Hướng dẫn dịch tiếng anh chuyên ngành Dược Lâm Sàng cơ bản

Hướng dẫn dịch chuyên ngành Dược Lâm Sàng.

Mình xin trích dẫn hướng dẫn cách dịch tài liệu tiếng anh chuyên ngành Dược Lâm Sàng dành cho mọi người những lưu ý có thể mọi người không để ý và cũng có thể chưa biết tới.

Hướng dẫn dịch tiếng anh chuyên ngành Dược Lâm sàng

  • Tên bệnh nhân : Việt hóa và viết tắt. Ví dụ : bệnh nhân J. chuyển thành bệnh nhân K.
  • Tên nhóm thuốc tiếng Anh → bỏ « s » khi dịch và bổ sung "nhóm". Ví dụ : used NSAIDs, SSRIs→ dùng nhóm NSAID, nhóm ức chế tái hấp thu serotonine.

+ Tên thuốc gốc và biệt được quy ước viết như sau: Tên biệt dược (tên thuốc gốc).

+ Tên biệt được viết hoa chữ cái đầu tiên.

+ Tên gốc thuốc (generic) in nghiêng, đậm

+ Tên generic tra cách viết theo tên quốc tế WHO quy định. Tra tại: http://www.whocc.no/atc_ddd_index/updates_included_in_the_atc_ddd_index/

Ví dụ: Tên generic tiếng Pháp →chuyển sang tên generic quốc tế: rispridone → gõ Google « rispéridone ATC » → tìm được tên tiếng anh quốc tế tại WHOCC : http://www.whocc.no/atc_ddd_index/?code=N05AX08&showdescription=yes

→ tìm được tên tiếng anh quốc tế là « risperidone »

Ví dụ: Panadol (paracetamol - nhóm NSAID).
+ Quy tắc này áp dụng chung cho cả bài.

  • Nếu bài không có ít nhất một bảng hay ảnh minh họa thì chủ động tự tìm kiếm ảnh phù hợp với nội dung bài dịch + Ghi nguồn ảnh (Ví dụ : Ảnh từ Google).
  • Quy tắt viết số bằng chứ:
  • Nếu bắt đầu câu bằng số thì số đó phải được viết dạng chữ: Ví dụ: 12 bệnh nhân được kiểm tra ....>>> Mười hai bệnh nhận ...

+ Nếu số ở giữa hoặc cuối thì không cần: ví dụ: Có bệnh nhân được kiểm tra...

+ Trong nhiều trường hợp số 1 phải được ghi thành chữ: ví dụ: Tiến hành khảo sát trên số bệnh nhân

  • Font chữ : Times New Roman, cỡ chữ 12, canh lề đều 2 bên, hở dòng 1,5.
  • Tiêu đề viết thường, in đậm. Ví dụ: Ca lâm sàng
  • Bảng : Dòng « Tiêu đề bảng » và « Chú thích kí hiệu viết tắt » cho vào một hàng phía trên và dưới, nằm trong bảng. Xem phần ví dụ phía dưới.
  • "Chú thích kí hiệu viết tắt": in nghiêng, thứ tự như sau “NSAID (nonsteroidal anti-inflammatory drug): thuốc chống viêm không steroid.”

 

Tag Cloud

Blog post
10 May

Hoa Mắt Chóng Mặt Uống Thuốc Gì?

Và trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số loại thông dụng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc hoa mặt chóng mặt uống thuốc gì? Lưu ý, người bệnh cần đi khám xét trước để biết mình bị bệnh gì, từ đó có được sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị theo ý muốn.

Chi tiết

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