Điểm mặt những bệnh da thường gặp sau mùa lũ
Bạn cũng đã biết những ngày qua miền Trung đang phải trải qua những ngày mưa lũ, úng lụt lớn nhất trong lịch sự, gây thiệt hại lớn về người và của. Đồng bào cả nước đang hướng về miền trung với cả tấm lòng và những sự sẻ chia về tinh thần và vật chất với mong muốn người dân miền trung nhanh chóng vượt qua ảnh hưởng của cơn bão nghiêm trọng này.
Sau mùa mưa bão, lũ lụt, như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, đặc biệt người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh đó chính là do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu. Một số bệnh da liễu thường gặp sau mùa mưa lũ:
1. Bệnh da nhiễm trùng
Một số bệnh da nhiễm trùng thường gặp vào mùa lũ đó là:
Nhiễm nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5. Vào mùa mưa lũ, người dầm nước lũ dễ gặp tình trạng nhiễm nấm kẽ ngón.
Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi vi nấm phát triển.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công
Bệnh ghẻ
Bệnh da gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục, …và ngứa rất nhiều về đêm, bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Tăng độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.
2. Viêm da tiếp xúc
Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay,.. Bệnh thường có biểu hiện là xuất hiện những vết dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh. Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.
3. Chấn thương da và mô mềm
Nước lũ ngập cao khiến người dân và lực lượng cứu hộ thường xuyên phải lội nước, khó quan sát được đường đi, điều này có thể ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn về chấn thương do tiếp xúc với các vật sắc nhọn (kim loại, thủy tinh,..), đá, các mối nguy hiểm về điện (đường dây điện rơi xuống).
Vì vậy các chấn thương ngoài ra và mô mềm rất hay gặp, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ là đường vào của các vi khuẩn, kí sinh trùng,.. gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết có nguy cơ tử vong.
4. Các bệnh về da khác
Ngoài ra, căng thẳng tâm lý rất thường gặp sau các đợt lũ lụt có thể dẫn đến, làm trầm trọng thêm và khởi phát các đợt bùng phát của các bệnh da đã có từ trước như: viêm da dị ứng, rụng tóc từng mảng và bệnh vẩy nến
Trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC):
Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày.
Mang các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải đi vùng vùng nước ngập.
Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở.
Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bệnh.
Trên đây là những bệnh da thường gặp sau mùa lũ, hãy tự chăm sóc sức khỏe của người thân cũng như chính bản thân thật tôi nhé!
Món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chắc hẳn ban đã biết, đã từ rất lâu trong dân gian đã có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc điều bổ những rối loạn về Âm Dương, Khí huyết trong cơ thể, qua đó giúp điều trị nhiều bệnh và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết tới những món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch để có thể nấu cho gia đình ăn giúp bồi bổ cơ thể cũng như bảo vệ sức khỏe.
Nhân sâm
Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy.
Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận tác dụng dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Món ăn, đồ uống từ nhân sâm:
Gà hầm sâm:
Nguyên liệu: 1 con gà con, 100g gạo nếp, 50g hạt sen, 2 củ nhân sâm tươi, 4 quả táo tàu, 10g gừng tươi, 10g cam thảo, 20 nhánh tỏi, 20 g hành lá, muối, hạt tiêu xay.
Cách làm: Gà đã làm thịt, được sơ chế sạch. Vo sạch gạo nếp đã chuẩn bị và ngâm gạo trong khoảng 1 giờ, sau đó nhồi một ít gạo vào bụng gà và cho thêm táo vào phần bên trong mình gà. Cho nước và các gia vị còn lại như gừng, hạt sen, cam thảo, tỏi… vào nồi để đun sôi khoảng 30 phút. Sau đó đem gà thả vào nồi nước đã đun sôi rồi hầm cho đến khi gà đủ độ chín.
Canh nhân sâm tuyết lê:
Nguyên liệu: Nhân sâm 6 g, lê trắng 1 quả, mộc nhĩ trắng 20 g, kỷ tử 12g, hạt sen 12g, đường phèn vừa đủ.
Cách làm: Ngâm hạt sen và mộc nhĩ trắng, sau đó đem mộc nhĩ trắng thái miếng. Lê gọt vỏ, thái thành miếng. Nhân sâm thái lát. Tất cả cho vào bát đậy nắp đem chưng cách thủy khoảng 2 giờ, cho thêm đường phèn vừa đủ.
Canh nhân sâm hạt sen:
Nguyên liệu: Nhân sâm 6g, hạt sen 12g.
Cách làm: Ngâm hạt sen và nhân sâm cho mềm rồi đem nhân sâm thái lát mỏng. Cho nhân sâm và hạt sen vào bát đậy nắp, hấp cách thủy một giờ. Sau đó, bắc ra cho đường phèn vừa đủ là có thể dùng được.
Rượu nhân sâm tươi:
Nguyên liệu: Nhân sâm tươi 1kg, rượu trắng (38-40 độ): 10 lít.
Cách làm: Nhân sâm rửa sạch xếp vào bình, đổ rượu ngập sâm. Sau khoảng 6 tháng là dùng được.
Hải sâm
Theo y học cổ truyền hải sâm có vị mặn, tính ấm đi vào các kinh tâm, tỳ, thận và phế. Có công năng bổ thận ích tinh, thêm tinh tủy, tráng dương, sát khuẩn, dưỡng huyết, nhuận táo, sử dụng trị mọi chứng hư lao như các chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần.
Một số nghiên cứu dược lý cho thấy hải sâm chứa một số hợp chất có lợi cho sức khỏe tổng thể như chất chống oxy hóa phenol và flavonoid, được chứng minh là làm giảm viêm trong cơ thể. Hải sâm cũng rất giàu các hợp chất gọi là triterpene glycoside, có đặc tính kháng nấm, chống ung thư và tăng cường miễn dịch.
Món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch từ hải sâm:
Cháo hải sâm:
Nguyên liệu: Hải sâm 30g, gạo nếp 100g.
Cách làm: Cho cả hai thứ ninh nhừ thành cháo nêm gia vị vừa miệng và ăn ngày 1 liều chia vài lần, cần ăn trong 5 - 7 ngày liền.
Hải sâm om nấm:
Nguyên liệu: 0,3kg hải sâm, 15g nấm đông cô, 1 củ tỏi, 12 cây cải chíp, 1 bát nước dùng gà, 2 thìa cà phê mì chính, 1 thìa cà phê đường kính, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu, bột đao, 1,5 thìa cà phê đường, dầu hào,
Cách làm:
Hải sâm đã làm sạch, cắt miếng vừa ăn.
Nấm đông cô ngâm nước, thái lát mỏng. Đặt chảo cho một ít dầu và tỏi đã bóc vỏ, giã nhỏ vào xào vàng. Sau đó cho nước dùng gà vào.
Cho tiếp nấm đông cô và hải sâm vào om. Bật lửa vừa phải và om khoảng 10 phút, sau đó nêm gia vị: mì chính, đường, hạt tiêu.
Cho cải chíp đã bỏ bớt lá vào. Cuối cùng cho một ít bột đao hòa nước vào để tạo độ sánh là dùng được.
