Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?
Tắc mạch ối hay còn được gọi là thuyên tắc ối mặc dù hiếm gặp nhưng lại là tình trạng vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 1-12/100000 ca dính. Tắc mạch ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh xong, tình trạng này không thể đoán trước được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh tắc mạch ối.
Tắc mạch ối là gì?
Tắc mạch ối là tình trạng xảy ra do nước ối, tế bào thai nhi, tóc, lông tơ hoặc các mảnh tổ chức thai lọt vào tuần hoàn máu mẹ thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám gây ra một phản ứng dị ứng khiến người mẹ phải đối mặt với hiện tượng suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính, giống như sốc phản vệ. Cơ chế của hiện tượng này chưa thực sự rõ ràng.
Tắc mạch ối ở sản phụ thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra trong quá trình mổ lấy thai, hoặc khi sảy thai, chấn thương bụng, chọc hút nước ối, ngay sau khi đẻ, sau mổ lấy thai, răng cài răng lược, vỡ tử cung, xót rau.
Số liệu thống kê thời điểm xảy ra tắc mạch ối như sau:
- 12% trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên.
- 70% trường hợp xảy ra trong chuyển dạ.
- 11% trường hợp xảy ra sau sinh qua đường âm đạo.
- 19% trường hợp xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ.
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng tắc mạch ối mặc dù hiếm gặp và nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn có thể cứu sống mẹ và thai nhi.
Cơ chế gây thuyên tắc ối, do 3 hoàn cảnh sau:
- Vỡ màng ối.
- Vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung.
- Áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch.
Biểu hiện của bệnh Tắc mạch ối
Giai đoạn đầu: Biểu hiện khởi đầu sẽ suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút. Biểu hiện tiếp theo là tụt huyết áp, choáng, phù phổi, biểu hiện thần kinh như lú lẫn mất ý thức và co giật. Theo các chuyên gia và theo nhiều nhiên cứu thì tỉ lệ bệnh nhân qua được giai đoạn này là 40%.
Giai đoạn sau: Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn đầu thì đến giai đoạn sau này sẽ có biểu hiện như là chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu từ tử cung không cầm khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc mất máu.
Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh
Một số đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tắc mạch ối đó là:
- Phụ nữ có thai trên 35 tuổi.
- Con rạ nguy cơ cao hơn con so.
- Sản phụ cần tiến hành mổ lấy thai, đẻ có can thiệp thủ thuật Forceps, giác hút, chọc ối.
- Bệnh nhân bị đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, sản giật,...
- Bệnh nhân bị tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung.
- Sản phụ bị suy thai, thai lưu.
- Sản phụ chuyển dạ với cơn co cường tính, chuyển dạ được giục sinh.
Qua nội dung bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh tắc mạch ối, hãy giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ và nhớ là thăm khám thường xuyên, khi có biểu hiện bất thường cần đi khám và điều trị ngay để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này