Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?
Chôm Chôm là một trong những loại trái cây đặc sản của Việt Nam, nó được biết tới với hương vị thơm ngon và đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại thắc mắc rằng "bà bầu có nên ăn chôm chôm?" Để biết được liệu bà bầu có thể ăn chôm chôm không thì mời các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm
Chôm Chôm được biết tới là loại trái cây nhiệt đới rất quen thuộc với con người Việt Nam, có vị chua ngọt và thơm ngon không những thế trong chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Ngoài ra, phần thịt chôm chôm cung cấp một hàm lượng chất xơ có thể tương đương với hàm lượng của của 1 quả lê hay táo.
Theo nghiên cứu, chôm chôm có thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhưng nổi bật nhất là hàm lượng chất xơ và vitamin C có trong chôm chôm:
- Năng lượng: 82 calo;
- Nước: 78.04g;
- Chất đạm: 20.87g;
- Chất béo: 0.21g;
- Carbohydrate: 20.87g;
- Chất xơ: 0.9g;
- Vitamin C: 4.9mg.
Cùng với hàm lượng vitamin B như: vitamin B1 là 0.013 mg, vitamin B2 là 0.022mg và vitamin B3 là 1.352mg.
Với những khoáng chất như: canxi 22 mg, photpho 9 mg, sắt là 0.35mg, kali chứa 42 mg và đồng là 0.066mg.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn chôm chôm sẽ mang lại một nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé. Giúp thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Vì vậy trả lời cho câu hỏi "Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?" thì chính là "có" nhé!
Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà lạm dụng nó quá nhiều , chỉ nên sử dụng một lượng phù hợp với cơ thể thì mới có tác dụng tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thì bà bầu nên sử dụng khoảng 5-6 quả/ngày. Cùng tìm hiểu những lợi ích của chôm chôm mang lại khi bà bầu sử dụng qua nội dung dưới đây.
6 công dụng khi bà bầu ăn chôm chôm
1.Tốt cho hệ tiêu hóa
Việc bổ sung một lượng chôm chôm vừa đủ vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho các mẹ. Từ đó, có thể giúp các mẹ giảm các tình trạng táo bón hay tiêu chảy.
Ngoài ra, trong chôm chôm còn có chất photpho giúp sửa chữa các tế bào và các mô bị tổn thương một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, chôm chôm còn có thể tiêu diệt các ký sinh trùng trong đường ruột và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư ruột kết.
2.Cung cấp chất sắt
Hàm lượng sắt có trong chôm chôm rất lớn có thể phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong thời gian mang thai nhờ vào lượng vitamin C dồi dào, cải thiện quá trình sản xuất tế bào máu và giúp kiểm soát được nồng độ hemoglobin trong cơ thể.
3.Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Nhờ vào các dưỡng chất có trong chôm chôm có thể giúp kiểm soát được huyết áp ổn định khi đang trong thai kỳ.
Ngoài ra, nó còn có thể tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm bớt lượng cholesterol có hại. Đặc biệt, nó có thể giảm thiểu tình trạng sưng tay chân mà các mẹ gặp phải trong thời gian thai kỳ.
4.Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn
Theo nghiên cứu, trong chôm chôm tìm thấy một chất có tên là axit gallic, nó có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp cơ thể bạn có thể tránh khỏi các vi khuẩn có hại và cá nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, khi các mẹ ăn chôm chôm một cách hợp lý thì nó thể ngăn ngừa và điều trị một số các bệnh thông thường khi phụ nữ đang mang thai như sốt, ho, đau đầu.
5.Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương
Ngoài hàm lượng vitamin C có trong chôm chôm thì chôm chôm cũng giàu các khoáng chất như canxi, magie, photpho, kẽm có thể củng cố và tăng cường sức khỏe hệ xương. Nhờ giàu các khoáng chất nên có thể giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.
6.Bổ sung vitamin e
Vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giúp các bà bầu có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề gặp phải về da. Hơn thế nữa, nó còn thể giảm đi các tình trạng như rạn nứt da sau sinh, ngăn ngừa mụn trứng cá và tình trạng lão hóa da.
Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu
Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây:
Sắt sulfat - Acid folic TV.Pharm
Vitamin B1 + B6 + B12 TV.Pharm
Giải đáp mẹ bầu: Bà bầu ăn cà pháo được không?
Bà bầu ăn cà pháo được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Không để các bạn chờ lâu Quầy Thuốc sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này.
Chi tiếtBà bầu ăn cá ngừ được không? 4 lợi ích tuyệt vời của cá ngừ
Bà bầu ăn cá ngừ được không? Cá ngừ được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cay được không?
Bà bầu ăn cay được không? Thực tế, ăn cay sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu nếu các mẹ không có phản ứng buồn nôn hoặc dị ứng.
Chi tiếtBà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích tuyệt vời từ dâu tây
Bà bầu ăn dâu tây có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dâu tây và đưa ra lời khuyên dành cho bạn.
Chi tiếtBà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích tuyệt vời của dưa gang với mẹ bầu
Bà bầu ăn dưa gang được không? Quầy Thuốc mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về dưa gang và những lợi ích mà nó mang lại.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này