Hải sâm hầm táo đỏ đảng sâm:
Nguyên liệu: Táo đỏ 10 quả, đảng sâm 10g, hải sâm 50g, nấm mèo 30g, cà rốt 100g, rượu 10ml, gừng 5g, muối 5g, hành 10g, nước luộc gà 300ml, dầu ăn 50g.
Cách làm: Táo đỏ bỏ hạt, nấm mèo, hải sâm ngâm cho nở, thái miếng, cà rốt thái khúc khoảng 4cm, hành thái khúc, gừng đập giập. Để chảo nóng rồi đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ hải sâm, rượu, muối, đảng sâm, táo đỏ, nấm mèo, cà rốt vào xào đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ hầm cho chín. Ngày ăn một lần, mỗi lần ăn 25g hải sâm.
Hoàng kỳ
Theo y học cổ truyền, hoàng kỳ có tác dụng bổ nguyên khí, tăng cường các chức năng của tạng phủ; bổ tỳ, vị. Có tác dụng giải độc, trị lở loét, giảm đau, hoạt huyết.
Hoàng kỳ còn chữa các bệnh về cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, thiếu máu, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, bệnh thận, bệnh đái tháo đường. Hoàng kỳ phòng ngừa bệnh ung thư bởi chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương.
Món ăn, bài thuốc từ hoàng kỳ:
Ngọc bình phong tán:
Thành phần: Hoàng kỳ 16g, bạch truật 12g, phòng phong 8g.
Cách dùng: Tán bột mịn trộn lẫn. Ngày uống 8-12g chia làm hai lần.
Tác dụng: Ích khí kiện tỳ, cố biểu chỉ hãn. Trên lâm sàng: Dùng để trị các chứng biểu hư, dễ cảm mạo, đối với người hay bị cảm mạo, dùng bài này có thể nâng cao sức khỏe.
Thập toàn đại bổ thang:
Thành phần: Đảng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g đương quy 12g, xuyên khung 12g, thục địa 16g, bạch thược 12g hoàng kỳ 10g, nhục quế 6g.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Bổ khí huyết, ôn thông kinh lạc.
Bổ trung ích khí thang:
Thành phần: Hoàng kỳ 16g, chích thảo 4g, thăng ma 6g, đảng sâm 12g, đương qui 12g, sài hồ 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g.
Cách dùng: Thang sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: chữa cơ thể vốn hư nhược dễ bị cảm mạo, mệt mỏi ra mồ hôi.
Canh gà hoàng kỳ:
Nguyên liệu: Gà 1 con, hoàng kỳ 10g, hạt sen 10g, kỷ tử 5g, táo đỏ 10g, dầu lạc 10g, muối 1g, gừng vài lát nhỏ, rượu trắng 10g.
Cách làm: Rửa sạch gà cho vào nồi, cho phần rượu trắng để rửa lại lần nữa. Tiếp theo, gà chặt miếng vừa ăn. Cho gà, hoàng kỳ, hạt sen vào nồi hầm cùng nhau trong khoảng 1 giờ cho mềm. Tiếp đến cho táo đỏ kỷ tử vào đun cùng khoảng 20 phút. Cuối cùng cho gia vị vừa ăn là được.
Cháo hoàng kỳ táo đỏ:
Nguyên liệu: Hoàng kỳ 10g, táo đỏ 3 quả, lúa mạch 100g.
Cách làm: Hoàng kỳ ninh nhừ trong 2 lần để lấy nước. Táo đỏ, lúa mạch rửa sạch và ngâm với nước. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi nước hoàng kỳ vừa ninh. Đun nhỏ lửa trong khoảng 45 phút. Sau đó, bắc ra cho đường phèn vừa đủ là có thể dùng được.
Trên đây là cách làm những món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả bạn có thể tham khảo và nấu cho gia đình ăn để bồi bổ sức khỏe và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh để có thể phòng ngừa các bệnh khi giao mùa.
Mách bạn: Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà
Thời điểm thời tiết giao mua nhất là khi chuyển giao từ thu sang đông là thời điểm dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho - đờm - đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng. Để có thể khắc phục những bệnh này bạn có thể tham khảo cách phòng và điều trị bằng siro ho tự làm ở nhà theo cách dưới đây.
Trước khi tới với cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho tại nhà quaythuoctruonganh.com xin kể bạn nghe 1 câu chuyện của gia đình bà Trần Thị Oanh ở Thụy Khuê, Hà Nội như sau:
“Cả tuần qua mưa gió, chuyển màu nên sáng ra bé Bi cháu nội bà Trần Thị Oanh (Thụy Khuê, Hà Nội) đã húng hắng ho. Mẹ bé khá lo lắng và định lấy đơn thuốc cũ ra hiệu mua kháng sinh để "uống chặn" ho ngay vì sợ nếu để lâu không uống sẽ gây ra biến chứng thành viêm phế quản, hoặc nặng hơn nữa.
Nhưng bà Oanh ngăn lại, và cho bé Bi uống siro ho tự chế. Mẹ bé Bi vội đi làm nên để bé ở nhà với bà nội mà không yên tâm chút nào. Nhưng chiều về thấy con khỏe mạnh, không bị tăng ho như mọi lần thì ngạc nhiên lắm. Tối đó, mẹ bé hỏi về thứ siro ho tự chế của mẹ chồng, và rất vui khi biết lâu nay mẹ chồng tự làm siro vừa phòng ngừa ho khi trái gió trở trời, vừa chữa trị cơn ho.”
Trong Đông y có phương thuốc trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho - đờm - đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng...) bằng siro ho có thể tự làm tại nhà để uống phòng bệnh khi chuyển mùa và những ngày lạnh.
Cách làm như sau:
Nguyên liệu:
Diếp cá 80g.
Bách bộ 80g.
Hoa kim ngân 60g.
Hoa cúc 30g.
Quả trám 80g (có thể thay bằng quả kha tử 80g).
Quả đười ươi 80g (hoặc thay bằng bạch chỉ 60g).
Mạch môn 30g.
Vỏ cam quýt 20g.
Bạc hà 20g.
Cát cánh 40g.
Cam thảo 10g.
Mật ong lượng vừa phải.
Cách làm:
Quả trám, quả đười ươi đập nát.
Mạch môn và cát cánh thái lát nhỏ mỏng.
Tất cả cho vào nồi đổ 1.600 - 1800ml nước đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nhỏ đun âm ỉ thêm 15-20 phút. Rồi cho nốt các vị thuốc còn lại vào đun tiếp đến khi còn lại chừng 400-500ml nước cốt, thì vớt bã thuốc, lọc lấy nước cốt.
Cho mật ong vào hỗn họp nước thuốc khuấy đều một lúc rồi tắt lửa để nguội thì đổ vào lọ thủy tinh bảo quản tốt dùng dần. Mỗi ngày 3-5 lần, mỗi lần 1-2 thìa (trẻ em thìa nhỏ, người lớn thìa to hơn).
Công dụng: Giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát trùng, bổ phổi, lợi hầu họng tiêu thũng, trừ ho tiêu đờm, nhuận phế… rất hiệu quả để giúp phòng, hoặc trị bệnh.
