Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp - căn bệnh của thời đại. Hàng năm tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng lên rõ rệt ở nước ta và đang dần trở thành gánh nặng với cơ quan y tế. Tăng huyết áp. Hãy cùng quaythuoctruonganh.com tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp để có biện pháp phòng ngừa hợp lý: 1. Phân loại tăng huyết áp: Tăng huyết áp nguyên phát: Hầu hết mọi người đều không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp nguyên phát và có xu hướng phát triển trong nhiều năm. Tăng huyết áp thứ phát Tình trạng huyết áp cao được gây ra có nguyên nhân do 1 bệnh hoặc 1 điều kiện nào đó tác động lên được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột và gây ra ra tăng huyết áp nguyên phát. 2. Nguyên nhân tăng huyết áp: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tăng huyết áp thứ phát như: Nghẹt thở khi ngủ Vấn đề về thận Các khối u tuyến thượng thận Các vấn đề về tuyến giáp Tình trạng mạch máu bẩm sinh có vấn đề. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ngừa thai, thuốc chữa cảm, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau OTC và một số loại thuốc kê đơn Thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và chất kích thích Lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu mãn tính 3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp. Tuổi: Các nguy cơ cao huyết áp tăng theo độ tuổi nhất là với những người độ tuổi trung niên trở đi. Ở nam giới thì có tỉ lệ cao huyết áp cao hơn và sớm hơn phụ nữ (tầm khoảng 45 tuổi) còn phụ nữ thì là tầm 65 tuổi trở đi. Chủng tộc: Huyết áp cao là đặc biệt phổ biến ở người da đen, thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn là ở người da trắng. Các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ, đau tim và suy thận, cũng thường gặp hơn ở người da đen. Tiền sử gia đình: Huyết áp cao là bệnh có tính chất gia đình. Thừa cân hoặc béo phì: Càng béo thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao do khối lượng máu lưu thông tăng lên và thành mạch phải chịu áp lực lớn hơn. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng huyết áp do gây hại niêm mạch của thành động mạch làm cho thành động mạch nhỏ lại dẫn tới tình trạng tăng huyết áp. Ăn nhiều muối: Sử dụng nhiều muối có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp do muối sẽ tăng khả năng giữ nước làm cho tăng tiền gánh dẫn tới tăng huyết áp Bổ sung ít Kali:  Kali giúp cân bằng lượng natri trong các tế bào của bạn, chính vì thế bổ sung kali thiếu làm tăng natri cơ thể và dẫn tới tăng huyết áp. Bổ sung ít vitamin D: Không chắc chắn nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng vitamin D gây ảnh hưởng đến huyết áp của cơ thể. Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến tim mạch làm tăng huyết áp. Căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn tới tăng huyết áp tạm thời. Và nhiều người khi căng thẳng có thể hút thuốc, uống rượu và làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Một số bệnh mạn tính: Một số bệnh mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tiểu đường và ngưng thở khi ngủ. Mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị tăng huyết áp.
Cao huyết áp và những điều bạn nên biết

Cao huyết áp và những điều bạn nên biết

Cao huyết áp là một bệnh phổ biến hiện nay ở các nước phát triển cũng như ngày càng tỉ lệ cao lên ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam. Cao huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Bệnh cao huyết áp. Huyết áp được xác định bởi lượng máu bơm vào tim và sức cản của thành mạch của bạn. Chính vì vậy mà càng nhiều lượng máu bơm vài tim và động mạch càng hẹp thì huyết áp càng cao hơn. Vậy như thế nào thì được xác định là tình trạng tăng huyết áp? Theo hướng dẫn của Bộ Y tế 2010 thì Tăng Huyết Áp là tình trạng bệnh nhân có mức huyết áp tâm thu >= 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >=90mmHg. Bị cao huyết áp có thể không có bất kì 1 dấu hiệu hay triệu chứng nào trong nhiều năm. Đây là tình trạng rất nguy hiểm bởi vì dù không triệu chứng nhưng vẫn có ảnh hưởng trên mạch máu và trên tim. Nếu không kiểm soát được tình trạng này sớm thì làm tăng nguy cơ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ và đau tim. Bệnh tăng huyết áp thường ảnh hưởng đến mọi người trong nhiều năm và khó có thể chữa trị được dứt điểm tình trạng bệnh. Những người bị bệnh tăng huyết áp khá dễ dàng phát hiện bệnh. Các triệu chứng bệnh cao huyết áp Hầu hết các bệnh nhân cao huyết áp thì không có dấu hiệu đặc trưng cho đến khi mà chỉ số huyết áp tự nhiên cao vụt lên gây choáng váng, buồn nôn và rất khó chịu. Một vài người huyết áp cao có thể bị nhức đầu, khó thở hay chảy máu cam, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu và thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp cao đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Những lời khuyên nên làm: Có nguy cơ cao hoặc có dấu hiệu nào đó của bệnh cao huyết áp và cần được đo huyết áp bởi các bác sĩ để chắc chắn kết quả. Nên đo huyết áp định kì 2 năm 1 lần từ khi 18 tuổi để có thể theo dõi tình trạng huyết áp để sớm đưa ra biện pháp khắc phục và điều trị nếu cần thiết. Kiểm tra huyết áp ở cả 2 cánh tay để xác định xem có sự khác biệt không. Thường xuyên kiểm tra huyết áp nếu có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc đã từng được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp. Khi bị tăng huyết áp nên duy trì 1 lối sống lành mạnh để có thể tránh tăng huyết áp. Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đều đặn và thường xuyên không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm 1 thời gian mà không thấy tái phát. Bởi vì lần tái phát sau sẽ có thể dẫn tới những nguy hiểm nhất định cho tim mạch cũng như các cơ quan khác  
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản

