Những điều bạn cần biết về bệnh viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu cho người bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm khớp háng qua bài viết sau đây.
Viêm khớp cổ tay là bệnh gì?
Cổ tay là một bộ phận thiết yếu trên cơ thể con người. Viêm khớp cổ tay là tình trạng sụn ở giữa khớp cổ tay bị bào mòn đến mức làm cho xương bị cọ xát với nhau mà không có sụn đệm ở giữa. Chính từ việc chà xát này sẽ dẫn đến viêm, đau và các khớp bị cứng lại. Căn bệnh này sẽ làm cản trở những hoạt động tay của người bệnh, khiến người bệnh gặp khó khăn khi cầm nắm và cử động. Nếu không được điều trị kịp thời và tận gốc, các cơn đau không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay thường diễn ra do các nguyên nhân sau:
- Tuổi tác: viêm khớp cổ tay thường dặp ở những người trên 40 tuổi, tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp càng cao, tuy nhiên mỗi người có mức độ bệnh khác nhau
- Giới tính: nữ giới sẽ có nguy cơ bị viêm khớp cổ tay nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
- Bệnh lý: người có các bệnh như loãng xương, gãy xương, bong gân nặng cũng là tác động gây lên viêm khớp cổ tay
- Dinh dưỡng: người thừa cân béo phí, người thiếu vitamin D cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay cao hơn.
- Các hoạt động và công việc tạo áp lực lên cổ tay cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ tay
- Môi trường sống, thời tiết: Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân khiến các triệu chứng viêm khớp cổ tay tái phát lại.
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử về bệnh xương khớp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
- Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này hay xuất hiện ở những người trong độ tuổi ngoài 40. Lúc này cổ tay và bàn tay gặp phải những rối loạn khiến các tiết dịch ở quanh dây thần kinh cổ tay tăng. Vì vậy mà khớp cổ tay bị viêm, sưng, đau nhức và tê bì,…
Biểu hiện của bệnh viêm khớp cổ tay
Cách triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp cổ tay:
- Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động.
- Đau ở khớp cổ tay: Tổn thương ở ổ khớp có thể khiến khớp bị đau nhức khi cử động và vận động. Mức độ đau giảm dần khi nghỉ ngơi và tăng lên khi đi lại, vận động mạnh.
- Khớp sưng đỏ: Bề mặt da bên ngoài khớp có xu hướng sưng đỏ và nóng hơn so với những vùng da xung quanh. Triệu chứng này là hệ quả do ổ khớp tăng ma sát khi vận động, nhiễm trùng hoặc do tác động cơ học mạnh. Nếu xảy ra do chấn thương, bề mặt da bao xung quanh khớp thường có vết xây xước và bầm tím.
- Phát ra âm thanh khi cử động
Cách điều trị bệnh viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay được điều trị bằng một số phương pháp như:
- Vật lý trị liệu: sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da, bấm huyệt, châm cứu, massage, nẹp cổ tay, chườm nóng tay...
- Điều trị bằng thuốc Tây: một số thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp cổ tay như: Triamcinoid, AB - Glucosamine, Espacox 200mg
- Điều trị bằng các bài thuốc dân gian:
- Bài thuốc từ muối và gừng: Gừng tươi đem rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng. Sau đó, cho vào chảo rang chung với muối hạt cho đến khi hỗn hợp nóng lên. Tiếp đến, bạn đổ hỗn hợp ra khăn mỏng rồi chườm trực tiếp lên vùng khớp cổ tay đang bị đau.
- Bài thuốc từ muối và ngải cứu: Chuẩn bị một bó ngải cứu tươi, nhặt rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho nguyên liệu lên chảo rang đến khi khô thì cho muối hạt vào, đảo đều từ 1-2 phút. Tiếp đó, đổ hỗn hợp ra một tấm khăn mỏng, chườm lên vùng cổ tay bị đau khi hỗn hợp còn đang nóng.
- Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch, phơi cho héo đi một chút rồi đem sắc với nước khoảng 30 phút. Sau đó lấy nước để nguội rồi uống sau bữa ăn tối. Kiên trì thực hiện phương pháp này khoảng 20 ngày.
- Phương pháp phẫu thuật: dùng trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật cố định cổ tay, cắt bỏ hàng thứ nhất cổ tay, thay cổ tay...
Cách phòng bệnh viêm khớp cổ tay
Bạn có thể phòng bệnh viêm khớp cổ tay bằng các biện pháp sau:
- Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hormone thực vật và có tính kháng viêm cao, như đậu tương, hoa quả, các loại dầu cá. Bổ sung nhiều canxi, omega-3, glucosamine
- Tránh gây ra các chấn thương ở vùng khớp cổ tay.
- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau cổ tay đơn thuần và đau ngón tay cấp.
Trên đây là cách nhận biết bệnh viêm khớp cổ tay mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến và đáng lo ngại ở nước ta, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương.
Chi tiếtNhững điều cần biết về bệnh vôi hoá cột sống
Vôi hoá cột sống là một tình trạng của lão hóa trên cột sống lành tính, là nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu khó chịu tại cột sống và có thể tổn thương thần kinh.
Chi tiếtTràn dịch màng khớp là bệnh như thế nào?
Tràn dịch màng khớp là bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày.
Chi tiếtNhững điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm L5 – S1
Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 là bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chi tiếtNhững điều cần biết về thoát vị đĩa đệm đốt sông cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề xương khớp khá phổ biến trong nhiều năm gần đây, thường gặp ở người cao tuổi.
Chi tiếtThoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh diễn ra âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này