Trên đây là cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà rất dễ làm mà lại mang lại hiểu quả rất tốt. Bạn có thể tham khảo và chế biến cho gia đình đặc biệt là cho trẻ sử dụng để có thể phòng ngừa được các bệnh có thể xảy ra khi giao mùa nhé!
Xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm
Khí hậu thay đổi, ngồi phòng máy lạnh, hay nóng lạnh thất thường rất dễ bị ho khan, ho có đờm. Nếu không ngăn chặn ngay thì cơn ho sẽ dài hơn, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, dẫn tới viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản,… nhất là trẻ nhỏ chỉ sau 1 giờ ho đã diễn tiến bệnh rất nhanh. Nhưng không phải lúc nào cũng có thuốc chặn đứng cơn ho. Đông y có cách trị dứt điểm cơn ho bằng day bấm huyệt rất dễ làm, giúp cơ thể không bị kéo dài tình trạng ho mệt mỏi và khó chịu như Cách xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm.
Việc day ấn các huyệt vị là kích thích cơ học trực tiếp vào da thịt, thần kinh và mạch máu – nhằm thay đổi nội tiết, thể dịch, thần kinh để khí huyết lưu thông, thúc đẩy hoạt động của lục phủ ngũ tạng.
Day ấn huyệt đúng có thể ngăn chặn khá hữu hiệu cả những cơn ho do cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc đã khỏi cảm cúm nhưng ho dai dẳng.
Day bấm huyệt Xích trạch
Để xác định huyệt Xích trạch cần đưa bàn tay về phía trước, khuỷu tay hơi gập. Bàn tay kia sờ vào đường ngấn khuỷu tay bạn sẽ thấy một sợi gân to - huyệt Xích trạch nằm ở điểm giao của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay.
Khi bị ho dùng 4 ngón tay xoa bóp quanh huyệt nóng lên. Lấy ngón cái đặt lên vị trí huyệt rồi day bấm liên tiếp 1 phút. Sau đó đổi tay.
Theo Đông y, huyệt Xích trạch có thể dùng cho các chứng ho, giúp thanh nhiệt, trị về phế quản, làm sạch phổi. Làm liên tục 4 – 5 ngày sẽ cải thiện triệu chứng ho khan, ho dai dẳng, ho có đờm, chứng khó thở… mà không phải dùng thuốc. Cách làm như sau:
Hãy để tay duỗi trước ra, bốn ngón của tay kia vòng quay khuỷa tay, ngón cái đặt vào huyệt Xích trạch bấm liên tục 1 phút.
Duỗi một tay, bốn ngón của tay kia đặt dưới cổ tay, ngón cái đặt vào huyệt Xích trạch bấm tiếp 1 phút.
Day bấm huyệt Khổng tối, hay xoa cổ tay chữa ho
Huyệt Khổng tối nằm trên cổ tay 7 thốn, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh của phổi như ho ra máu, ho dai dẳng, viêm họng, khan tiếng, người không toát mồ hôi, khuỷu tay đau nhức khó cử động,…
Cách làm: Hai tay giữ trước bụng, 1 bàn tay căng ra, 1 bàn tay hướng lên trên. Với bàn tay hướng lên trên, vòng bốn ngón tay xuống dưới dùng ngón tay cái ấn vào huyệt khổng tối 14 lần. Giữ nguyên tư thế trên, lần này dùng bốn ngón tay vòng xuống dưới xoa bóp nhẹ nhàng trong vòng 1 phút.
Day bấm huyệt Thái uyên
Huyệt Thái uyên nằm ở mặt quay cổ tay, ngay ngoài động mạch quay, ở chỗ lõm dưới chỏm chân quay. Xác định huyệt bằng cách hơi co bàn tay vào phía cẳng tay, tại bờ ngoài lằn chỉ cổ tay, gần xương tay quay, tạo thành 1 chỗ rất (thái) lõm, như 1 cái hố sâu (uyên) - gọi là Thái uyên, chủ trị ho có đờm, ho suyễn, ngực đau, lưng và vai đau, quanh khớp cổ tay đau… Huyệt Thái uyên còn hỗ trợ trị các cơn ho phát tác lúc nửa đêm, sáng sớm.
Cách làm: Đặt hai tay dưới bụng, lòng bàn tay hướng vào trong, một bàn tay hướng xuống dưới. Dùng ngón cái của bàn tay hướng xuống bấm vào huyệt thái uyên liên tục 14 lần. Đổi tay và thực hiện liên tiếp trong vòng 3 phút.
Huyệt Thái uyên có thể áp dụng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, nhưng ít lực và nhẹ nhàng hơn.
Có thể thoa thêm một chút dầu gió để cổ tay ấm lên và chặn đứng cơn ho.
Xoa bóp huyệt Thái Uyên trông như xoa bóp cổ tay trái trị ho, giúp dịu nhanh tình trạng đau rát, khô và ngứa ngáy cổ họng, cắt giảm tốt các cơn ho khan.
Xoa lòng bàn tay trái chữa ho có đờm
Nếu bị ho có đờm, viêm họng hay đau họng thì hãy xoa bóp vùng lòng bàn tay ở phía dưới ngón áp út của bàn tay trái - có tác dụng long đờm, tan đờm, giảm sưng viêm, sớm thoát khỏi cảm giác khó chịu ở họng.
Có thể dùng công cụ hỗ trợ như chìa khóa xe, cây lăn day ấn trong lòng bàn tay trái ngay tại phía dưới ngón áp út, xoa bóp 3 phút, hoặc cho đến khi lòng bàn tay có cảm giác ấm lên thì dừng lại. Làm 3 – 4 lần/ngày là khỏi.
Việc dùng ngón tay cái của bàn tay phải xoa liên tục vào mặt trong của bàn tay trái trong 3 phút trông bề ngoài như là xoa bàn tay trái chữa ho. Nhưng thực ra là cách bấm huyệt… trị ho.
Nếu khi ho kèm theo dấu hiệu của cảm cúm, như chảy nước mũi đều kết hợp với bấm huyệt Hợp cốc.
Cách bấm huyệt trị ho trên đơn giản, dễ thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc để ngắt cơn ho ngay mà không cần dùng thuốc. Nếu có thể thì ủ ấm huyệt đạo bằng tinh dầu, cao dán để cắt giảm tình trạng ho (như ho khan, ho có đờm, ho kèm viêm họng và sốt…) an toàn, không gây tác dụng phụ.
Có thể tự xoa bóp cho chính mình, tự tìm ra các huyệt làm tương tự day bấm như day bấm cho người khác. Phương pháp này làm được cả cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và khi làm thì làm rất nhẹ.
Sau đó nếu không có dấu hiệu thuyên giảm là đã viêm nhiễm nặng, hoặc vì bệnh lý khác nên cần phải đi khám sớm.
Ai không nên bấm huyệt trị ho
Bấm huyệt trị ho hiệu quả, dễ thực hiện, nhưng chỉ an toàn khi được sử dụng đúng cách, đúng tình trạng bệnh. Muốn đạt hiệu quả xoa bóp, day ấn huyệt cắt cơn ho thì cần có bác sĩ có chuyên môn "cầm tay chỉ việc" đúng huyệt, rồi hãy làm theo.