Cùng quầy thuốc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản. 1. Nguyên nhân gây viêm phế quản: Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính: ​Thường được gây ra bởi virus, thường là virus gây cảm lạnh và cúm (cúm). Và như chúng ta đã biết thì kháng sinh là không có tác dụng đối với các loại virus nên chính vì vậy với bệnh viêm phế quản cấp thì hầu như không có tác dụng. Và hầu hết các tình trạng trên đều có thể tự khỏi được bệnh trong vòng 2 tuần. Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính: ​Phổ biến nhất là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi, khí độc hại trong môi trường hoặc nơi làm việc cũng có thể đóng góp vào tình trạng này. 2. Điều trị bệnh viêm phế quản: 2.1. Biện pháp dùng thuốc: Kháng sinh: Viêm phế quản thường do nhiễm virus, vì vậy kháng sinh không có hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để tránh trường hợp bội nhiễm vi khuẩn sẽ làm nặng tình trạng bệnh hơn. Thuốc ho: Sử dụng thuốc ho không hẳn là tốt cho viêm phế quản mà ho sẽ giúp loại bỏ chất kích thích và đờm. Nhưng nếu bạn ho quá không ngủ được thì có thể sử dụng thuốc ho trước khi đi ngủ. Thuốc khác: Nếu bị hen, dị ứng, COPD có thể sử dụng dạng hít của thuốc để chống viêm. 2.2. Biện pháp không dùng thuốc: Bạn có thể muốn thử các biện pháp tự chăm sóc sau đây: Tránh các chất kích thích phổi. Không hút thuốc. Mang khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với chất kích thích. Sử dụng máy tạo độ ẩm. Giữ ấm cho cơ thể để giảm ho và các triệu chứng của viêm phế quản và làm lỏng đờm trong đường hô hấp. Giữ gìn đường hô hấp sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn bằng các dung dịch tẩy rửa nước muối biển đang thông dụng trên thị trường. Theo Mayoclinic
Bệnh viêm phế quản là gì và triệu chứng của bệnh

Bệnh viêm phế quản là gì và triệu chứng của bệnh

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp (ống phế quản là cơ quan dẫn khí vào phổi). Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhày đặc, có thể được đổi màu. Viêm phế quản có thể là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản. Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng một vài ngày mà không ảnh hưởng lâu dài. Tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài và lặp lại có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản mạn tính. Và viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Vậy triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì? Ho Đường hô hấp xuất hiện nhiều đờm có thể đờm trắng hoặc vàng, xanh. Mệt mỏi Khó thở Cơ thể có thể bị sốt hoặc sốt nhẹ. Tức ngực Với tình trạng viêm phế quản cấp: ho dai dẳng trong vài tuần sau khi hết viêm. Với viêm phế quản mạn: Ho kéo dài có đờm ít nhất 3 tháng. Và có thể tái phát trong nhiều năm. Cần đi khám bệnh ngay nếu gặp các trường hợp: Ho kéo dài hơn ba tuần. Ho không thể ngủ được. Sốt cao hơn 100.4 F (380C). Đờm đổi màu. Ho ra máu. Ho kết hợp thở khò khè và khó thở. Theo Mayoclinic
4 cách giúp lá gan khỏe mạnh hơn

