Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh như thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp, thường gặp ở những người cao tuổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cổ. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh thoái hóa đốt sống cổ qua bài viết sau đây.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh như thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý gặp phải ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ thường liên quan đến tuổi tác, nhưng hiện nay căn bệnh này không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ
Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai như:
- Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp cổ nhiều. Thoái hóa khớp cổ thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50.
- Di truyền: những người sinh ra có cơ địa khớp cổ không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoái hóa hơn người bình thường.
- Dinh dưỡng: ăn uống thiếu chất, không khoa học, uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp cổ.
- Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp cổ, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa.
- Thói quen sinh hoạt hằng ngày: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, hay gồng gánh…. Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp cổ phải chịu nhiều áp lực.
Trên đây là những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến các đốt sống vùng cổ, làm xuất hiện những thay đổi bệnh lý:
- Gai cột sống: sự thoái hóa đĩa đệm sẽ kích thích tủy sống tăng sinh, xuất hiện các gai xương gây đau và có thể chèn ép tủy sống.
- Thoát vị đĩa đệm: gây nên các vết nứt trên đĩa đệm, có thể ảnh hưởng đến tủy sống và rễ thần kinh.
- Xơ hóa dây chằng: kèm theo sự thoái hóa cột sống thì các dây chằng nối giữa các đốt sống với nhau cũng bị xơ hóa.
- Mất nước đĩa đệm: các đĩa đệm khô và co lại làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau khó khăn hơn dẫn đến gây đau cho bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường được biểu hiện bằng một số triệu chứng như:
- Đau nhức vùng cổ sau đó có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, 2 bên cánh tay,…
- Gặp khó khăn khi vận động vùng cổ do đau, vướng hoặc thậm chí vẹo cổ.
- Cánh tay bị tê liệt hoặc mất cảm giác
- Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp cổ cứng đờ khó cử động, cứng cổ thường gây đau khi di chuyển đầu, khi ho, hắt hơi.
- Dấu hiệu Lhermitte hay còn gọi là hiện tượng “ghế thợ cắt tóc”. Là cảm giác đau đớn và khó chịu một cách đột ngột, tưởng tượng như có luồng điện đi từ cổ xuống sống lưng và các chi. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng.
Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ:
- Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc. Thực hiện các bài tập cổ sẽ có ích cho các cơ vùng cổ.
- Điều trị bằng thuốc: viêm khớp vai có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: Xương khớp Nhất Nhất, Glucosamin Pharmekal 200 viên, Hyruan
- Phương pháp phẫu thuật: trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật như: loại bỏ một phần của đốt sống, loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương, hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.
Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
-
Chăm sóc, massage trực thường xuyên vùng cổ , không làm việc nặng quá gắng sức. Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh những căng thẳng cho vùng cột sống cổ.
-
Những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
- Bàn ghế tại nới làm việc nên có độ cao phù hợp. Khi ngồi làm việc nên chú ý đặt màn hình cách mắt 50-66 cm và dưới tầm nhìn mắt khoảng 10-20 độ, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt. Điểu chỉnh ghế để cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng.
-
Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngủ tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.
-
Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm đốt sống có thể gây liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ". khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
- Chú ý bổ sung các loại thực phầm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa và các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh xương khớp.
Trên đây là cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp đột sống mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến và đáng lo ngại ở nước ta, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương.
Chi tiếtNhững điều cần biết về bệnh vôi hoá cột sống
Vôi hoá cột sống là một tình trạng của lão hóa trên cột sống lành tính, là nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu khó chịu tại cột sống và có thể tổn thương thần kinh.
Chi tiếtTràn dịch màng khớp là bệnh như thế nào?
Tràn dịch màng khớp là bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày.
Chi tiếtNhững điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 là bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chi tiếtNhững điều cần biết về thoát vị đĩa đệm đốt sông cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề xương khớp khá phổ biến trong nhiều năm gần đây, thường gặp ở người cao tuổi.
Chi tiếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này