Lưu ý là không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt trị ho, một số người sau không nên dùng phương pháp này như:
Không bấm huyệt trị ho cho người bị chấn thương xương khớp, người có vết thương hở và kín vì có thể gây chấn thương và nhiễm khuẩn.
Không tự ý day bấm các huyệt ở đốt sống cổ, cột sống, trung khu hô hấp vì dễ gây co rút cổ, bong gân cột sống, ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
Nếu cơ ho kéo dài, ho dai dẳng, ho kèm theo máu, nóng sốt, khó thở thì tốt nhất sớm đi khám để được bác sĩ điều trị đúng cách.
Lưu ý khi chữa ho bằng phương pháp bấm huyệt
Chữa ho bằng phương pháp day bấm huyệt hiệu quả, nhưng cần xác định huyệt đúng để không gây biến chứng:
Day bấm huyệt xong người ho không ăn uống đồ nguội lạnh.
Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
Năng rèn luyện thể thao, luôn giữ ấm cơ thể. Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là cách xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm bạn có thể tham khảo, ngoài ra còn có thêm 1 số lưu ý cần chú ý trước khi sử dụng những phương pháp này.
Mách bạn: 10 thực phẩm tốt cho phổi
Phổi là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó giúp cho con người có thể duy trì sự sống bằng 20.000 nhịp thở mỗi ngày. Vì vậy, cùng tìm hiểu một số thực phẩm tốt cho phổi qua bài viết sau đây.
1. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm đặc biệt tốt cho phổi. Trong sữa chua rất giàu canxi, kali, phốt pho. Theo nghiên cứu cho thấy, những chất dinh dưỡng này có thể giúp tăng cường chức năng phổi và bảo vệ bạn chống lại nguy cơ COPD.
2. Việt quất
Trong một nghiên cứu cho thấy lượng quả việt quất có liên quan đến tốc độ suy giảm chức năng phổi chậm nhất và việc tiêu thụ 2 hoặc nhiều quả việt quất mỗi tuần làm chậm chức năng phổi giảm tới 38%, so với lượng tiêu thụ thấp hoặc không có quả việt quất.
Quả việt quất có nhiều chất dinh dưỡng, và tiêu thụ của chúng có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm bảo vệ và bảo tồn các chức năng của phổi. Trong quả việt quất giàu anthocyanin, bao gồm malvidin, cyanidin, peonidin, delphinidin và petunidin.
Anthocyanin là các sắc tố mạnh mẽ đã được chứng minh là bảo vệ mô phổi khỏi tổn thương oxy hóa.
3. Nghệ
Củ nghệ thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tổng thể do tác dụng của chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ của nó. Curcumin, thành phần chính có trong củ nghệ, đặc biệt có lợi cho việc hỗ trợ các chức năng phổi.
Thực tế cho thấy, lượng curcumin cao ở những người hút thuốc có liên quan đến chức năng phổi lớn hơn 9,2% nhiều so với những người hút thuốc không tiêu thụ chất curcumin.
4. Bí ngô
Bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe phổi. Đặc biệt trong bí ngô giàu carotenoids, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin, tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng carotenoids trong máu cao hơn có liên quan đến chức năng của phổi tốt hơn. Những người hút thuốc có thể hưởng lợi đáng kể từ việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carotene như bí ngô.
5.Trà xanh
Trà xanh là một loại đồ uống có tác dụng ấn tượng đối với sức khỏe. Họp chất EGCG là một chất tập trung trong trà xanh. Nó tự hào có các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và đã được chứng minh là có tác dụng ức chế xơ hóa hoặc sẹo của các mô.
Xơ phổi là một bệnh đặc trưng bởi sẹo phổi tiến triển, ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng EGCG có thể giúp điều trị căn bệnh này.
6. Ca cao
Các sản phẩm ca cao như sô cô la đen có nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và hợp chất khác gọi là theobromine, giúp thư giãn và tốt cho phổi.
Đặc biệt trong ca cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp dị ứng và có thể giúp cơ thể bạn bảo vệ chống lại ung thư phổi.
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy những người có mức tiêu thụ flavonoid cao hơn từ thực phẩm, bao gồm cả các sản phẩm từ sô cô la, có chức năng phổi tốt hơn so với những người có chế độ ăn ít chất flavonoid.
7. Cà phê
Ngoài việc tăng năng lượng cho bạn, một cốc cà phê buổi sáng có thể giúp bảo vệ phổi của bạn. Cà phê là một trong những thực phẩm tốt cho phổi vì trong cà phê có chứa caffeine và chất chống oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê có thể giúp cải thiện chức năng phổi và bảo vệ bạn chống lại các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê dài họn tác động tích cực đến chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc các bệnh về hen suyễn.
8. Dầu oiliu
Dầu ô liu là một nguồn tập trung các chất chống oxy hóa, chống viêm, bao gồm polyphenol và vitamin E, có lợi cho sức khỏe. Mỗi ngày một muỗng dầu ô liu có thể giúp cơ thể bạn bảo vệ và chống lại các tình trạng hô hấp như hen suyễn.
Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng dầu ô liu hằng ngày sẽ thúc đẩy quá trình giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao. Hơn nữa với chế độ ăn Địa Trung Hải, gồm dầu ô liu, đã được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi đối với người hút thuốc, cũng như những người mắc bệnh COPD và chứng hen suyễn.
9. Táo
Một nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên ăn táo có thể giúp thúc đẩy chức năng của phổi. Ăn táo mỗi ngày sẽ làm cho nguy cơ hen suyễn và ung thư phổi thấp hơn. Điều này là do nồng độ chất chống oxy hóa cao trong táo, bao gồm chất flavonoid và vitamin C.
8. Hàu
Trong hàu có các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của phổi, bao gồm kẽm, vitamin B và đồng. Ngoài ra, hàu là một nguồn vitamin B và kẽm tuyệt vời, chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đặc biệt đối với những người hút thuốc.
Trên đây là một số thực phẩm tự nhiên tốt phổi. Các bạn có thể tham khảo và bổ sung trong thực đơn hàng ngày của mình.
Mách bạn: Một số cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
Cảm cúm là bệnh thông thường, dễ gặp, mặc dù bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó lại gây ra cảm giác khó chịu. Vì vậy, bài viết hôm nay quaythuoctruonganh.com sẽ mách bạn 1 số cách điều trị cảm cúm tại nhà hiệu quả.
Để phòng và điều trị cảm cúm nên uống nhiều nước và ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu trong quá trình điều trị bệnh. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhóm thức uống có gas và caffeine.
Một số thực phẩm có công dụng tốt trong việc điều trị cảm cúm, nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày như:
Gừng
Đây không chỉ là một loại gia vị thường dùng mà còn có công dụng hữu ích trong việc điều trị cảm cúm. Chuẩn bị hỗn hợp gồm gừng và hạt rau mùi sắc uống hàng ngày thay nước giúp hỗ trợ triệu chứng mệt mỏi, toát mồ hôi,... giúp bệnh chóng khỏi nhanh hơn.
Canh thịt hầm rau củ
Canh là món ăn dễ tiêu hóa, tốt cho thể lực cơ thể. Có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu như: gà, cá, củ quả, nấm,... trong việc hầm canh. Sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng cơ thể để chống lại quá trình xâm nhập và phát triển của các virus gây bệnh. Từ đó, cải thiện nhanh chóng tình trạng cảm cúm.
