Bệnh thận mạn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh
Bệnh thận mãn tính thường không có biểu hiện rõ ràng cho tới khi chức năng thận bị suy giảm đáng kể. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, và có thể gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận. Vì vậy, để tránh bệnh tiến triển nặng và mất kiểm soát thì bạn hãy bổ sung cho mình những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện, cách phòng ngừa,… của bệnh ở dưới đây nhé!
1. Bệnh thận mãn tính là bệnh gì?
Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu.
Bệnh thận mạn tính hay còn gọi là suy thận mãn tính tức là chức năng lọc máu của thận đang gặp vấn đề. Nếu tình trạng tổn thương này kéo dài trên 3 tháng và không thể được phục hồi thì được gọi là bệnh thận mãn tính.
Bệnh thận mãn tính rất nguy hiểm bởi khi ở giai đoạn đầu bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng, các dấu hiệu cảnh báo chỉ xuất hiện khi thận đã bị tổn thương.
2. Triệu chứng bệnh thận mãn tính
Bệnh nhân khi bị mắc bệnh thận mãn tính có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay biểu hiện nào khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Điều này rất nguy hiểm, vì thận có thể tổn thương một cách nghiêm trọng mà bạn không thể nhận ra.
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính như:
- Bị nôn hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
- Đi tiểu nhiêu hơn bình thường, hoặc ít hơn bình thường.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở.
- Chán ăn, không còn hứng thú trong ăn uống.
- Bị chuột rút, co giật cơ bắp.
- Da khô và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài.
- Ngủ kém.
- Sụt cân không lý do.
- Mệt mỏi và trở nên yếu đuối.
- Tinh thần ủ rũ, không có sức sống.
- Sưng bàn chân, mắt cá chân.
- Đau ngực, nếu các chất lỏng tích tụ xung quanh các niêm mạc của tim.
- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi.
- Huyết áp cao (tăng huyết áp) khó kiểm soát.
Mặc dù những biểu hiện trên là biểu hiện khi bị bệnh thận nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Vì thế khi có biểu hiện thì tốt nhất bạn nên đi khám tại các trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Đối với những trường hợp có nguy cơ bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, hoặc gia đình có người bị bệnh thận mãn tính, thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Điều này rất quan trọng để giúp thận của bạn hoạt động một cách tốt nhất có thể.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thận mãn tính
Nguyên nhân khiến bệnh thận mãn tính xảy ra đó chính là do chức năng của thận bị suy giảm, khiến tổn thương thận trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng hoặc nhiều năm.
Một số nguyên nhân gây nên bệnh thận mãn tính, bao gồm:
- Bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
- Huyết áp cao.
- Viêm cầu thận, viêm các đơn vị lọc của thận (cầu thận).
- Viêm thận kẽ, viêm ống thận và các cấu trúc xung quanh.
- Bệnh thận đa nang.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, do một số nguyên nhân như tuyến tiền liệt mở rộng, sỏi thận và một số bệnh ung thư.
- Trào ngược Vesicoureteral (VUR), một tình trạng khiến nước tiểu chảy ngược vào thận của bạn
- Nhiễm trùng thận tái phát, còn được gọi là viêm bể thận.
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính bao gồm:
- Bệnh tiểu đường.
- Huyết áp cao.
- Bệnh tim và mạch máu (tim mạch).
- Hút thuốc.
- Béo phì.
- Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận.
- Cấu trúc thận bất thường.
- Tuổi tác.
5. Biến chứng của bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể bạn. Các biến chứng tiềm ẩn do bênh gây ra có thể bao gồm:
- Gây ra tình trạng giữ nước, có thể dẫn đến sưng ở tay và chân, huyết áp cao hoặc dịch trong phổi (phù phổi).
- Khiến cho nồng độ kali trong máu tăng đột ngột (tăng kali máu), có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và có thể đe dọa đến tính mạng.
- Gây ra bệnh tim mạch.
- Khiến cho hệ cơ xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
- Gây ra tình trạng thiếu máu.
- Làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.
- Gây ra tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
- Làm giảm đáp ứng miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Viêm màng ngoài tim.
- Biến chứng thai kỳ mang đến rủi ro cho mẹ và thai nhi đang phát triển.
- Tổn thương không hồi phục đối với thận của bạn (bệnh thận ở giai đoạn cuối), cuối cùng cần phải lọc máu hoặc ghép thận để sống sót.
6. Phòng ngừa bệnh thận mãn tính
Để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận bạn có thể thực hiện 1 số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thực hiện theo hướng dẫn khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn: Khi sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và acetaminophen, bạn nên làm theo hướng dẫn trên bao bì. Uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn thương thận và nếu bạn bị bệnh thận nên hạn chế sử dụng những loại thuốc này. Hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn khi bạn sử dụng những loại thuốc này.
- Chú ý duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn có cân nặng ở mức phù hợp, bạn nên tập thể dục bằng cách vận động cơ thể hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn cần giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp giảm cân lành mạnh. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn tăng hoạt động thể chất hàng ngày và giảm lượng calo.
- Đừng hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm hỏng thận của bạn và làm tình trạng tổn thương thận hiện tại tồi tệ hơn. Nếu bạn thường hút thuốc lá, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách bỏ thuốc
- Kiểm soát tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có bệnh hoặc một tình trạng nào đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện các xét nghiệm để tìm dấu hiệu thận bị tổn thương.
Hiện nay để điều trị bệnh thận mạn tính thì Ketosteril chính là loại thuốc đang nhận được sự tin dùng từ phía nhiều y, bác sĩ cũng như từ phía bệnh nhân.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về căn bệnh thận mạn tính, hãy bổ sung thêm cho mình những kiến hức cần thiết để tự bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân trong gia đình bạn nhé!
Hướng dẫn cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ qua phương thức lây nhiễm và các triệu chứng trên da. Hãy cùng xem cách phân biệt bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ
Chi tiếtBệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không, làm sao để phòng chống?
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? và làm thế nào để phòng ngừa? Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan mạnh, vậy bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không
Chi tiếtBệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những dấu hiệu nhận biết
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào, và làm thế nào để nhận biết sớm về bệnh? Thông tin về bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào sẽ có trong bài viết này.
Chi tiếtGóc giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao?
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ là loại bệnh hiếm gặp, bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng.
Chi tiếtCẩm nang về bệnh suy tim: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Suy tim là một trong những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm. Và bài viết này sẽ giúp bạn biết suy tim là gì, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị,... ra sao.
Chi tiếtMách bạn: Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt sáng khỏe
Cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông ra sao? Bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách bảo vệ và chăm sóc mắt vào mùa đông giúp mắt luôn sáng khỏe.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này