Nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ
Cùng quaythuoc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ
Đột quỵ ở người già.
1. Các yếu tố nguy cơ:
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một số làm tăng nguy cơ đau tim. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm:
- Lối sống
- Thừa cân hoặc béo phì
- Hoạt động thể chất
- Uống nhiều rượu hoặc say
- Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine
- Nguy cơ về các bệnh mắc kèm:
- Cao huyết áp - nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng với chỉ số huyết áp cao hơn 120/80mm Hg. Chính vì vậy nên điều chỉnh mức huyết áp mục tiêu cho hợp lý dựa vào tuổi tác cũng như bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp khác.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Cholesterol cao.
- Bệnh tiểu đường.
- Khó thở khi ngủ: rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường.
- Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ của đột quỵ bao gồm:
- Tiền sử gia đình bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Trên 55 tuổi.
- Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn những người thuộc các chủng tộc khác
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ đã bị thường sẽ bị nặng hơn và dễ nguy hiểm hơn đàn ông.
2. Các biến chứng của cơn đột quỵ:
Biến chứng của 1 cơn đột quỵ có thể nặng nhẹ, tạm thời hoặc vĩnh viễn còn tùy thuộc loại đột quỵ và thời gian bệnh nhân được điều trị (điều trị sớm có thể sẽ ít bị biến chứng nặng hơn). Các biến chứng bao gồm:
- Tê liệt hoặc không vận động được cơ bắp: Với những người bị đột quỵ có thể sau đó sẽ bị liệt toàn thân hoặc 1 bộ phận nào đó của cơ thể như liệt 1 bên mặt hoặc 1 cánh tay. Với tình trạng biến chứng này có thể áp dụng vật lý trị liệu đối với bệnh nhân để cải thiện tình trạng và phục hồi dần dần.
- Khó nói, khó nuốt: Đột quỵ có thể khiến cơ thể khó kiểm soát được các cơ miệng, cổ họng dẫn tới khó ăn, khó nuốt và khó nói. Ngoài ra chúng cũng ảnh hưởng đến trí nhớ của bệnh nhân có thể dẫn tới mất trí nhớ làm cho bệnh nhân khó suy nghĩ.
- Vấn đề tình cảm: Những người đã bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hơn việc kiểm soát cảm xúc của họ, hoặc họ có thể dẫn tới bệnh trầm cảm.
- Đau đớn: Người đột quỵ có thể bị đau, tê, hoặc cảm giác lạ trong các bộ phận của cơ thể do biến chứng của đột quỵ. Ví dụ, nếu một cơn đột quỵ gây ra cho bạn mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể phát triển một cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay.
- Nhạy cảm với sự thay đổi: Với người đột quỵ thì khá nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ đặc biệt là cảm giác cực lạnh sau cơn đột quỵ. Biến chứng này gọi là hội chứng đau trung ương. Và với hội chứng này thì cần phải điều trị vật lý trị liệu để chữa khỏi
- Khả năg tự chăm sóc bản thân và thay đổi hành vi: Đột quỵ có thể khiến bệnh nhân trở nên sống khép kín hơn hoặc bốc đồng hơn. Họ không thể tự chăm lo cho sức khỏe của bản thân và cần phải được giúp đỡ trong các công việc hàng ngày.
Như với bất kỳ chấn thương não nào khác sự thành công của điều trị các biến chứng sẽ khác nhau đối với mỗi người khác nhau!
Đau dây thần kinh liên sườn diễn ra như thế nào?
Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý thường gặp, bệnh không nguy hiểm nhưng cần được điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm lấy lại được chất lượng cuộc sống.
Chi tiếtNhững điều cần biết về bệnh đau vai gáy
Đau dây vai gáy là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn, gây suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của người bệnh.
Chi tiếtĐau dây thần kinh toạ là bệnh như thế nào?
Đau dây thần kinh tọa à một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống do đau đớn, làm suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của người bệnh.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này