Hỗn hợp các loại hạt
Hạt là dạng thực phẩm chứa hàm lượng cao các chất protein và chất béo có lợi cho cơ thể. Chúng có công dụng hỗ trợ chống lại sự xâm lấn của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt, một số loại hạt còn chứa kẽm, đồng hay vitamin D,... có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Súc miệng bằng nước ấm pha muối
Sử dụng nước muối loãng có tác dụng diệt khuẩn sát trùng cao. Sử dụng dung dịch này kiên trì trong vài ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.
Nghỉ ngơi
Nên giảm thiểu tối đa lượng công việc có tính chất nặng nhọc hay đi lại ngoài trời nhiều. Dành những khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn,... sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
Làm vệ sinh mũi
Đối với người bị cảm cúm, mũi trong tình trạng viêm nhiễm, chảy dịch mũi liên tục gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Do đó nên vệ sinh sạch sẽ mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Có thể vệ sinh bằng các dạng dung dịch chuyên dùng, hỉ mũi,... Sau khi thực hiện xong, nên vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh.
Sử dụng thuốc
Khi tình trạng bệnh tiến triển xấu đi hoặc người bệnh mong muốn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm có thể sử dụng đến nhóm thuốc kháng sinh theo sự kê đơn của y bác sĩ chuyên môn. Thông thường, đây là nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, tác động lên chức năng của của cơ quan khác.
Cảm cúm là bệnh phổ biến, dễ mắc phải khi thay đổi thời tiết hoặc do sức đề kháng cơ thể kém. Người bệnh có thể phòng chống cảm cúm thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tiêm phòng cúm. Nếu như mắc bệnh bạn có thể sử dụng những cách điều trị cảm cúm tại nhà hiệu quả ở trên.
Mẹo diệt kiến ba khoang dành cho nhà cao tầng, chung cư hiệu quả
Dù chỉ mới chỉ xuất hiện trở lại vào thời gian gần đây, nhưng kiến ba khoang đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người bởi những tác hại mà chúng gây ra như là: Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, thậm trí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến có trường hợp mù tạm thời. Dưới đây là một số mẹo diệt kiến ba khoang hiệu quả bạn có thể áp dụng.
1. Dùng thuốc diệt côn trùng
Sử dụng thuốc diệt côn trùng là cách khá hiệu quả để diệt kiến ba khoang, bởi chất hóa học trong thuốc sẽ khiến côn trùng tê liệt hệ thần kinh và chết. Ngoài ra, mùi của thuốc diệt côn trùng cũng khiến côn trùng khó chịu và tránh xa.
Để sử dụng thuốc 1 cách hiệu quả thì bạn nên xịt thuốc vào những nơi kiến hay xuất hiện như gầm giường, gầm tủ, các hốc kệ trong nhà... Một lưu ý nữa đó là đừng quên chọn loại thuốc nguồn xuất xứ rõ ràng và khi xịt hãy đeo khẩu trang, găng tay và che chắn đồ ăn cẩn thận đấy nhé!
Mặc dù sử dụng thuốc diệt côn trùng có hiệu quả nhưng cũng không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Sử dụng vợt muỗi
Sử dụng vợt muỗi là 1 cách thủ công khá là quen thuộc đối với mỗi gia đình. Nếu như đã sử dụng thuốc diệt côn trùng mà không có hiệu quả hoặc bạn không thích sử dụng hóa chất độc hại thì có thể sử dụng cách làm này.
Với cách này bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ không gian nào mà không còn phải lo về hóa chất. Nhưng, 1 điểm trừ của cách làm này đó chính tuổi thọ của vợt muỗi không cao và bạn có thể bị giật điện nếu như vô tình chạm tay vào màng lưới.
3. Treo sả hoặc xạ hương trong nhà
Xả và xạ hương là 2 loại thảo mộc có mùi hương mạnh và là loại mùi hương mà các loại côn trùng rất ghét. Vì thế bạn có thể sử dụng 2 loại thảo mộc này để đuổi kiến ba khoang trong nhà, cách làm này cũng rất an toàn.
4. Dùng đèn thu hút côn trùng
Hiện nay, khoa học phát triển vì thế con người đã nghiên cứu và tạo ra 1 sản phẩm hữu ích đó là đèn diệt côn trùng. Loại đèn này có cấu tạo đặc biệt có chức năng thu hút, bắt và diệt côn trùng vô cùng hiệu quả kể cả kiến ba khoang. Chiếc đèn có thể tiêu diệt khoảng 90% – 98% kiến ba khoang và côn trùng nhỏ xuất hiện trong căn nhà của bạn. Cấu tạo của loại đèn này gồm 2 phần:
Đèn thu hút côn trùng: Là đèn huỳnh quang phát sáng giúp thu hút kiến dựa vào đặc tính hướng sáng của chúng.
Bộ phận tiêu diệt côn trùng: Gồm lưới điện và quạt hút giúp hút và tiêu diệt côn trùng bằng dòng điện.
5. Buông rèm cửa, mắc màn khi ngủ
Kiến ba khoang là loại côn trùng bị thu hút bởi những nguồn sáng. Vì thế, buông rèm cửa, hạn chế bật đèn và mắc màn khi ngủ sẽ giúp hạn chế kiến vào nhà và tiếp xúc với cơ thể của bạn và người thân.
Trên đây là những mẹo diệt kiến ba khoang hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho gia đình mình. Để tiêu diệt và khiến kiến ba khoang tránh xa cuộc sống của bạn và người thân thì hãy thử áp dụng những biện pháp trên xem sao nhé!
Những điều cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến và đáng lo ngại ở nước ta, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về loãng xương qua bài viết sau đây.
Loãng xương là bệnh gì?
Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương. Bất kỳ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gãy xương do loãng xương, thường gặp ở xương hông, cột sống và cổ tay. Trong một số trường hợp gãy xương không lành lại được, đặc biệt là xương hông.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương
Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương như:
Công việc: hay mang vác các vật nặng quá sức, lao động vất vả
Sinh hoạt: ít vận động, lối sống không hợp lý, hút thuốc lá, uồng nhiều rượu bia
Giới tính: bệnh loãng xường thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới
Di truyền: nếu trong gia đình bạn có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị loãng xương.
Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi. Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.
Biểu hiện của bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương được biểu hiện bằng các triệu chứng như:
Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng là do mật độ xương bị giảm khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp hay là gãy lún
Đau nhức đầu xương: cảm giác đau nhức các đầu xương, cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.
Ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Cách điều trị bệnh loãng xương
Điều trị không dùng thuốc: điều trị bằng các phương pháp như: xoa bóp bấm huyệt,
Điều trị bằng thuốc đông y: Các bài thuốc có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ khoáng chất trong quá trình mất xương, đem tới hiệu quả trong điều trị.
Điều trị bằng thuốc tây: một số loại thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương như: Fosamax plus 5600mg, Vitamine D3 B.O.N, Miacalcic 50 IU/ml
Cách phòng bệnh loãng xương
Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa.
