Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không?
Củ sắn là loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng táo bón, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng,... vậy bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của củ sắn và giải đáp câu hỏi bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không.
Giá trị dinh dưỡng của củ sắn (khoai mì)
Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì giàu chất bột, năng lượng, khoáng chất và vitamin C, tuy nhiên hàm lượng chất béo, chất đạm thấp. Cụ thể trong 100g củ sắn chứa:
-
152 kcal
-
1.1 g đạm
-
36.4 g tinh bột
-
800mg Tro
-
25 mg Canxi
-
394 mg Kali
-
1.2 mg Sắt
-
59.5 g Nước
-
200 mg chất béo
-
1.5 g chất xơ
-
30 mg photpho
-
2 mg Natri
-
34 mg Vitamin C
-
600 mg Vitamin PP
Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không?
Bà bầu không nên ăn củ sắn (khoai mì)
Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không? Các chuyên gia cho rằng bà bầu không nên ăn củ sắn vì nó chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cyanhydric - hợp chất có trong củ sắn (thường tập trung chủ yếu ở phần vỏ và hai đầu của củ sắn) dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Hơn nữa, trong 3 tháng đầu thai kỳ cơ thể của người mẹ cò khá yếu, khó khăn trong việc đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể nên rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Chính vì vậy, các mẹ không nên ăn sắn hoặc hạn chế tối đa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn sắn cần lưu ý những gì?
Một số lưu ý cần thiết khi bà bầu ăn củ sắn
Nếu mẹ bầu thèm ăn sắn thì lưu ngay một số tip này về để dùng nhé:
-
Trước khi luộc sắn, hãy lột sạch vỏ, cắt bỏ phần đầu và phần đuôi (nơi chứa nhiều độc tố nhất).
-
Ngâm sắn đã lột vỏ với nước sạch từ 1 -2 ngày và rửa lại với nước sạch nhiều lần.
-
Nên lựa chọn sắn còn tươi mới, không lựa củ sắn đã để lâu vì có thể tích tụ nhiều chất độc.
-
Phải luộc chín trước khi ăn, không ăn sống.
-
Không nên ăn nhiều sắn và không ăn thường xuyên.
-
Có thể ăn sắn kèm với các thực phẩm khác, đặc biệt nên ăn kèm với thức ăn có chứa nhiều protein để giảm bớt chất độc bên trong củ sắn.
Như vậy, Quầy Thuốc đã cung cấp các thông tin về giá trị dinh dưỡng của củ sắn và giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không? Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm một số loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai tại đây:
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa chua (dưa muối) được không? Cần lưu ý những gì?
Bà bầu ăn dưa chua (dưa muối) được không? Quầy Thuốc sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dưa chua và giải đáp câu hỏi bà bầu ăn dưa chua (dưa muối) được không.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này