4 cách giúp lá gan khỏe mạnh hơn

Gan là cửa ngõ của cơ thể có chức năng điều hòa và giải độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy mà với lá gan khỏe mạnh sẽ giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Vậy thì làm thế nào để cơ thể có lá gan khỏe mạnh hơn. Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu 4 cách giúp lá gan khỏe mạnh hơn. 4 cách giúp lá gan khỏe mạnh. 1. Sử dụng thảo dược: Thảo dược được sử dụng rất nhiều trong dân gian để bồi bổ cơ thể và có rất nhiều bài thuốc khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần phải tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế trước khi sử dụng thảo dược để bồi bổ gan: Vị thuốc bổ đắng (Bitters) Bồ công anh. Vị thuốc bổ đắng đắng được thừa nhận rộng rãi rằng có tác dụng tốt trên đường tiêu hóa. Chúng có tác dụng giải độc gan bằng cách giúp gan hấp thu chất dinh dưỡng và thanh lọc các chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra chúng còn có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cân bằng cơ thể. Bài thuốc thường được sử dụng là kết hợp giữa: nhân sâm, nghệ, bồ công anh, cây hoàng liên, cây Hải cẩu vàng (goldenseal), Hoa long đởm (gentian), Cây xuyên tâm liên (chiretta), và / hoặc cây neem (xuất xứ Ấn Độ). Cách sử dụng: lấy 1 lượng nhỏ cho vào ấm để pha lấy trà uống trong vòng 30p để giúp bổ gan, hỗ trợ chức năng gan và giải độc gan hiệu quả.   Thuốc nhuận tràng: Việc nhuận tràng, tẩy xổ cũng có thể giúp loại bỏ độc tốt gan do nếu còn tồn tại độc tố ở gan thì rất có thể chất độc đó sẽ được hấp thu vào gan và gây ảnh hưởng đến gan. Chất nhuận tràng nhẹ thường được sử dụng ở đây là cây psyllium do chúng có tác dụng nhẹ nhàng và khá an toàn nên có thể sử dụng được hàng ngày trong thời gian dài. Psyllium. Cách dùng: Cho 1 thìa cafe thuốc vào cốc rồi thêm 1/3 cốc nước và uống trước ăn 30p hoặc sau ăn 2h. 2. Thuốc bổ gan: Cây kế sữa. Cây kế sữa (Milk thistle) đã trở thành loại thuốc bổ gan nổi tiếng nhất hiện nay. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của nó trong việc đảo ngược những tổn thương trên gan do chất hóa học gây ra và ngăn ngừa nhiễm độc gan trong quá trình hóa trị. Hơn thế nữa do cây kế sữa được xem xét là không có độc tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài để hỗ trợ chức năng gan. 3. Ăn chay: Ăn chay. Gan là cơ quan có khả năng hồi phục, chính vì vậy mà chúng có thể tự tái tạo nếu như giảm được gánh nặng làm việc cho gan. Mỗi khi chúng ta ăn vào thì gan lại phải làm việc với việc hấp thu chất dinh dưỡng và những chất có thể trở thành độc để để loại ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy việc ăn chay từ 1-3 bữa/ tuần sẽ giúp gan giảm được tần suất hoạt động và có thời gian phục hồi giúp khỏe mạnh hơn. 4. Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống. Lối sống có tác động lớn tới việc sức khỏe của cơ thể nói chung cũng như của gan nói riêng: Ăn thực phẩm "sạch" và không nên ăn quá nhiều vì có thể trở thành gánh nặng cho gan. Chế độ ăn nhiều chất xơ, hoa quả và ngũ cốc, uống nhiều nước trái cây, sinh tố Tránh tiếp xúc với hóa chất. Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện. Sử dụng vị thuốc bổ đắng cũng như các thuốc bổ gan giải độc gan tốt để có thể giúp gan khỏe mạnh hơn. Hãy dành thời gian để hít thở sâu, thư giãn, ngồi thiền để giải Stress vì stress có thể ảnh hưởng tới gan. Tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe và chống béo phì gây gan nhiễm mỡ.
Triệu chứng của rối loạn ăn uống vô độ Binge eating

Triệu chứng của rối loạn ăn uống vô độ Binge eating

Ăn uống vô độ Binge eating được biết đến như là 1 trong 3 dạng rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ và trẻ vị thành niên. Rối loạn ăn uống binge eating. Cùng quầy thuốc tìm hiểu về các triệu chứng của chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge eating). Trong các bệnh nhân mắc chứng này thì hầu hết họ đều có tình trạng ăn uống quá nhiều trong mọi lúc có thể, và nhiều người cho rằng họ thường ăn nhiều hơn mức họ cần thiết. Tuy nhiên thì việc ăn uống quá nhiều cũng không đồng nghĩa với việc mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge eating). Và hầu hết những người mắc chứng này thường có các triệu chứng dưới đây: Thường xuyên ăn lượng nhiều những thực phẩm được coi là bất thường. Có cảm giác thường xuyên không thể kiểm soát được mình ăn những gì và ăn bao nhiêu. Ăn nhanh hơn nhiều so với bình thường. Ăn cho đến khi cảm thấy đầy không chịu được nữa. Ăn một lượng lớn thực phẩm, ngay cả khi cơ thể không hề đói. Ăn một mình mà không hề ngượng ngùng. Cảm giác ghê tởm, trầm cảm, hoặc cảm giác tội lỗi sau khi ăn quá nhiều. Trọng lượng cơ thể biến động bất thường. Cảm giác tự trọng thấp. Mất ham muốn tình dục. Thường xuyên ăn kiêng. Nếu bạn nhận thấy rằng con em mình đang có những triệu chứng trên thì hãy nên đưa đến bác sĩ khám để có thể kiểm tra và được tư vấn cụ thể về tình trạng của bệnh.
Các loại rối loạn ăn uống và nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống

Các loại rối loạn ăn uống và nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống

Tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển cơ thể là vấn rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng. Cùng quaythuoc tìm hiểu về tình trạng rối loạn ăn uống nhé. Rối loạn ăn uống. Hiện nay có 3 loại rối loạn ăn uống chính là: Trẻ biếng ăn (Anorexia): Tình trạng trẻ nhất quyết không chịu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và sợ hãi việc sẽ trở nên béo 1 cách hết sức vô lý Chứng háu ăn (Bulimia): Là tình trạng trẻ ăn uống không thể kiểm soát, ăn quá nhiều nhưng sau đó giảm cân bằng cách nôn ra hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng. Ăn uống vô độ (Binge eating): Là tình trạng mà một đứa trẻ ăn uống theo kiểu nhồi nhét nhưng khác với chứng háu ăn Bulimia thì những đứa trẻ này lại không có động thái muốn giảm cân bằng cách nào. Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên thì chứng rối loạn ăn uống có thể đan xen, chồng chéo nhau. Ví dụ như chúng có thể luân phiên giữa giai đoạn biếng ăn và háu ăn (Bulimia) Ở trẻ em và thanh thiếu niên, rối loạn ăn uống có thể chồng chéo lên nhau. Ví dụ, một số trẻ em luân phiên giữa các giai đoạn biếng ăn và háu ăn. Căn bệnh rối loạn ăn uống này thường phát triển đối với trẻ nhỏ và những trẻ đang tuổi trưởng thành. Theo thống kê thì có 5-15% là những người bị chứng biếng ăn hoặc Bulimia ở nam giới. Vậy thì nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống là gì? Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào làm sáng tỏ được nguyên nhân thực sự của vấn đề rối loạn ăn uống này. Có những giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố sinh học, hành vi và xã hội gây nên. Ví dụ: 1 số trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nghĩ rằng việc nhẹ cân sẽ khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn ăn uống phải đấu tranh với một hoặc nhiều hơn các vấn đề sau đây: Phiền muộn Sợ bị béo phì Cảm giác bất lực Cảm thấy bơ vơ lạc lõng Và để có thể giải quyết những vấn đề đó chúng lựa chọn thói quen ăn uống rất có hại đến sức khỏe. Và chùng thường đi kèm với vấn đề tâm lý như: Rối loạn lo âu Phiền muộn Lạm dụng thuốc Sự nguy hiểm của chứng rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về thể chất nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Và nếu không được điều trị sớm có thể sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy hãy đưa con đi khám ngay khi phát hiện ra vấn đề để được các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh và cách điều trị hợp lý.
Tổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa

Tổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa

Cùng quầy thuốc tìm hiểu về bệnh nấm đường tiêu hóa nhé Nấm candida ở miệng của trẻ em. 1. Định nghĩa Nấm tiêu hóa là tình trạng 1 hay nhiều bộ phận cơ thể của đường tiêu hóa nhiễm nấm, thường là loại nấm Candida gây ra.  2. Nguyên nhân Nguyên nhân nấm tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng tiêu hóa hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS do virus HIV gây ra nấm miệng và thực quản. 3. Tỷ lệ Nấm rất phổ biến trong tự nhiên và có thể tồn tại ở mọi nơi: không khí, đất, chất liệu mục nát. Trong đó thì nấm Candida, Aspergillus là những loại nấm chiếm tỉ lệ cao nhất. 4. Các yếu tố nguy cơ chính gây xâm lấn:  Tình trạng suy giảm miễn dịch như HIV / AIDS Những người giảm bạch cầu từ một khối u ác tính huyết học cơ bản hoặc từ phác đồ điều trị gây độc tế bào Bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid kéo dài. 5. Các triệu chứng Các triệu chứng của bệnh nấm đường tiêu hóa là: Khó nuốt, ăn uống khó khăn. Đau khi nuốt. Rối loạn vận động ruột. 6. Chẩn đoán Việc chẩn đoán bệnh nấm tiêu hóa được thực hiện với sự giúp đỡ của một đánh giá huyết thanh làm nổi bật sự hiện diện của kháng thể chống lại các loại nấm. Tuy nhiên, việc giải thích của phân tích này là rất khó, vì nấm là đã hiện diện tự nhiên trong cơ thể. 7. Điều trị Việc xử lý các loại nấm gây bệnh tiêu hóa được dựa trên chế độ ăn uống phục hồi chức năng để khôi phục lại sự cân bằng đường ruột. Các thuốc: fluconazole đường uống. Nếu kích ứng có thể sử dụng amphotericin B tại chỗ 8. Phòng ngừa Để ngăn ngừa nấm tiêu hóa, người ta phải phấn đấu để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Với người suy giảm miễn dịch, duy trì khả năng miễn dịch cao nhất có thể ngăn ngừa sự phát sinh bệnh của Candida.
Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa

