Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn rau ngổ được không?
Được biết đến là một loại rau gia vị có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt, vậy bà bầu ăn rau ngổ được không? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về rau ngổ và giải đáp câu hỏi bà bầu ăn rau khổ được không.
Bà bầu ăn rau ngổ được không?
Rau ngổ (hay còn gọi là ngòi ôm) là loại rau thuộc họ Cúc, có thể sống nổi hoặc ngập nước, rau ngổ có tính mát, vị chua cay và có mùi thơm.
Ngoài làm rau gia vị, rau ngổ còn là loại thảo dược có tính sát trùng, thông mật, lợi tiểu, chống nôn và kích thích tiêu hóa.
Trong rau ngổ có chứa các chất dinh dưỡng như: protid, monoterpenoid cetone, glucid, cenluloza, vitamin B, vitamin C, caroten, limonene, aldehyd perilla và cis-4-caranone, hợp chất coumarine và flavonoid,…
Bà bầu ăn rau ngổ được không? Rau ngổ có hương vị đặc trưng được nhiều người yêu thích
Bà bầu ăn rau ngổ được không? Rau ngổ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người thế nhưng lại không phải là một thực phẩm tốt đối với sức khỏe của phụ nữ có thai. Người có thai vẫn có thể ăn rau ngổ nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ và không nên ăn quá nhiều bởi rau ngổ có thể làm giãn cơ phủ tạng và có nguy cơ gây sảy thai ở bà bầu. rau ngổ còn có thể gây dị ứng hoặc ngứa ngáy, do vậy các mẹ nên hạn chế ăn loại rau này để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình và em bé.
Hơn nữa, rau ngổ sinh trưởng trong môi trường ruộng nước, vũng lầy nên nguy cơ nhiễm sán, nhiễm khuẩn rất cao, các mẹ hạn chế ăn rau ngổ để tránh gây ra các tình trạng như nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hóa,...
Bà bầu ăn rau ngổ cần lưu ý những gì?
Bà bầu ăn rau ngổ được không? Rau ngổ có nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu nên hạn chế ăn
Rau ngổ không tốt đối với sức khỏe của phụ nữ có thai, các mẹ có thể ăn rau ngổ nhưng nên kiểm soát lượng ăn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Không ăn rau ngổ sống, vì trong rau ngổ sống chứa rất nhiều loại sán và các loại ký sinh trùng khác.
Chọn nơi bán có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh mua ở những nơi không rõ nguồn gốc.
Trước khi sử dụng, cần ngâm rửa thật kỹ với nước muối loãng từ 20 - 30 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và lớp lông trên thân.
Nấu chín trước khi ăn, không nên ăn rau ngổ sống.
Khi ăn rau ngổ, nếu gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe như cảm thấy cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,... thì nên dừng lại và đến cơ sở ý tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.
Bà bầu ăn rau ngổ được không? Bà bầu vẫn có thể ăn rau ngổ nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, hạn chế ăn nhiều dẫn đến các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngoài rau ngổ, các mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để làm phong phú thực đơn của mình và đa dạng các chất dinh dưỡng.
Xem thêm một số thực phẩm dinh dưỡng dành cho bà bầu tại đây:
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này