Giữ trọng lượng cơ thể mức tiêu chuẩn, tránh tình trạng thừa cân cũng không thiếu cân.
Thực hiện thường xuyên các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu. Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.
Bỏ hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.
Trên đây là một số điều về bệnh loãng xương mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Đau dây thần kinh liên sườn diễn ra như thế nào?
Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý thường gặp, rất dễ để chẩn đoán. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cần được điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm lấy lại được chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu về bệnh đau dây thần kinh liên sườn qua bài viết sau đây.
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?
Dây thần kinh liên sườn có nguồn gốc từ đoạn tủy ngực từ D1 đến D12. Sau tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch (động mạch và tĩnh mạch) nằm ngay bờ dưới của mỗi xương sườn.
Do đó khi xuất hiện các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Đặc biệt các dây thần kinh liên sườn nằm ở vị trí nông nên dễ bị ngoại cảnh tác động.
Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn như:
Thoái hóa đốt sống ngực, cột sống
Ung thư đốt sống, lao cột sống ngực
U tủy sông
Nhiễm khuẩn dây thần kinh liên sườn, viêm đa rễ thần kinh hoặc viêm đa dây thần kinh
Bệnh lý thần kinh
Bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường, nhiễm khuẩn.
Một số nguyên nhân khác như: thời tiết, vận động sai tư thế, tuổi tác
Biểu hiện của đau dây thần kinh liên sườn
Biểu hiện của đau dây thần kinh liên sườn như: đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng, có cảm giác tức ngực, đau ngực, sau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh đau dây thần kinh liên sường như:
Thoái hoá cột sống ngực
Ung thư cột sống ngực hoặc lao cột sống
Bệnh lý tủy sống
Chấn thương cột sống
Đau dây thần kinh liên sườn do zona
Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát
Cách điều trị của đau dây thần kinh liên sườn
Điều trị không dùng thuốc:
Châm các huyệt a thị: vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách giữa (nơi thần kinh đi qua) và điểm đau nhất. Có thể châm huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền.
Xoa bóp: Miết dọc theo liên sườn, ấn day vùn rễ nơi thần kinh xuất phát.
Điều trị bằng thuốc Tây: một số thuốc thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn như:
Thuốc giảm đau như: Paracetamol, Diclofenac;
Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin;
Thuốc giãn cơ như: Myonal, Mydocalm, dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này.
Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin.
Các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn:
Cây rau má: Xay khoảng 100g rau má với 1 lít nước sau đó lọc lấy nước uống. Dùng bã rau má đem sao vàng với rượu hoặc muối để chườm trực tiếp lên vùng đau nhức.
Cây cỏ xước: Cỏ xước 20g, ý dĩ 20g, lá lốt 16g, đỗ trọng 16g, 12g lá thông, thiên niên kiện, tô mộc, củ ráy khô, ngải cứu và cẩu tích. Sắc tất cả nguyên liệu trên với 1 lít nước đến khi còn 2/3 ấm lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Lá lốt: Sắc 200g lá lốt tươi với 1 lít nước. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần. Hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ lá lốt sau đó đem sao vàng với rượu hoặc muối, đắp trực tiếp lên vị trí đau.
Giá đỗ: 100g giá đỗ nấu cùng 1 lít nước sau đó lấy nước uống, giá dùng nấu canh sườn non hoặc chân giò để bồi bổ chức năng khớp.
Cách phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Hạn chế vận động sai tư thế
Tránh gây ra các chấn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh, xương khớp,
Tránh mang vác nặng, tránh làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến xương khớp.
Điều trị dứt điểm các bệnh là nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn như bệnh thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, u cột sống, nhiễm trùng cột sống
Trong những ngày thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cơ thể, không ở nơi có gió lùa.
Tiếp xúc với người có bệnh truyền nhiễm phải có dụng cụ bảo hộ.
Tiêm phòng lao cho trẻ nhỏ để khi lớn lên hạn chế nguy cơ mắc bệnh lao – bệnh có khả năng gây đau dây thần kinh.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh liên sườn.
Kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh liên sườn như tiêm vắc xin phòng thủy đậu, vắc xin herpes zoster hoặc zona; chú ý lái xe an toàn, mang dụng cụ thể thao bảo vệ thích hợp…
Kết hợp tập yoga, dưỡng sinh
Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Trên đây là một số điều về bệnh đau dây thần kinh liên sườn mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về bệnh vôi hoá cột sống
Vôi hoá cột sống là một tình trạng của lão hóa trên cột sống lành tính, nhưng cũng là nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu khó chịu tại cột sống và có thể tổn thương thần kinh. Để điều trị bệnh hiệu quả cần kiên trì lâu dài. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về vôi hoá cột sống qua bài viết sau đây.
Vôi hoá cột sống là bệnh gì?
Bệnh vôi hóa cột sống là là hiện tượng canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào các đốt sống hay các mỏm gai và mỏm ngang của cột sống. Gây khó khăn trong quá trình vận động của người bệnh, các dây thần kinh, mạch máu bị đè ép khiến người bệnh cảm giác đau đớn. Bệnh vôi hóa cột sống là sự lão hóa tự nhiên theo thời gian, thường kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do nhiễm trùng, hoặc dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay sai tư thế. Có thể bị vôi hóa cột sống cổ, và vôi hóa cột sống lưng hay thắt lưng.
Bệnh vôi hóa cột sống có rất nhiều nét tương đồng với bệnh gai cột sống. Chính vì vậy để có được cách điều trị bệnh hiệu quả, cần kịp thời theo dõi và gặp bác sĩ để có phác đồ thích hợp.
Nguyên nhân dẫn đến vôi hoá cột sống
Vôi hóa đốt sống có thể gây ra bởi một số nguyên nhân như:
Ở người cao tuổi bị suy giảm quá trình trao đổi chất, thoái hóa các tế bào tăng
Xương bị thoái hoá trở lên xốp do máu không cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi xương
Sinh hoạt: ngồi làm việc một chỗ, ít vận động, các khớp xương bị chèn ép, khí huyết lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn tới vôi hóa cột sống.
Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ chất hoặc béo phì cũng dẫn đến nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.
Triệu chứng bệnh Vôi hóa cột sống
Một số triệu chứng của bệnh vôi hoá cột sống như:
Tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ.
Bị đau lưng, cứng các khớp ở bả vai, hông, đùi, cổ. Ở các vị trí khớp sẽ dẫn đến hiện tượng vôi hóa như: vôi hóa đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống thắt lưng...
Cách phòng bệnh Vôi hóa cột sống
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống:
Thường xuyên tập luyện các môn thể thao hợp lý.
Hạn chế các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động như: ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.
Tránh tình trạng béo phì, duy trì cân nặng ở mức hợp lý
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.
Cách điều trị bệnh Vôi hóa cột sống
Điều trị không dùng thuốc:
Thường áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ với các phương pháp: tập luyện thể dục thể thao làm giãn gân cơ giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp; chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại vào vùng bị đau gây giãn cơ và dây chằng.
Điều trị bằng thuốc:
Dùng các thuốc giảm đau. Nhưng phương pháp này kèm theo khá nhiều tác dụng phụ như: viêm dạ dày, viêm đường ruột, vấn đề hạ bạch cầu hạt, thậm chí có thể gây xuất huyết dạ dày.