Cách chẩn đoán chính xác bệnh viêm ruột thừa bằng các xét nghiệm tại bệnh viện bạn nên quan tâm để chẩn đoán xác định bệnh viêm ruột thừa Xét nghiệm CBC Xét nghiệm Protein C-reactive (CRP) Xét nghiệm Gan và các xét nghiệm chức năng tuyến tụy Xét nghiệm nước tiểu (để phân biệt viêm ruột thừa từ các điều kiện đường tiết niệu) Xét nghiệm Beta-hCG trong nước tiểu (để phân biệt viêm ruột thừa từ khi mang thai ngoài tử cung sớm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) Xét nghiệm axit 5-hydroxyindoleacetic (5-HIAA) trong nước tiểu. Hình ảnh siêu âm ruột thừa. 1. CBC: WBC tăng > 10.500 tế bào / ml: 80-85% người trưởng thành với viêm ruột thừa Tăng bạch cầu trung > 75-78% bệnh nhân Ít hơn 4% bệnh nhân viêm ruột thừa có WBC thấp hơn 10.500 tế bào / ml và bạch cầu trung tính ít hơn 75% Lưu ý: Ở trẻ sơ sinh và người già, thì chỉ số WBC không đang tín cậy do có thể không xảy ra phản ứng viêm. Ở phụ nữ mang thai, tăng số lượng bạch cầu sinh lý CBC không có ý nghĩa cho việc chẩn đoán viêm ruột thừa. 2. Protein C-reactive Mức CRP> 1 mg / dL là phổ biến ở các bệnh nhân viêm ruột thừa Mức độ CRP tăng cao, kèm theo tăng bạch cầu và bạch cầu trung tính ở những bệnh nhân viêm ruột thừa tiến triển hoại tử. Ở người lớn, người đã có triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ, một mức độ CRP bình thường thì chắc chắn đến 97-100% âm tính đối với viêm ruột thừa. 3. 5-HIAA trong nước tiểu: Mức HIAA tăng đáng kể trong viêm ruột thừa cấp tính và giảm trong các ca viêm hoại tử ruột thừa. Do đó, giảm 5-HIAA có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của thủng ruột thừa. 4. Chụp CT CT ổ bụng là xét nghiệm quan trọng để đánh giá và chẩn đoán xác định bệnh viêm ruột thừa. CT bụng  CT với chất cản quang đường uống hoặc đường trực tràng Gastrografin enema đã trở thành việc nghiên cứu hình ảnh quan trọng nhất trong việc đánh giá bệnh nhân có bệnh không điển hình của viêm ruột thừa Đối với trẻ em thì CT bụng liều thấp là thích hợp do chúng chịu ảnh hưởng của tia bức xạ do CT gây ra. 5. Siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng thì an toàn hơn so với sử dụng CT ổ bụng để chẩn đoán cho bệnh viêm ruột thừa.  Đối với trẻ em thì, American College of Physicians (ACEP) khuyến cáo nên siêu âm để chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa nhưng trong trường hợp cấp tính ACEP khuyến cáo nên sử dụng biện pháp CT ổ bụng. Tình trạng viêm ruột thừa không thể quan sát rõ ràng với những hình ảnh của máy siêu âm.  Siêu âm âm đạo hữu ích cho chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 6. Nghiên cứu hình ảnh khác X quang thận-niệu quản-bàng quang: không nhạy cảm, không đặc hiệu, và chi phí không tối ưu. Thụt rửa Bari: Về cơ bản là không có vai trò trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp Quét phóng xạ: Sự hấp thu các nguyên tố phóng xạ có  thể chẩn đoán viêm ruột thừa. MRI: Hữu ích trên bệnh nhân có thai.
Cách chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm ruột thừa

Cách chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa - một căn bệnh đứng hàng đầu trong số các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hiện nay.  Riêng tỷ lệ phẫu thuật cắt ruột thừa (RT) chiếm khoảng 30 - 40% các phẫu thuật cắp cứu ổ bụng.  Bệnh viêm ruột thừa. 1. Vậy làm thế nào là chẩn đoán viêm ruột thừa? Với tình trạng viêm ruột thừa thì thông thường bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau bụng ở góc phần tư phía dưới bên phải ổ bụng. Tình trạng đau tùy thuộc vào mỗi cá nhân khác nhau, với phụ nữa mang thai thì đau sẽ quằn quại hơn. Nếu tình trạng vỡ ruột thừa thì bụng sẽ cứng và sưng lên. Và khi đó bệnh nhân cần được đi cấp cứu ngay lập tức nếu chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để chẩn đoán chính xác các bác sĩ cần thực hiện 1 vài xét nghiệm: Xét nghiệm nước tiểu: có thể loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu hay thận đá. Khám phụ khoa: có thể chắc chắn rằng phụ nữ không có vấn đề sinh sản. Họ cũng có thể loại trừ nhiễm trùng vùng chậu khác. Thử thai: có thể loại trừ nghi ngờ mang thai ngoài tử cung. X-quang, siêu âm, hoặc CT scan vùng bụng: Hình ảnh vùng bụng có thể xác định bạn có bị áp xe hoặc các biến chứng khác.  X-quang ngực: có thể loại trừ ngay dưới thùy phổi. Điều này đôi khi có những triệu chứng giống như viêm ruột thừa. 2. Phương pháp điều trị viêm ruột thừa:  Phác đồ điều trị viêm ruột thừa rất đa dạng và phong phú.  1 số ít trường hợp có thể điều trị được viêm ruột thừa mà không cần phẫu thuật bằng cách sử dụng kháng sinh và 1 chế độ ăn toàn chất lỏng. Hầu hết các ca viêm ruột thừa đều điều trị bằng cách phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa. Tuy nhiên thì cách thức phẫu thuật lại tùy vào cơ sở vật chất của cơ sở y tế và trường hợp của mỗi người. Nếu bạn có áp xe và không bị vỡ, trước tiên bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Áp xe của bạn sau đó sẽ được tiêu với một ống đặt thông qua da bạn. Phẫu thuật sẽ loại bỏ ruột thừa sau khi áp xe của bạn đã được xử lý. Nếu bạn bị vỡ áp-xe hoặc ruột thừa, phải phẫu thuật ngay lập tức. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được gọi là cắt ruột thừa. Có thể thực hiện phẫu thuật bằng phẫu thuật mở (xâm lấn) hoặc phẫu thuật nội soi(ít xâm lấn). Mổ nội soi viêm ruột thừa. Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn và thời gian phục hồi ngắn hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật mở có thể là cần thiết nếu bạn có một ổ áp-xe hoặc viêm phúc mạc. 3. Cách ngăn ngừa viêm ruột thừa Viêm ruột thừa không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nó là ít xảy ra hơn ở những người có chế độ ăn giàu chất xơ. Tức là chế độ ăn có chứa nhiều trái cây tươi và rau quả. Hãy đi cấp cứu ngay lập tức nếu nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa. Nó có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.  
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm ruột thừa

