Tìm hiểu về Ung Thư
Ung thư là tên gọi chung cho một nhóm gồm hơn 100 bệnh khác nhau. Mặc dù có nhiều loại ung thư khác nhau nhưng tất cả đều có đặc điểm chung là bắt nguồn từ việc tế bào tăng sinh bất thường không kiểm soát được. Ung thư không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.
Tế bào ung thư
Các tế bào bình thường trong cơ thể
Cơ thể được tạo thành từ hàng triệu tế bào sống. Các tế bào bình thường lớn lên, phân chia và chết theo chu trình. Trong suốt những năm đầu đời, tế bào bình thường phân chia nhanh hơn cho phép cơ thể lớn lên. Sau khi trưởng thành, phần lớn các tế bào chỉ phân chia để thay thế các tế bào lão hóa hoặc tế bào chết hoặc để làm lành vết thương.
Ung thư bắt đầu như thế nào?
Ung thư bắt đầu khi các tế bào ở một bộ phận nào đó của cơ thể tăng sinh không kiểm soát được. Sự phát triển của các tế bào ung thư khác so với tế bào bình thường. Thay vì chết đi, các tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tạo thành các tế bào bất thường mới. Các tế bào ung thư cũng phát triển và xâm lấn sang các mô khác. Tăng sinh không kiểm soát và xâm lấn sang mô khác là đặc điểm nổi bật của tế bào ung thư.
Các tế bào trở thành tế bào ung thư vì ADN bị tổn thương. ADN là phân tử chứa các gen được mã hóa, có mặt ở mọi tế bào và điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Ở tế bào bình thường, khi ADN bị tổn thương thì tế bào hoặc sửa chữa ADN hoặc chết đi. Ở tế bào ung thư, ADN bị tổn thương không được sửa chữa và tế bào cũng không chết đi. Thay vào đó, tế bào tiếp tục phát triển và tạo thành những tế bào mới mà cơ thể không cần. Tất cả những tế bào mới này đều có ADN bị tổn thương như tế bào bất thường ban đầu.
Một người có thể có ADN bất thường (di truyền từ bố mẹ), nhưng phần lớn ADN bị tổn thương là lỗi xảy ra khi tế bào bình thường đang sao chép hoặc bởi tác động từ môi trường. Đôi khi, nguyên nhân của việc tổn thương ADN có thể là hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời. Nhưng hiếm khi chúng ta biết được chính xác nguyên nhân gây ung thư.
Phần lớn các trường hợp, tế bào ung thư tạo thành một khối u (bướu). Qua thời gian, các khối u này có thể thay thế tế bào bình thường, chèn ép hoặc đẩy các tế bào bình thường về một phía. Một vài loại ung thư, như ung thư bạch cầu, hiếm khi tạo thành các khối u. Thay vào đó, các tế bào ung thư này ảnh hưởng đến máu và cơ quan tạo máu và lan sang các mô khác khi chúng phát triển.
Ung thư phát triển như thế nào?
Các tế bào ung thư thường đi qua các bộ phận khác của cơ thể - nơi mà chúng có thể phát triển và tạo thành mô mới (quá trình này gọi là ung thư di căn). Điều này xảy ra khi các tế bào ung thư xâm nhập vào máu hoặc hạch bạch huyết. Ung thư có thể phát triển ở bất cứ đâu, nó được gọi theo tên của nơi tế bào ung thư được phát hiện đầu tiên. Ví dụ, ung thư ruột di căn đến gan gọi là ung thư ruột đã di căn, không phải ung thư gan. Trong trường hợp này, các tế bào ung thư ở gan cũng giống như các tế bào ung thư ở ruột. Chúng sẽ được điều trị như nhau.
Các loại ung thư khác nhau thế nào?
Các loại ung thư khác nhau được điều trị khác nhau. Ví dụ, ung thư phổi và ung thư da là hai bệnh khác nhau. Chúng phát triển ở tỷ lệ khác nhau và đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân ung thư cần điều trị đúng với loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải.
Khối u không phải ung thư
Một khối u là một bướu hoặc tập hợp các tế bào bất thường, nhưng không phải tất cả các khối u đều là ung thư. Các khối u không phải ung thư được gọi là u lành. U lành có thể gây ra các vấn đề: chúng phát triển rất rộng và chèn ép lên các mô và cơ quan khỏe mạnh. Nhưng chúng không xâm lấn sang các mô khác. Vì chúng không thể xâm lấn nên chúng cũng không thể lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể (không di căn). Những khối u này hầu như không đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue
Các triệu chứng và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue
Chi tiếtCách lựa chọn phương pháp hóa trị liệu bệnh ung thư phù hợp từng giai đoạn bệnh
Giới thiệu về hóa trị liệu ung thư, phân loại các loại hóa trị liệu và cách lựa chọn phương pháp hóa trị liệu phù hợp với từng giai đoạn ung thư.
Chi tiếtCase hạ glucose máu về đêm tái phát ở một bệnh nhân đái tháo đường type 1
Case lâm sàng bệnh nhân Đái tháo đường(ĐTĐ) type 1 được nhập viện kèm nhiễm toan ceton nặng và nhiễm trùng đường hô hấp trên
Chi tiếtCác yếu tố nguy cơ gây ung thư vú(P2)
Các nguy cơ có thể dẫn tới ung thư vú như sử dụng các biện pháp tránh thai không đúng cách, do rượu hoặc thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ.
Chi tiếtCác yếu tố nguy cơ gây ung thư vú(P1)
Các yếu tố như tuổi, giới tính, các yếu tố di truyền, do các gen đột biến làm ảnh hưởng tới nguy cơ gây ra tình trạng ung thư vú ở phụ nữ.
Chi tiếtCộng hưởng từ tuyến vú
Hội ung thư Mĩ khuyến cáo những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú nên tầm soát bằng cộng hưởng từ tuyến vú (MRI)
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này