Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
- Do tuổi tác: thoát vị đĩa đêm cột sống thường gặp ở người trung niên và cao tuổi
- Do công việc hằng ngày:
- Người có nghề nghiệp ngồi lâu, ít vận động hoặc đứng lâu, làm việc sai tư thế: nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may, giáo viên…
- Người thường xuyên vận động mạnh, bê vác nặng: công nhân, nông dân, người chuyên khiêng vác đồ…
- Do cân nặng cơ thể: người bị thừa cân, béo phì
- Yếu tố di truyền
- Chế độ ăn uống: Người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng
- Do các bệnh lý: người từng bị chấn thương, va đập mạnh tác động vào vùng cột sống…
Triệu chứng của thoát vị đĩa đêm cột sống
- Đau cột sống lưng
- Tê bì chân tay, mất cảm giác
- Đại tiểu tiện không tự chủ, mất kiểm soát
- Mất khả năng lao động, phụ thuộc vào người khác
- Teo cơ, teo chi; bại liệt vĩnh viễn…
Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
- Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống
- Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm.
- Trong một vài trường hợp ít bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng.
- Một số liệu pháp thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng:
- Phương pháp kéo nắn xương khớp
- Châm cứu
- Mát – xa
- Yoga
- Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị:
- Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, nên hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế
- Đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
- Tránh nằm quá nhiều: nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà do nằm quá nhiều gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.
Những kiến thức về bệnh gai cột sống mà bạn cân biết
Gai cột sống là bệnh thoái hóa cột sống, do sự hình thành các phần xương mọc ra hay còn gọi là gai xương phía ngoài và hai bên của cột sống.
Chi tiếtCách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả bằng cỏ dại
Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị dị ứng thời tiết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách dùng cỏ dại chữa khỏi chứng dị ứng thời tiết.
Chi tiếtBài thuốc dân dan chữa đau dạ dày hiệu quả
Viêm dạ dày là do niêm mạc dạ dày xuất hiện vùng tổn thương. Người bệnh cảm thấy đau cồn cào như thắt lại mỗi khi đói; đau vùng thượng vị .
Chi tiếtCách chữa trị cảm cúm, nhức đầu hiệu quả không dùng đến thuốc
Cách đơn giản sau sẽ giúp bạn đánh bay cảm cúm, nhức đầu cực hiệu quả mà không cần đến chúng bằng chính những thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp của bạn.
Chi tiếtMẹo trị mụn tại nhà hiệu quả mà không để lại vết thâm
Mụn là vấn đề đáng lo ngại của nhiều người, khiến họ tự ti với vẻ ngoài của mình. Hãy tìm hiểu cách trị mụn đơn giản mà hiệu quả tại nhà qua bài viết sau đây nhé!
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này