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm ruột thừa

1. Viêm ruột thừa là gì? Ruột thừa là là 1 đoạn ruột nhỏ dài bằng ngón tay ở trong góc phân tư phía dưới bên phải của ổ bụng. Mục đích của ruột thừa đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là tình trạng viêm mang tính chất cấp tính hoặc mạn tính của ruột thừa trong cơ thể. Tình trạng cấp cứu bệnh viện do viêm ruột thừa tại Mỹ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số ca cấp cứu. Ước tính hàng năm có trên 250.000 ca bệnh viêm ruột thừa.  Bệnh viêm ruột thừa thường xảy ra nhiều ở tuổi 10-30 và tình trạng cấp cứu ở nam giới phổ biến hơn so với nữ giới. Bệnh viêm ruột thừa khá là nghiêm trọng do có thể dẫn tới tình trạng viêm nội tạng cơ thể dẫn tới tử vong nhanh chóng. 2. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa? Theo các nhà khoa học thì tình trạng viêm ruột thừa là do có sự tắc nghẽn toàn phần hoặc một phần tại ruột thừa dẫn tới tình trạng viêm nhiễm tại đây là phải đi cấp cứu để phẩu thuật khẩn cấp. Các nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn: Tích tụ phân ở đại tràng Nang bạch huyết mở rộng Giun Vết thương Khối u Và khi tình trạng tắc nghẽn này xảy ra thì đó là cơ hội để các vi khuẩn tăng lên ở nội tạng của bệnh nhân và dẫn tới viêm nhiễm nội tạng. Nếu quá trình này xảy ra lâu mà không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn nặng và điều trị khá khó khăn Đặc biệt: Nếu vỡ ruột thừa thì đây là tình trạng cấp cứu y tế nguy hiểm dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. 3. Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa là gì? Các triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm: Đau quặn bụng phía dưới bên phải Ăn mất ngon Buồn nôn Nôn Tiêu chảy Táo bón Sưng bụng Sốt nhẹ Cảm giác tốt hơn khi mà đại tiện được. Khi xuất hiện những triệu chứng trên thì nên được đưa đi cấp cứu ngay. Trong vòng 24h thì rất ít tình trạng vỡ xảy ra nhưng nếu sau thời gian 48h thì đến 80% xảy ra tình trạng vỡ ruột thừa. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với bệnh nhân đặc biệt trẻ sơ sinh và người cao tuổi.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh loạn khuẩn ruột non

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh loạn khuẩn ruột non

Loạn khuẩn ruột hay tình trạng tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột là một bệnh thường xảy ra hiện nay. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu Tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non là gì? Ruột non là một phần của hệ thống tiêu hóa kết nối dạ dày với ruột già hoặc ruột kết. Mục đích chính của ruột non là để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn vào cơ thể. Ruột non được chia thành ba phần: phần tá tràng (mà thực phẩm từ dạ dày chảy vào), hỗng tràng và hồi tràng (mà đổ thức ăn không tiêu vào ruột già hoặc ruột kết). Toàn bộ đường tiêu hóa, bao gồm cả ruột non, thông thường có chứa vi khuẩn. Số lượng vi khuẩn ở đại tràng rất lớn nhưng vẫn thấp hơn nhiều trong ruột non. Ngoài ra, các loại vi khuẩn trong ruột non cũng khác so với vi khuẩn trong ruột già. Tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non là tình trạng trong ruột non lượng vi khuẩn đột nhiên xuất hiện quá lớn, trong khi các loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột non đều giống như vi khuẩn tìm thấy trong ruột kết. Tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non còn được gọi là hội chứng ruột non phát triển quá mức của vi khuẩn (SBBOS). Nguyên nhân gây tăng quá mức vi khuẩn trí ở ruột non? Đường tiêu hóa là một ống cơ liên tục để tiêu hóa thức ăn di chuyển dọc trên đường tới đại tràng. Thông thường, các hoạt động phối hợp của các cơ của dạ dày và ruột non đẩy thức ăn từ dạ dày, qua ruột non và vào ruột già. Hoạt động co bóp này cũng quét vi khuẩn ra khỏi ruột non và hạn chế số lượng vi khuẩn trong ruột non. Tuy nhiên, khi có 1 điều kiện nào đó cản trở sự hoạt động bình thường trong ruột non, điều này có thể dẫn đến SIBO, bằng cách cho phép các vi khuẩn ở lại lâu hơn và nhân lên trong ruột non. Việc thiếu các hoạt động của cơ bình thường cũng có thể cho phép vi khuẩn lan truyền ngược trở lại từ đại tràng và vào ruột non. Yếu tố làm tăng nguy cơ SIBO Bệnh thần kinh và cơ bắp có thể làm thay đổi hoạt động bình thường của các cơ ruột. Đái tháo đường thường thiệt hại các dây thần kinh điều khiển các cơ bắp ruột. Thiệt hại Xơ cứng bì các cơ ruột trực tiếp. Trong cả hai trường hợp, hoạt động của cơ bất thường ở ruột non cho phép SIBO phát triển. Tắc nghẽn một phần hoặc không liên tục của ruột non có thể gây trở ngại cho việc vận chuyển thức ăn và vi khuẩn qua ruột non và có thể dẫn đến SIBO. Nguyên nhân gây tắc nghẽn dẫn đến SIBO bao gồm dính - hay sẹo - từ phẫu thuật trước đó và bệnh Crohn. Diverticuli (túi nhỏ) của ruột non mà cho phép vi khuẩn nhân lên bên trong diverticuli. Triệu chứng phát triển quá mức các vi khuẩn đường ruột non là gì? Các triệu chứng của SIBO bao gồm: Dư thừa wind. Đầy hơi bụng và trướng Bệnh tiêu chảy Táo bón Đau bụng Khi phát triển quá mức nghiêm trọng và kéo dài, các vi khuẩn có thể gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể phát triển. Bệnh nhân cũng có thể giảm cân. Bệnh nhân có SIBO đôi khi cũng báo cáo các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Các triệu chứng của SIBO có xu hướng là mãn tính. Một bệnh nhân điển hình với SIBO có thể gặp các triệu chứng biến động ở cường độ theo tháng, năm hoặc vài chục năm trước khi chẩn đoán được thực hiện.
5 sai lầm bệnh nhân bị bệnh Crohn rất dễ mắc phải

