5 lưu ý quan trọng cần biết khi bà bầu ăn đu đủ chín
Với hương vị thơm ngon, dễ tìm mua; đu đủ chín là loại trái cây được nhiều mẹ bầu yêu thích. Hơn nữa, thành phần chứa hàm lượng dinh dưỡng cao của loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu ăn đu đủ chín như thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi là điều không phải mẹ nào cũng biết. Nội dung dưới đây sẽ đề cập tới vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu.
Những lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Đu đủ chín chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Việc sử dụng đu đủ chín khoa học sẽ mang lại nhiều tác dụng như:
- Tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh cảm cúm, nhiễm virus và giúp thể lực của người mẹ ổn định trong thời gian mang bầu.
- Có hàm lượng vitamin B cao, đu đủ chín giúp thai nhi phát triển chiều cao và hệ thần kinh.
- Thành phần chứa canxi, kẽm, magie, kali,... ngăn ngừa thiếu sắt, giảm chuột rút cho mẹ bầu.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
- Hỗ trợ đắc lực cho đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón - phổ biến trong thai kỳ; đặc biệt là những tháng cuối.
- Giảm đau nhức đầu gối, hông; giảm tê cứng của các khớp xương,... giúp mẹ hoạt động linh hoạt và dễ dàng hơn.
Bà bầu ăn đu đủ chín cần lưu ý điều gì?
Có một số quan điểm cho rằng ăn đu đủ có thể là nguyên nhân gây sảy thai. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp mẹ bầu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu cần lưu ý 5 điều sau:
1. Tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc còn ương ương (chưa chín hẳn) để tránh tử cung co thắt dẫn đến tình trạng sinh non. Ngoài ra, ăn đu đủ chưa chín hẳn còn có thể gây biến chứng phù thũng.
2. Không lạm dụng, bà bầu ăn đu đủ chín cần khoa học; không ăn quá nhiều vì có thể khiến mẹ bầu bị vàng da. Thậm chí, là gây kích thích ruột, dạ dày gặp nhiều áp lực.
3. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần chỉ ăn một miếng nhỏ. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố để thay đổi khẩu vị.
Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2 - 3 lần
4. Cần loại bỏ hoàn toàn hạt trước khi ăn, vì hạt có chứa nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
5. Chất papain trong loại quả này có thể gây ra tình trạng dị ứng, nghẹt mũi, khó thở,... Do vậy, nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn hoặc các bệnh lý về đường hô hấp thì không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng đu đủ chín.
Khi bà bầu ăn đu đủ chín đúng cách sẽ mang lại hàm lượng dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách có thể mang lại tác hại khôn lường. Vì vậy, hãy lưu lại và đừng quên chia sẻ những thông tin này đến với các mẹ bầu khác. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm:
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này