4 cách giúp lá gan khỏe mạnh hơn
Gan là cửa ngõ của cơ thể có chức năng điều hòa và giải độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy mà với lá gan khỏe mạnh sẽ giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Vậy thì làm thế nào để cơ thể có lá gan khỏe mạnh hơn. Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu 4 cách giúp lá gan khỏe mạnh hơn.
4 cách giúp lá gan khỏe mạnh.
1. Sử dụng thảo dược:
Thảo dược được sử dụng rất nhiều trong dân gian để bồi bổ cơ thể và có rất nhiều bài thuốc khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần phải tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế trước khi sử dụng thảo dược để bồi bổ gan:
- Vị thuốc bổ đắng (Bitters)
Bồ công anh.
- Vị thuốc bổ đắng đắng được thừa nhận rộng rãi rằng có tác dụng tốt trên đường tiêu hóa. Chúng có tác dụng giải độc gan bằng cách giúp gan hấp thu chất dinh dưỡng và thanh lọc các chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra chúng còn có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp cân bằng cơ thể.
- Bài thuốc thường được sử dụng là kết hợp giữa: nhân sâm, nghệ, bồ công anh, cây hoàng liên, cây Hải cẩu vàng (goldenseal), Hoa long đởm (gentian), Cây xuyên tâm liên (chiretta), và / hoặc cây neem (xuất xứ Ấn Độ).
- Cách sử dụng: lấy 1 lượng nhỏ cho vào ấm để pha lấy trà uống trong vòng 30p để giúp bổ gan, hỗ trợ chức năng gan và giải độc gan hiệu quả.
- Thuốc nhuận tràng:
- Việc nhuận tràng, tẩy xổ cũng có thể giúp loại bỏ độc tốt gan do nếu còn tồn tại độc tố ở gan thì rất có thể chất độc đó sẽ được hấp thu vào gan và gây ảnh hưởng đến gan.
- Chất nhuận tràng nhẹ thường được sử dụng ở đây là cây psyllium do chúng có tác dụng nhẹ nhàng và khá an toàn nên có thể sử dụng được hàng ngày trong thời gian dài.
Psyllium.
- Cách dùng: Cho 1 thìa cafe thuốc vào cốc rồi thêm 1/3 cốc nước và uống trước ăn 30p hoặc sau ăn 2h.
2. Thuốc bổ gan:
Cây kế sữa.
- Cây kế sữa (Milk thistle) đã trở thành loại thuốc bổ gan nổi tiếng nhất hiện nay. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của nó trong việc đảo ngược những tổn thương trên gan do chất hóa học gây ra và ngăn ngừa nhiễm độc gan trong quá trình hóa trị. Hơn thế nữa do cây kế sữa được xem xét là không có độc tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài để hỗ trợ chức năng gan.
3. Ăn chay:
Ăn chay.
- Gan là cơ quan có khả năng hồi phục, chính vì vậy mà chúng có thể tự tái tạo nếu như giảm được gánh nặng làm việc cho gan. Mỗi khi chúng ta ăn vào thì gan lại phải làm việc với việc hấp thu chất dinh dưỡng và những chất có thể trở thành độc để để loại ra ngoài cơ thể.
- Chính vì vậy việc ăn chay từ 1-3 bữa/ tuần sẽ giúp gan giảm được tần suất hoạt động và có thời gian phục hồi giúp khỏe mạnh hơn.
4. Thay đổi lối sống:
Thay đổi lối sống.
- Lối sống có tác động lớn tới việc sức khỏe của cơ thể nói chung cũng như của gan nói riêng:
- Ăn thực phẩm "sạch" và không nên ăn quá nhiều vì có thể trở thành gánh nặng cho gan.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ, hoa quả và ngũ cốc, uống nhiều nước trái cây, sinh tố
- Tránh tiếp xúc với hóa chất.
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện.
- Sử dụng vị thuốc bổ đắng cũng như các thuốc bổ gan giải độc gan tốt để có thể giúp gan khỏe mạnh hơn.
- Hãy dành thời gian để hít thở sâu, thư giãn, ngồi thiền để giải Stress vì stress có thể ảnh hưởng tới gan.
- Tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe và chống béo phì gây gan nhiễm mỡ.
Triệu chứng của rối loạn ăn uống vô độ Binge eating
Ăn uống vô độ (Binge eating) được biết đến như là 1 trong 3 dạng rối loạn ăn uống thường xảy ra ở trẻ và trẻ vị thành niên.
Chi tiếtCác loại rối loạn ăn uống và nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống
Tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển cơ thể là vấn rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng
Chi tiếtTổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa
Cùng quầy thuốc tìm hiểu về nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị của bệnh nấm đường tiêu hóa nhé
Chi tiếtCác xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa
Cách chẩn đoán chính xác bệnh viêm ruột thừa bằng các xét nghiệm tại bệnh viện bạn nên quan tâm để chẩn đoán xác định bệnh viêm ruột thừa
Chi tiếtCách chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa - một căn bệnh đứng hàng đầu trong số các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa hiện nay. Vậy làm thế nào là chẩn đoán viêm ruột thừa? Phương pháp điều trị và ngăn ngừa ra sao
Chi tiếtNguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm mang tính chất cấp tính hoặc mạn tính của ruột thừa trong cơ thể. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm ruột thừa
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này