5 sai lầm bệnh nhân bị bệnh Crohn rất dễ mắc phải

Bệnh Crohn là một bệnh viêm đường ruột mạn tính gây cho bệnh nhân rất nhiều khó chịu và phiền toái. Cùng tìm hiểu định nghĩa bệnh Crohn và các dấu hiệu bệnh Crohn tại Bệnh Crohn là gì và những dấu hiệu nhận biết bệnh Crohn Và đôi khi chỉ cần để ý 1 chút những vấn đề hết sức bình thường là bạn có thể ngăn chặn được việc bùng phát bệnh Crohn. Dưới đây là 5 sai lầm bệnh nhân bị bệnh Crohn rất dễ mắc phải: Sai lầm thứ 1: Không lựa chọn đúng "chuyên gia" Crohn là một bệnh phức tạp, và các phương pháp điều trị luôn luôn thay đổi. Vậy để được điều trị tốt nhất thì các bạn nên tìm đến những chuyên gia về tiêu hóa đã có kinh nghiệm điều trị bệnh Crohn. Bởi vì việc điều trị bệnh Crohn rất dễ thất bại.  Sai lầm thứ 2: Bạn không hề Stick Với kế hoạch điều trị của bạn Điều trị bệnh Crohn cần có 1 chiến lược điều trị dài hạn. Không được ngừng sử dụng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng bệnh giảm thậm chí là không còn. Đã có khá nhiều bệnh nhân khi sử dụng thuốc thấy thuyên giảm bệnh và ngưng sử dụng. Và đó là những quyết định sai lầm. Việc dùng thuốc như vậy có thể dẫn tới các biến chứng của bệnh Crohn. Chính vì vậy bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị dài ngày của các bác sĩ nếu không muốn việc thất bại trong điều trị. Sai lầm thứ 3: Chế độ ăn uống không đúng Với bệnh nhân bị bệnh Crohn thì việc lựa chọn 1 chế độ ăn uống hợp lý tác động lớn đến tình trạng của bệnh thế nào. Và để thiết lập được chế độ ăn uống phù hợp với từng cá nhân thì mỗi người phải áp dụng quy tắc "thử và sai". Chúng ta cần thử để biết thực phẩm đó tác động lên tình trạng bệnh như thế nào? Nếu tác động xấu thì ta sẽ loại bỏ và xây dựng dần dần chế độ cho mình bằng 1 quyển note về thực phẩm. Một lưu ý khác là với các bệnh nhân bị Crohn thì việc hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin là khá kém chính vì vậy mà nên bổ sung vitamin, khoáng từ thuốc. Sai lầm thứ 4: Bạn không giữ liên lạc với bác sĩ điều trị Nên gặp các bác sĩ điều trị thường xuyên để trao đổi về tình trạng bệnh để bác sĩ theo dõi tốt được tình trạng bệnh và thay đổi phác đồ nếu cần thiết.  Một vài loại thuốc được sử dụng như: ức chế miễn dịch và các loại thuốc sinh học cần phải theo dõi thường xuyên vì nó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dùng. Sai lầm thứ 5: Bạn hút thuốc Với bệnh nhân Crohn, điều tốt nhất đối với bệnh nhân là khuyên từ bỏ thói quen để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân. Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn mà còn tăng nguy cơ bùng phát bệnh Crohn. Thêm vào đó cai thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và các bệnh nguy hiểm khác do thuốc lá gây ra. Hãy lưu ý và điều chỉnh cho hợp lý các vấn đề trên để có thể điều trị tốt bệnh Crohn!
Bệnh Crohn là gì và những dấu hiệu nhận biết bệnh Crohn

