơ thể để đảm bảo nguồn chất lỏng chuyển hóa dinh dưỡng cho người mẹ, hỗ trợ chống suy nhược cơ thể, giảm nguy cơ viêm nhiễm, mệt mỏi ở bà đẻ mổ.
Các chuyên gia khuyến cáo người mẹ chỉ nên ăn 1 miếng dưa lưới 1 ngày và nên ăn đa dạng các loại trái cây khác trong tuần để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, dưỡng chất cho cơ thể.
5. Táo xanh và táo đỏ
Trung bình trong 1 quả táo có chứa tới 3g chất xơ, 15% hydrocarbon, vitamin A, C và E, các khoáng chất như kali, chất chống oxy, canxi... giúp tăng sức đề kháng rất tốt cho phụ nữ sau sinh mổ. Ngoài ra, táo giúp mẹ có được nguồn sữa dồi dào cho em bé, và đồng thời cũng giúp mẹ phòng ngừa táo bón hiệu quả. Mẹ sau sinh nên ăn 2 - 3 quả táo mỗi ngày vừa giúp giảm cân mà còn tăng sức đề kháng.
6. Dâu tây
100g dâu tây có chứa tới 120mg Vitamin C, 170mg kali, 2% canxi, sắt, 2g chất xơ, 9g đường fructose, có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và flavonoid, đều là những thành phần rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Dâu tây vừa ngon lại vừa bổ dưỡng thì tại sao lại không bổ sung cho mẹ sau mổ nhỉ.
Mỗi ngày người mẹ chỉ cần ăn từ 3 - 5 quả dâu tây và 1 tuần ăn 2-3 lần là đủ, cũng như các loại quả khá, mẹ sau sinh nên ăn những quả dâu chín mọng và ngọt, không nên ăn những quả chua.
7. Vú sữa
Vú sữa giàu vitamin A, B1, B2, B3, C, đặc biệt là glucid, sắt, chất xơ, protein và lipid, là những thành phần cần thiết giúp bổ sung vitamin, dưỡng chất và giúp mẹ sau sinh hồi phục sức khỏe nhanh cũng như có nhiều sữa cho bé ăn hơn. Một tuần mẹ sau sinh nên ăn từ 2-3 lần mỗi lần 1 quả vú sữa chín.
8. Na
Na là loại quả giàu kali, chất xơ, carbohydrate, vitamin C dồi dào. Ăn na có thể giúp người mẹ giảm tình trạng táo bón, giảm nồng độ cholesterol trong máu, ổn định hệ tim mạch, bảo vệ niêm mạc ruột cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cũng chỉ cần ăn 1 quả na 1 bữa và nên bổ sung đa dạng các loại quả khác nhau.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Sinh mổ nên ăn quả gì, ăn khi nào và ăn bao nhiêu là tốt nhất?” mẹ sau sinh có thể tham khảo. Hãy nhớ bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin để có được sức khỏe tốt nhất sau sinh.
Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Sầu riêng là loại quả được khá nhiều người yêu thích, và nó cũng là loại quả tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai cần thận trọng trong việc ăn uống. Vì thế nhiều bà bầu thắc mắc rằng không biết liệu bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu là tốt nhất? Phụ nữ khi có thai vẫn có thể ăn sầu riêng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Tại sao lại như vậy mời bạn theo dõi nội dung thông tin dưới đây.
Bà bầu có ăn sầu riêng được không?
Vì Sầu riêng là một loại quả có tính nóng vì thế nhiều người cho rằng phụ nữ có thai không nên ăn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nhưng, điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh.
Trong sầu riêng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể của người mẹ như là (chất xơ, axit folic, vitamin B, vitamin C, chất chống oxy hóa (kẽm, tryptophan và organo-sulfur), đồng, magie, mangan, sắt) . Hơn nữa sầu riêng là loại quả có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên nó là loại quả an toàn cho bà bầu.
Tuy nhiên, vì có tính nóng nên bà bầu được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, có có thể khiến tình trạng nóng trong trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy, Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu là tốt nhất? Câu trả lời chính là bà bầu có thể ăn sầu riêng, nhưng cần nhớ chỉ ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều, ăn vừa đủ là tốt nhất. Vậy bà bầu nên ăn bao nhiêu sầu riêng thì tốt?
Bà bầu nên ăn bao nhiêu sầu riêng thì tốt?
Song song với những tác dụng tốt của sầu riêng thì nó lại có 1 nhược điểm không tốt với bà bầu nếu ăn quá nhiều đó là sầu riêng là loại quả có tính nóng, có chứa nhiều carbohydrate và glucose khiến cơ thể bà bầu cần phải tăng cường chuyển hóa để tạo ra năng lượng. Việc này sẽ khiến tình trạng nóng trong trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì thế, khuyến cáo bà bầu không nên ăn quá 150g cơm quả sầu riêng mỗi ngày và cũng không nên ăn liên tục mỗi ngày trong tuần.
Ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng nóng trong người, gây bứt rứt, khó chịu. Đặc biệt, bà bầu có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hay bị tiểu đường thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
Nội dung trên đây đã trả lời cho câu hỏi Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu là tốt nhất? Trường Anh xin nhắc lại 1 lần nữa, bà bầu có thể ăn sầu riêng nhưng không nên ăn quá nhiều, và đối với những mẹ bầu có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn sầu riêng.