Trời lạnh, tỷ lệ trẻ nhiễm virus Cúm A tăng hàng loạt: Đi học lây nhau, có bé biến chứng viêm cơ không đi được
“Dạo này bọn trẻ con ốm khiếp quá các chị ạ. Hai đứa con em mới thi nhau bị ốm phải nhập viện đây. Mà khổ, giờ nhiều bé cũng bệnh nên vào viện đông lắm, chả còn giường mà nằm cơ. Bác sĩ bảo hai bé nhà em đều bị cúm A. Không hiểu sao cứ tầm thời tiết lạnh lạnh vầy cái là bọn trẻ lại thi nhau bị cúm A.
Không chỉ nhà em đâu, sáng nay em đọc báo thấy cho chị Nguyễn Thu Trang (Ba Đình, Hà Nội) cũng cho con 5 tuổi đi khám vì con ho với chảy nước mũi mấy ngày. Tuy nhiên, nghĩ chỉ là cảm bình thường nên vẫn cho con đi lớp. Đến hai hôm nay, lớp của con chị Trang có tới 10 bạn phải nghỉ học vì bị sốt nên chị mới lo lắng. Cơ mà vì ở nhà không ai chăm nên lo thì lo chứ chị vẫn để con đi học. Sáng nay, khi đang trong giờ làm chị thấy cô giáo hớt hải gọi điện báo đến đón con. Tới nơi, chị thấy con mình bị sốt cao kèm co giật nên vội đưa con đi bệnh viện.
Tình trạng trẻ sốt thế này thật sự rát nhiều luôn ấy các mẹ. Thời tiết đang nắng nóng rồi lại lạnh ngay như mấy hôm nay khiến tụi nhỏ dễ ốm lắm.”
Trẻ nhập viện hàng loại vì cúm A, cảnh báo biến chứng cực kì nguy hiểm nếu không điều trị đúng
Theo TS. BS Ngô Thị Thu Hương (Phó khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết: Số lượng bệnh nhi đến khám đợt này tăng gấp 2 – 3 lần so với ngày thường. Trong đó bệnh hay gặp nhất là cúm mùa, cúm A, cúm B. Trong đó, tỷ lệ trẻ bị cúm A tăng lên rõ rệt. Tình trạng này xuất hiện ở khắp các bệnh viện trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo BS. Hương, hiện tại khoa đang điều trị cho một bệnh nhi cúm A kèm viêm cơ tên là N.V.L năm nay 6 tuổi, ở Hà Nội. Bé nhập viện hôm 14/12. Trước đó, bé đã bị sốt 3 ngày ở nhà với mức nhiệt cao nhất là 39 độ C kèm hắt hơi, chảy nước mũi. Khi vào viện, các bác sĩ làm xét nghiệm thì bé dương tính với cúm A. Tuy nhiên, bé còn có biểu hiện viêm cơ, không thể tự đi lại được. Các bác sĩ đang nghi ngờ rằng bé bị cúm A dẫn tới biến chứng viêm cơ do trước khi bị bệnh thì bé hoàn toàn bình thường.
Vì vậy, BS. Hương nhắc nhở cha mẹ nếu thấy con ốm sốt phải cho đi viện khám sớm. Bởi cúm A hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa: BS. Hương khám cho bệnh nhi nhập viện vì sốt.
BS. Hương nhận định: biến chứng của cúm A với trẻ nhỏ từ 6 tháng – 3 tuổi trong trường hợp bố mẹ để bé sốt quá cao thường kèm co giật. Với những đứa bé có bệnh nền, cơ địa có sức đề kháng yếu thì rất dễ gặp biến chứng là viêm phế quản, viêm phổi. Viêm cơ cũng là một biến chứng nguy hiểm mà các bác sĩ đã từng gặp trong quá trình điều trị cho bệnh nhi.
Để tránh các biến chứng xảy ra, TS. BS Hương khuyến cáo: Bố mẹ phải chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé. Sau khi sử dụng các biện pháp hạ sốt thông thường mà không thấy đỡ thì phải cho đi viện ngay. Đồng thời, cha mẹ cũng nên chườm cho trẻ nếu bé bị sốt, tránh trường hợp bé bị sốt cao dẫn tới rét run hoặc co giật.
Khi nào cần đưa con đến viện vì cúm A
Theo BS. Hương, khi bị cúm A, trẻ có biểu hiện:
- Sốt cao kèm ho khò khè.
- Trẻ bị chảy nước mắt, mũi, viêm kết mạc.
- Có thể bị co giật nếu sốt quá cao, rét run nhưng rất khó hạ sốt.
- Mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Ảnh minh họa: Trẻ bị nhiễm virus cúm A phải nhập viện.
Bác sĩ chỉ mẹ cách phòng cúm A cho con trong mùa dịch
Theo BS. Hương, cúm A là bệnh do virus gây ra. Vì vậy, để phòng tránh, các mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tiêm phòng cúm hàng năm cho con, đây là cách tốt nhất để làm giảm yếu tố nguy cơ khi bị nhiễm.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhắc trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người lạ, nhất là người có nguy cơ mắc cúm, người có biểu hiện cúm như hắt hơi, sổ mũi,…
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để cải thiện sức đề kháng.
- Vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Một số loại thuốc điều trị cúm cho trẻ
Trên đây là 1 số thông tin cũng như cảnh báo về bệnh cúm A dành cho các bậc phụ huynh, hãy chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ và nếu như thấy trẻ có biểu hiện của bệnh cần thăm khám và điều trị ngay tránh để bệnh trở nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này