Sinh mổ lần 2 và những điều mẹ bầu cần biết
Để có thể hạn chế rủi ro khi sinh mổ lần 2 thì mẹ bầu cần phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng về thời gian mang thai, mổ ở tuần bao nhiêu, hay cần phải biết chuẩn bị những gì. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin khi bạn muốn sinh mổ lần 2.
Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?
Thường, thời gian lý tưởng để sinh mổ lần 2 là bao giờ? Thời gian lý tưởng để mang thai lần 2 sau khi sinh mổ sẽ là vào năm thứ 1-3 sau khi sinh mổ lần đầu. Tức là thời gian chờ đợi trung bình giữa hai lần sinh là 18 tháng, hoặc có thể dài hơn nếu như người mẹ gặp phải các biến chứng trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở trước đó.
Đây là khoảng thời gian lý tưởng bởi thời gian như vậy sẽ giúp cơ thể người mẹ có đủ thời gian để lành sẹo mổ hoặc chấn thương nào đó gặp phải trong khi phẫu thuật.
Thêm nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì nguy cơ người mẹ gặp biến chứng thai kỳ như vỡ tử cung, sinh non hoặc thai nhẹ cân sẽ rất cao. Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khiến mẹ cần giãn cách giữa 2 lần sinh mổ đó là:
- Khi sinh mổ, lượng máu mất đi sẽ cao gấp đôi so với sinh thường (trung bình khoảng 1.5lít máu). Vì thế, cơ thể người mẹ cần có đủ thời gian để hồi phục hoàn toàn. Vì nếu thiếu máu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như việc sinh nở trong lần tiếp theo.
- Giãn cách giữa 2 lần sinh sẽ giúp làm giảm các biến chứng về sức khỏe như rách tử cung và nhau thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
- Giãn cách giữa 2 lần sinh sẽ giúp người mẹ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc em bé mới sinh, gắn bó tình cảm mẹ con, lên kế hoạch tốt cho lần mang thai tiếp theo.
- Giãn cách giữa 2 lần sính ẽ giúp khắc phục sức khỏe tinh thần, tránh bị trầm cảm.
Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ?
Thời gian mổ vào lần mang thai thứ 2 sẽ phụ vào tình trạng sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Theo như công bố của 1 nghiên cứu được trình bày trong cuộc họp của Hiệp hội Y học dành cho bà mẹ và thai nhi ở Dallas (bang Texas, Mỹ), thì thời điểm mổ đẻ lần 2 tốt nhất là ở tuần thứ 39 của thai kỳ.
Thời điểm này là thời điểm tốt nhất để thai nhi trong bụng có thể phát triển tối đa và cơ thể người mẹ có thể đáp ứng được. Nếu để quá 39 tuần có thể sẽ khiến thai nhi phát triển quá lớn gây khó sinh và làm căn bục vết mổ cũ, và còn khiến mẹ bầu phải chịu nỗi đau nhân đôi là đau chuyển dạ và đau khi mổ.
Còn nếu như sức khỏe mẹ không tốt và đã từng có tiền sử lưu thai, thai ngoài tử cung hoặc từng có can thiệp y tế để bỏ thai thì sinh mổ lần 2 vào tuần thứ 38 là an toàn nhất.
Tốt nhất, vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần đi kiểm tra sức khỏe của mình và thai nhi thường xuyên.
Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị những gì?
Vào lần sinh mổ thứ 2 mẹ bầu cần chuẩn bị:
- Lên lịch khám thai định kỳ: Để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và để kiểm tra vết mổ cũ của mẹ bầu.
- Chọn bệnh viện và đăng ký lịch mổ: Hãy tìm hiểu và lựa chọn những bệnh viện uy tín, tốt nhất là bệnh viện đã từng đẻ mổ trong lần đầu vì các bác sĩ đã nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như tình hình sinh lần trước. Thêm nữa, vào 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chủ động tới bệnh viện để đăng ký lịch mổ.
- Cần trao đổi với bác sĩ về kế hoạch sinh mổ sắp tới như là thời gian sinh, cho em bé tiếp xúc da kề da từ sớm,...
- Chú ý không nên ăn uống trước khi lên bàn mổ khoảng 6-8 tiếng để ca mổ đẻ diễn ra thuận lợi.
- Những vật dụng mà mẹ bầu cần mang theo: quần áo rộng thoải mái, tất chân, băng vệ sinh, dép mềm,...
- Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng bởi lần sinh mổ thứ 2 sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn.
Trên đây là những điều mà mẹ bầu cần biết khi muốn sinh mổ lần 2. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên biết tới khi sinh mổ lần 2, mà thấy có các biểu hiện như ra máu 3 tháng cuối thai kỳ, ra nước ối, thai nhi cử động ít hơn bình thường, đau bụng dữ dội ở bụng dưới và tử cung thì cần nhập viện để theo dõi ngay.
Bà bầu ăn bông thiên lý được không? Bà bầu ăn hoa thiên lý cần biết
Bông thiên lý vẫn được biết đến như một vị thuốc an toàn, tự nhiên chữa chứng mất ngủ. Câu hỏi bà bầu ăn bông thiên lý được không là thắc mắc của nhiều bà bầu.
Chi tiếtBà bầu ăn bột củ sen được không? Những lợi ích không ngờ tới
Người ta đã chế biến thành bột củ sen để có thể dùng được bất cứ lúc nào, bảo quản được lâu và dễ hấp thụ. Vậy bà bầu ăn bột củ sen có được không?
Chi tiết9 món kỵ cần lưu ý khi ăn trứng ngỗng nhất định phải biết
Để đảm bảo an toàn cần lưu ý khi ăn trứng ngỗng và chế biến bởi loại trứng này kỵ với khá nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là những lưu ý khi ăn trứng ngỗng.
Chi tiếtHướng dẫn cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu giàu dinh dưỡng
Trứng ngỗng cho bà bầu là nguồn cung cấp hàm lượng protein dồi dào. Cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu để trứng thơm ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao
Chi tiếtBà bầu ăn dâu da được không? Lưu ý khi bà bầu ăn dâu da
Vị ngọt và chua của dâu da cũng được rất nhiều bà bầu yêu thích vì có thể giảm cảm giác nghén. Vậy trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu ăn dâu da được không?
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn lê ki ma có tốt không?
Quả lê kia ma không được nhiều người yêu thích, nhưng với một số bà bầu thì đôi khi lại thèm ăn hay nghén ăn loại trái cây dân dã này và tim mua.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này