Dùng thuốc giãn cơ hay làm các liệu pháp như bó nến, chiếu tia cực tím, chạy sóng điện từ...
Trên đây là một số điều về bệnh tràn dịch màng khớp mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Tràn dịch màng khớp là bệnh như thế nào?
Tràn dịch màng khớp là bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh tràn dịch màng khớp qua bài viết sau đây.
Tràn dịch màng khớp là bệnh gì?
Tràn dịch màng khớp thường gặp ở người trung niên và người trên 50 tuổi, là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Do đó, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng khớp
Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng khớp như:
Do chấn thương: chấn thương sau khi chơi thể thao hay vận động quá sức hoặc tai nạn lao động, sinh hoạt khiến sụn khớp bị tổn thương, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương,...
Các bệnh lý về khớp: Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối có thể kể đến như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,...
Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối, một số loại vi khuẩn thường thấy là: vi khuẩn lao, Mycoplasma, ngoài ra còn có virus hoặc vi nấm.
Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng khớp
Tràn dịch màng khớp có thể nhận biết qua các triệu chứng như:
Đau nhức khớp: cơn đau nhức âm ỉ tại vùng khớp, tần suất cơn đau có thể kéo vài vài chục phút rồi biến mất, không giảm bớt đau ngay cả khi thay đổi tư thế.
Mất cân bằng khớp : tràn dịch khớp gối thường chỉ xuất hiện ở một bên, nên khi so sánh 2 bên khớp bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng bị tràn dịch có kích thước lớn hơn do bao khớp dày lên.
Nổi mẩn đỏ khớp: đây là tình trạng rối loại nội tiết, xảy ra khi lượng dịch khớp tăng nhanh quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc da bên ngoài. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này, số khác có thể chỉ xuất hiện các mảng đỏ ngoài da.
Sưng khớp khối: Khi dịch khớp sản sinh nhiều, tại vị trí khớp sẽ bị phù nề và sưng phồng lên, kèm theo đó là cảm giác nóng đỏ. Triệu chứng này khá nổi bật và dễ nhận thấy sự khác biệt so với phần khớp còn lại.
Cách điều trị bệnh tràn dịch màng khớp
Điều trị không dùng thuốc:
Vật lý trị liệu: Châm cứu, chườm ngải, tia hồng ngoại… giúp giảm đau và chống xơ cứng, kích thích sự trao đổi chất.
Điều trị tràn dịch khớp gối xâm lấn: sử dụng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại.
Điều trị bằng thuốc Nam:
Bài thuốc từ củ đinh lăng: Dùng khoảng 50g củ đinh lăng tươi, thái lát nhỏ rồi đun lấy nước uống trong ngày. Kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy hiện tượng tràn dịch khớp gối thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc từ cây trinh nữ: Bưởi bung, đinh lăng, cam thảo, rễ cúc tần mỗi thứ 20g, rễ trinh nữ 30g… Sao nóng nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống sau ăn 30 phút.
Bài thuốc từ tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ và dầu dừa mỗi thứ 2 muỗng, 2 lòng đỏ trứng gà ta, tất cả đều khuấy đều rồi uống trước khi ăn để giảm tình trạng viêm sưng khớp.
Điều trị bằng thuốc Tây:
Thuốc giảm đau: Tylenol và Ibuprofen… là những loại thuốc giảm đau phổ biến được sử dụng sau thời điểm hút dịch khớp hoặc khi lượng dịch chưa tiết ra nhiều.
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc kháng sinh: Được sử dụng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và sưng viêm.
Thuốc Corticosteroids: Giảm đau kháng viêm mạnh trong thời gian ngắn.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:
Thay khớp gối: Trong trường hợp khớp gối bị phá hủy, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật để thay khớp gối.
Cách phòng tránh tràn dịch màng khớp
Nghỉ ngơi và nâng cao, băng và tập thể dục phù hợp.
Như với bất kỳ chấn thương, áp lạnh nên được áp dụng cho các khu vực bị ảnh hưởng chỉ trong 15 đến 20 phút tại một thời điểm, và không bao giờ trực tiếp lên da. Đặt túi nước đá vào khăn hoặc vải.
Trên đây là một số điều về bệnh tràn dịch màng khớp mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về bệnh đau vai gáy
Đau dây vai gáy là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Nếu không điều trị tận gốc đau vai, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của người bệnh. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh đau vai gáy qua bài viết sau đây.
Đau vai gáy là bệnh gì?
Bệnh đau vai gáy là là căn bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy, gây ra các cơn đau xuất hiện khi các cơ vùng vai gáy co cứng và hạn chế trong vận động quay cổ hay quay đầu. Các cơn đau thường diễn ra vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
Người ta phân bệnh đau vai gáy thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.
Đau vai gáy cấp tính:
Xuất phát bệnh từ những chấn thương của cơ và các dây chằng hoặc sau những tai nạn, chấn thương hoặc trong khi ngủ nằm không đúng tư thế khiến cơ căng giãn quá mạnh.
Những tổn thương của dây chằng thường sẽ khỏi từ vài ngày đến vài tuần nhờ chất dinh dưỡng đi từ máu đến các cơ khá nhiều. Có thể kết hợp biện pháp chữa trị bằng tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau trong thời gian làm lành những tổn thương.
Đau vai gáy mạn tính:
Là tình trạng đau vùng cổ vai gáy diễn ra lâu dài và kèm theo các triệu chứng như đau lan về một tay cùng cảm giác tê, dị cảm. Khi quan sát thấy những dấu hiệu do những tổn thương thực thể nên kiểm tra lâm sàng chuyên biệt giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau vai gáy
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đau vai gáy như:
Sinh hoạt sai tư thế: dựa đầu vào ghế, nằm ngủ gối đầu cao, nằm nghiêng và co quắp…. sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây đau nhức và cứng vùng cổ, vai, gáy
Công việc: thói quen tắm đêm; gồi lâu trước quạt, máy lạnh; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.
Rối loạn chức năng thần kinh: các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
Các bệnh lý xương khớp: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai…Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
Triệu chứng của bệnh đau vai gáy
Các triệu chứng đau vai gáy thường gặp như:
Thường cơn đau xuất hiện sau khi ngủ dậy, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế, hay sau khi làm việc nặng quá sức
Các cơn đau sẽ càng tăng khi đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ.
Cơn đau vai gáy có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
Ngoài ra còn có các triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
Cách điều trị của bệnh đau vai gáy
Điều trị vật lí: có thể dùng các biện pháp kéo cột sống cổ bằng sức nặng, dùng ròng rọc hoặc đeo túi hơi xung quanh cổ, các bài tập hỗ trợ điều trị giảm thiểu các cơn đau.
Sử dụng thuốc uống: các loại thuốc kháng viêm (ibuprofen, naproxen), kháng đau (acetaminophen), thuốc thư giãn cơ, chống suy nhược.
Sử dụng thuốc tiêm: tiêm corticosteroid giúp giảm đau bằng cách tiêm cạnh rễ thần kinh, tại các mặt khớp của đốt sống cổ, tiêm vào cơ hoặc khớp vai.