Bệnh Crohn là gì và những dấu hiệu nhận biết bệnh Crohn

Khái niệm bệnh Crohn hiện nay còn khá là mới mẻ đối với nhiều người ở Việt Nam. Tuy nhiên thì bệnh gần đây đang trở nên khá phổ biến. Bệnh Crohn là gì? Bệnh Crohn lần đầu tiên được phát hiện năm 1932 bởi tiến sĩ  Burrill B. Crohn và đồng nghiệp là tiến sĩ Leon Ginzburg và Tiến sĩ Gordon D. Oppenheimer. Chính vì vậy mà sau này được gọi là bệnh Crohn như chúng ta vẫn gọi ngày nay. Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh Inflammatory Bowel Diseases (IBD) là một bệnh viêm đường ruột mạn tính. Và chúng ta cần biết rằng bệnh Crohn khác với bệnh viêm đại tràng. Và viêm đại tràng chỉ là 1 dạng khác của bệnh viêm ruột mạn (IBD). So sánh vị trí bệnh crohn và viêm đại tràng. Các triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau, nhưng các vị trí bị ảnh hưởng ở trên đường tiêu hóa là khác nhau. Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non (hồi tràng) và đoạn đầu của đại tràng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đoạn nào của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Viêm loét đại tràng thì lại chỉ được giới hạn cho đại tràng, còn được gọi là ruột già. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn: Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường ruột. Trong khi các triệu chứng trên các bệnh nhân khác nhau là rất đa dạng và khác.  Các triệu chứng liên quan đến viêm đường tiêu hóa: Tiêu chảy dai dẳng Chảy máu trực tràng Nhu cầu cấp thiết để di chuyển ruột Đau bụng và đau Nhạy cảm với thụt rửa Táo bón (có thể dẫn đến tắc ruột) Triệu chứng chung có thể liên quan đến IBD: Sốt Ăn mất ngon Giảm Cân Mệt mỏi Đổ mồ hôi đêm Kinh nguyệt không đều Khi bạn nghĩ rằng mình đang có dấu hiệu của bệnh Crohn thì cần phải đi gặp bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán chính xác mới có thể kết luận là bị bệnh Crohn. Những người bị Crohn thường ăn không ngon và tụt cân khá nhanh, cơ thể mệt mỏi và không có năng lượng. Ở trẻ em, bệnh Crohn có thể làm phát triển và tăng trưởng chậm. Và khi điều trị bệnh Crohn các bạn cần lưu để có thể điều trị được tốt nhất 5 sai lầm bệnh nhân bị bệnh Crohn rất dễ mắc phải Chúc các bạn sớm điều trị được dứt điểm tình trạng bệnh Crohn.
Nguyên nhân và cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân và cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa - một thuật ngữ để chỉ những sự việc bất thường xảy ra trong bộ máy tiêu hóa của mỗi cơ thể như: đau bụng, vấn đề tiêu chảy nho nhỏ hoặc dẫn tới chán ăn,... Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân và có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như triệu chứng và phân loại để xác định xem có phải là tình trạng bệnh lý hay không? Rối loạn tiêu hóa. 1. Rối loạn tiêu hóa bệnh lý Những dấu hiệu như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy nho nhỏ hoặc táo bón, ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ là những dấu hiệu cơ bản của bệnh rối loạn tiêu hóa Ngoài ra chúng ta còn có thể phát hiện ra vấn đề với những triệu chứng rõ ràng hơn cho từng bệnh như:  Với bệnh loét dạ dày - tá tràng: đau theo chu kì, ợ hơi, ợ chua và có tình trạng đau khi no hoặc khi đói. Bệnh loét dạ dày và tá tràng thì cơn đau mang tính chất quằn quại và đau cảm giác nóng ran trong ruột do acid dịch vị tác động lên thành của chỗ loét gây đau. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính: Khi mới bắt đầu thì cơn đau ở vùng thượng vị và rốn mức độ vừa phải và không có thay đổi gì dù tác động thế nào. Sau 1-12h trở đi thì cơn đau chuyển sang hố chậu phải và cùng với đó là tình trạng buồn nôn, nôn, bí tiện. Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu: Đau bụng quằn quại hoặc âm ỉ mà không rõ nguyên nhân dù có xét nghiệm máu, nước tiểu,... Với tình trạng sỏi tiết niệu thì đau thường xuyên ra phần lưng nên các bạn có thể thấy các bệnh nhân này thường có động thái tay chống lưng sẽ có thể đỡ đau. Viêm đại tràng: Thường đau bụng ở mạn sườn trái hoặc phải và rất dễ nhầm với đau dạ dày hoặc tá tràng. Chính vì vậy cần xác định và loại bỏ các nguyên nhân nhanh nhất có thể. 2. Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý Tình trạng rối loạn tiêu hóa trong xã hội hiện đại ngày càng phổ biến. Nói là hiện đại hơn "ngày xưa" và sạch sẽ hơn nhưng tỉ lệ rối loạn tiêu hóa lại ngày càng cao. Nguyên nhân:  Chế độ ăn uống không phù hợp với đường tiêu hóa của mọi người cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa: phân lỏng, đi ngoài mùi tanh và phân sống. Loạn khuẩn ruột: Do dùng kháng sinh quá mức, 1 yếu tố nguy cơ nào đó làm mất cân bằng vi khuẩn trí trong ruột dẫn tới tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống, đau bụng không thường xuyên. Để biết chính xác bạn có bị tình trạng loạn khuẩn ruột hay không thì chỉ cần xét nghiệm vi sinh để có thể điều trị được bệnh bằng cách bổ sung các vi khuẩn trí cho phù hợp. 3. Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Với rối loạn bệnh lý: Nên đi khám các bác sĩ để xét nghiệm chính xác nguyên nhân và mức độ để có thể được phác đồ điều trị cho chuẩn xác.  Với rối loạn sinh lý: Khi dùng quá nhiều Kháng sinh thì nên dùng kèm với men vi sinh để có thể cân bằng lại vi khuẩn trí trong ruột tránh tình trạng loạn khuẩn ruột. Với đường tiêu hóa có vấn đề về vi khuẩn trí cần đi xét nghiệm để bổ sung vi khuẩn trí cho phù hợp với từng người. Ăn uống cẩn thận tránh các thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