Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Đây là câu hỏi rất nhiều bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai, không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn cà pháo được không?
Theo Đông y, cà pháo có vị ngọt, tính hàn, với nhiều tác dụng như giúp tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu,...
Do cà pháo có tính hàn nên những người bị hư hàn thường kiêng loại quả này và thận trọng khi ăn cà pháo với các loại thực phẩm có tính hàn khác. Cà pháo thường được ăn chung với các loại gia vị có tính ôn như tỏi, ớt và sả,...
Bà bầu không nên ăn cà pháo
Trong cà pháo tươi có chứa hàm lượng chất solanin độc cao hơn 5 - 10 lần so với mức an toàn. Ăn cà pháo tươi, cà pháo muối xổi chưa đủ độ chua có thể gây ngộ độc, dấu hiệu thường thấy là buồn nôn, đau thắt dạ dày, tiêu chảy, dắt cổ, chóng mặt hoặc gây ra ảo giác.
Bà bầu ăn cà pháo được không? Các chuyên gia khuyên rằng trong thời gian mang thai bà bầu không nên ăn cà pháo hoặc bất kỳ loại dưa muối chua nào, vì lúc này cơ thể của mẹ bầu yếu hơn, hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Không ăn cà pháo, mẹ bầu nên bổ sung rau gì?
Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng từ các loại rau củ quả khác
Có rất nhiều loại rau củ tốt cho bà bầu, một số loại rau củ điển hình như:
-
Cà chua: Đây là loại rau ăn quả chứa nhiều vitamin C và chất sắt, có lợi đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, cà chua còn giúp giảm stress hiệu quả, chống lão hóa cho mẹ.
-
Bí đỏ: Có quá nhiều lợi ích trong quả bí đỏ, nó vừa giúp phát triển tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, vừa phòng ngừa cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, thúc đẩy máu đông, hạn chế chảy máu sau sinh.
-
Khoai lang: Beta-carotene 9 (Một hợp chất thực vật sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể) đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thai nhi. Đồng thời, khoai lang chứa hàm lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người mẹ.
-
Bắp cải: Bổ sung hàm lượng vitamin A, E, K lớn cùng với các loại khoáng chất khác như magie, kẽm,...
-
Cà rốt: Được biết đến là loại thực phẩm giàu vitamin A, beta-carotene, falcarinol poly-axetylen cùng các vitamin như A, K, C, B6… giúp tăng cường sức khỏe của mắt, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và làm đẹp da.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ, nuôi dưỡng bé phát triển tốt hơn.
Quầy Thuốc đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu ăn cà pháo được không? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn.
Mời bạn tham khảo thêm một số loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai tại đây:
Bà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa chua (dưa muối) được không? Cần lưu ý những gì?
Bà bầu ăn dưa chua (dưa muối) được không? Quầy Thuốc sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dưa chua và giải đáp câu hỏi bà bầu ăn dưa chua (dưa muối) được không.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này