Nguyên tắc điều trị bệnh lao
1. Định nghĩa:
Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh có thể biểu hiện cấp tíh hay mạn tính.
Bệnh lao phổi.
2. Nguyên nhân:
Vi khuẩn lao người (Mycobacterium tubercculosis) là chủng chủ yếu gây bệnh lao trên TG. Các vi khuẩn khác thuộc họ Mycobacteria cũng có thể gây bệnh lao nhưng hiếm gặp.
Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, vi khuẩn này có đặc điểm:
- Là vi khuẩn ái khí
- Kháng cồn – kháng acid, bắt màu đỏ khi nhuộm Ziehl-Neelsen.
- Sinh sản chậm, thời gian phân đôi là 15 – 22h, tồn tại ở môi trường từ 3 – 4 tháng.
3. Cơ chế bệnh sinh.
Vi khuẩn lao xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải vi khuẩn lao trong không khí từ bệnh nhân lao ho, khạc nhổ, hắt hơi; ngoài ra có thể lây qua đường da, tiêu hóa.
Bệnh lao diễn biến qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn nhiễm lao ( lao sơ nhiễm)
- Giai đoạn lao thứ phát ( bệnh lao )
Khoảng 10% lao sơ nhiễm chuyển thành bệnh lao do hệ thống miễn dịch kém, 90% còn lại thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc có thể tự khỏi hoàn toàn.
4. Triệu chứng lao phổi:
4.1 – Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, chán ăn.
- Ra mồ hôi về đêm, sốt nhẹ kéo dài về chiều.
- Ho kéo dài > 2 tuần, có thể ho khan hoặc ho có đờm
- Đau ngực âm ỉ
- Khám phổi: không có gì đặc biệt hoặc có ít ran nổ rải rác.
4.2 – Triệu chứng cận lâm sàng
a/ Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm: là phương pháp đặc hiệu nhất
- Nhuộm soi trực tiếp theo phương pháp Ziehl-Neelsen,kết qủa AFB (+)
- Nuôi cấy trong môi trường Loeweinstein sau 8 tuần có khuẩn lạc mọc.
b/ Xét nghiệm máu:
- Số lượng và tỷ lệ bạch cầu lympho tăng.
- Tốc độ máu lắng tăng cao
c/ Phản ứng da với tuberculin:
- Mantoux (+)
d/ X quang phổi
Các tổn thương đa dạng, thường gặp các đám mờ ở đỉnh và hạ đòn 1hoặc 2 bên phổi.
Các dạng tổn thương:
- Nốt mờ
- Đám thâm nhiễm
- Hang lao
- U lao
- Nốt vôi hóa
- Các dải xơ ở phổi
5/ Nguyên tắc điều trị bệnh lao:
- Phải phối hợp thuốc.
- Phải dùng thuốc đúng liều và đủ thời gian quy định.
- Phải dùng thuốc liên tục, đều đặn.
- Điều trị thường chia 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.
- Điều trị có kiểm soát.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng.
Món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch
Món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết tới những Món ăn và bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Chi tiếtMách bạn: Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà
Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà.
Chi tiếtCách xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm bạn có biết?
Xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm.
Chi tiếtMách bạn: 10 thực phẩm tốt cho phổi
Những thực phẩm nào tốt cho phổi? Cùng xem bài viết sau đây để có thể nắm bắt được những thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn nên lưu ý hơn nhé!
Chi tiếtMách bạn: Một số cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
Cách chữa cảm cúm tại nhà như thế nào bạn có biết? Để chữa cảm cúm tại nhà bạn có thể sử dụng gừng, các loại hạt,... và nhiều thực phẩm khác.
Chi tiếtPhương pháp chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi
Chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư phổi phải làm như thế nào và phân loại các giai đoạn bệnh ung thư phổi ra sao theo guild line Pharmacotherapy 8th
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này