Phương pháp phẫu thuật nhằm giải ép cho rễ của thân kinh hoặc tủy sống.
Phòng bệnh đau vai gáy
Tránh các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
Hạn chế nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc.
Thường xuyên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Clucosamine & Chondroitin,…
Tránh các thức ăn nhanh, nhiều dẫu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Trên đây là một số điều về bệnh đau vai gáy mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Đau dây thần kinh toạ là bệnh như thế nào?
Đau dây thần kinh tọa à một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Nếu không điều trị tận gốc đau dây thần kinh tọa, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của người bệnh. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh đau dây thần kinh toạ qua bài viết sau đây.
Đau dây thần kinh toạ là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa là sự chèn ép dây thần kinh có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân.
Cần phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đau thần kinh tọa, vì có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy yếu chi có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dây thần kinh toạ
Một số guyên nhân gây đau thần kinh tọa như:
Đau dây thần kinh toạ thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
Chấn thương và bệnh lý:
Chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)
Bệnh đái tháo đường: làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
Hiếm gặp: dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai
Tuổi tác: những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.
Béo phì: bằng cách tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.
Nghề nghiệp: công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể đóng vai trò trong bệnh đau thần kinh tọa, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về liên kết này.
Ngồi kéo dài: những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người năng động.
Triệu chứng của đau thần kinh tọa
Các triệu chứng đau thần kinh tọa như:
Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân, đau khoeo chân, đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
Cơn đau từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân. Khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân.
Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật.
Trong một số trường hợp bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.
Phòng ngừa Đau thần kinh tọa
Một số biện pháp phòng bệnh đau thần kinh toạ
Đều đặn luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
Chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.
Hạn chế làm việc như mang vác nặng quá sức. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.
Biện pháp điều trị bệnh Đau thần kinh tọa
Điều trị không dùng thuốc:
Nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
Vật lý trị liệu:
Massage liệu pháp.
Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.
Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.
Châm cứu.
Nắn khớp xương.
Chườm lạnh: có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch.
Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.
Điều trị bằng thuốc:
Tùy mức độ đau mà dùng hoặc phối hợp các thuốc giảm đau như: paracetamol, NSAID (thận trọng các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận). Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
Trong trường hợp nặng có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin.
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giãn cơ
Các thuốc vitamin nhóm B
Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.
Phương pháp phẫu thuật:
Trong trường hợp 2 phương pháp trên không có hiệu quả hoặc có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:
Phẫu thuật lấy nhân đệm
Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống
Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.
Trên đây là một số điều về bệnh đau thần kinh toạ mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 là bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị tích cực chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống L5 – S1 là tình trạng các bao xơ này trở nên yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống cổ, chèn ép lên tủy sống hay rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn ở vùng cổ cho người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5 – S1 như:
Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển nhiều dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ. Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50.
Di truyền: những người sinh ra có cơ địa khớp cổ không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoá vị đĩa đệm hơn người bình thường.
Dinh dưỡng: ăn uống thiếu chất, không khoa học, uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp cổ.
Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp cổ, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa.
Thói quen sinh hoạt hằng ngày: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, hay gồng gánh…. Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp cổ phải chịu nhiều áp lực.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1 thường được biểu hiện bằng một số triệu chứng như:
Đĩa đệm nằm giữa đốt xương sống thắt lưng L5 và đốt xương cùng S1 nằm ở vị trí lưng dưới gần hông. Do đó, người bệnh thường sẽ có cảm giác đau đớn nhiều nhất ở vị trí này đầu tiên.
Một lượng chất nhầy không nhỏ trong đĩa đệm L5 S1 khi bị thoát ra ngoài sẽ có thể gây đau đớn và tạo những biến chứng thần kinh. Khi đó bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng lưng chạy dọc theo dây thần kinh chạy xuống dưới mông và đùi cũng như toàn bàn chân.
Dây thần kinh L5 khi bị tổn thương, mu bàn chân cùng với chân bị đau nhức làm tê yếu, hạn chế khả năng co duỗi. Các trường hợp nặng sẽ gây mất cảm giác, rối loạn vận động.
Nhân nhầy ở đĩa đệm bị thoát ra sẽ khiến dây thần kinh nối với cơ bắp ảnh hưởng tiêu cực, lực cơ bắp trở nên yếu đi.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm L5 – S1:
Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp châm cứu, nắn chỉnh cột sống, xoa bóp, điều trị bằng siêu âm, kích thích điện
Điều trị bằng thuốc: thoát vị đĩa đệm L5-S1 có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: thuốc giảm đau và chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh và thuốc bổ, thuốc steroid, Methylprednisolon
Phương pháp phẫu thuật: trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật: phẫu thuật mổ mở, phương pháp phẫu thuật Mini – COD, phẫu thuật cắt đĩa đệm sống vi phẫu qua một ống banh nội soi, mổ để lấy khối thoát vị qua một thiết bị nội soi
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Ngồi và đứng đúng tư thế.
Luyện tập thể dục đều đặn.
Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
Ăn uống lành mạnh.
Tránh sử dụng quá nhiều rượu, thuốc lá
Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau nhiều.
Trên đây là cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1 mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm đốt sông cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề xương khớp khá phổ biến trong nhiều năm gần đây. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng điều trị chậm trễ, rủi ro phát sinh biến chứng tăng lên, bao gồm cả nguy cơ bại liệt.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng các bao xơ này trở nên yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống cổ, chèn ép lên tủy sống hay rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn ở vùng cổ cho người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như:
Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp cổ nhiều dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ. Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50.
Di truyền: những người sinh ra có cơ địa khớp cổ không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoá vị đĩa đệm hơn người bình thường.
Dinh dưỡng: ăn uống thiếu chất, không khoa học, uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp cổ.
Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp cổ, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa.
Thói quen sinh hoạt hằng ngày: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, hay gồng gánh…. Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp cổ phải chịu nhiều áp lực.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường được biểu hiện bằng một số triệu chứng như:
Đau nhức vùng cổ sau đó có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, 2 bên cánh tay,…
Gặp khó khăn khi vận động vùng cổ do đau, vướng hoặc thậm chí vẹo cổ.
Cánh tay bị tê liệt hoặc mất cảm giác
Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp cổ cứng đờ khó cử động, cứng cổ thường gây đau khi di chuyển đầu, khi ho, hắt hơi.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc. Thực hiện các bài tập cổ sẽ có ích cho các cơ vùng cổ.
Điều trị bằng thuốc: viêm khớp vai có thể được hỗ trợ điều trị bằng thuốc, ví dụ như: Ceteco censamin, Golsamin 250mg
Phương pháp phẫu thuật: trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Chăm sóc, massage trực thường xuyên vùng cổ , không làm việc nặng quá gắng sức. Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh những căng thẳng cho vùng cột sống cổ.
Những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Bàn ghế tại nới làm việc nên có độ cao phù hợp. Khi ngồi làm việc nên chú ý đặt màn hình cách mắt 50-66 cm và dưới tầm nhìn mắt khoảng 10-20 độ, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt. Điểu chỉnh ghế để cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng.
Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngủ tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.
Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm đốt sống có thể gây liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ". khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
Chú ý bổ sung các loại thực phầm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa và các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh xương khớp.
Trên đây là cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.