Bệnh cảm cúm và hướng dẫn điều trị bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm và hướng dẫn điều trị bệnh cúm

Bệnh cúm.

1. ĐỊNH NGHĨA

  • Hiện nay chúng ta đang gặp khá nhiều dịch cúm lớn xảy ra trên toàn thế giới như H5N1, H1N1, ... và nhiều dịch cúm đã lan rộng trên toàn thế giới nhanh chóng và gây ra nhiều trường hợp tử vong và hoang mang cho dân số thế giới.
  • Bệnh Cúm là bệnh do virus gây ra, có tỷ lệ tử vong và nhập viện cao, đặc biệt ở những người dưới 65 tuổi. 
  • Cúm lây truyền qua đường hô hấp và tốc độ lan truyền rất nhanh chóng. Mặc dù đã có nhiều vaccin phòng cúm nhưng chủng virus cúm biến đổi rất nhanh và khả năng kháng thuốc khá là cao. Chính vì vậy mà bệnh cúm được xem là 1 trong nhưng bệnh nguy hiểm và được chú ý nghiên cứu phát triển nhất để tránh những dịch bệnh lớn bùng phát ảnh hưởng sức khỏe toàn thế giới.

2. BIỂU HIỆN, TRIỆU CHỨNG BỆNH CÚM TRÊN LÂM SÀNG

  • Sốt trên 38 độ C.
  • Ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Nhức đầu.
  • Ho khan.
  • Đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
  • Mệt mỏi và yếu.
  • Nghẹt mũi.
  • Biểu hiện lâm sàng còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể và các bệnh mắc kèm (thói quen sinh hoạt và bệnh sẵn có của bản thân)
  • Dấu hiệu – triệu chứng bệnh thường được cải thiện sau 3 – 7 ngày dù mệt mỏi và ho có thể kéo dài thêm 2 tuần nữa.

3. XÉT NGHIỆM

  • Tiêu chuẩn vàng: nuôi cấy trong môi trường khuẩn lạc để xác định chính xác virus cúm.
  • Phương pháp nhanh: PCR, xét nghiệm phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
  • X-quang phổi: khi nghi ngờ viêm phổi chứ không phải do cúm virus.

4. CÁCH PHÒNG BỆNH

  • Hiện nay do chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm nên cách hiệu quả nhất là sử dụng biện pháp tiêm phòng vaccin.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh: nên giữ gìn vệ sinh và sử dụng các biện pháp tránh tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng,...
  • Khuyến khích tiêm phòng vắcxin cúm hàng năm cho tất cả những người từ 6 tháng tuổi trở lên và những người chăm sóc cho những trẻ dưới 6 tháng tuổi (như bố mẹ, giáo viên, người giữ trẻ). 
  • Tiêm vắc xin cũng được khuyến cáo dùng cho những người đang sống và/hoặc đang chăm sóc cho nhưng người có nguy cơ cao như cán bộ y tế hay người thân. Thời gian tốt nhất để tiêm vắcxin là tháng 10 hoặc tháng 11 để tăng cường và duy trì miễn dịch trong suốt thời điểm dễ mắc cúm nhất.
  • 2 vắcxin hiện nay được sử dụng để phòng cúm là vắc xin cúm mùa tam liên (trivalent influenza vaccine  -TIV)  và  vắc xin cúm sống giảm độc lực (live-attenuated  influenza vaccine -LAIV). Các chủng cụ thể trong vắcxin mỗi năm có thể thay đổi dựa vào kháng nguyên của virus. Trong đó, TIV được FDA công nhận dùng cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên bất kể tình trạng miễn dịch thế nào. Điều đáng chú ý hiện nay là trên thị trường cũng đã có vài loại vắcxin cúm khác được chấp nhận để tiêm phòng cho nhiều độ tuổi khác nhau (Bảng 41-1). 
  • Người trên 65 tuổi tiêm phòng vắcxin có thể tránh được biến chứng cũng như giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do cúm. Tuy nhiên, khả năng tạo ra kháng thể miễn dịch khi tiêm vắcxin ở nhóm người này yếu nên vẫn còn khả năng mắc bệnh.
  • Tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm TIV là đau nơi tiêm kéo dài dưới 48h. TIV có thể gây sốt và mệt mỏi ở những người lần đầu tiêm vắcxin. Phản ứng dị ứng (phát ban, sốc phản vệ toàn thân) hiếm khi xảy ra khi tiêm vắcxin phòng cúm và dường như là kết quả do bệnh nhân có phản ứng với loại protein trứng, là thành phần trong vắc xin. Tiêm phòng cúm nên hạn chế những người không có nguy cơ cao bị biến chứng cúm hay người mắc phải hội chứng Guillain–Barré trong vòng 6 tuần sau khi tiêm mũi vắc xin phòng cúm trước đó.
  • LAIV được sản xuất từ virus sống đã giảm độc lực, được chấp thuận dùng qua đường mũi ở những người khỏe mạnh từ 2 – 49 tuổi (Bảng 41-2). Ưu điểm của LAIV là dễ dùng, đường mũi được ưa chuộng hơn đường tiêm bắp và có khả năng gây đáp ứng miễn dịch hệ thống rộng hơn. 
  • LAIV chỉ được cho phép sử dụng một  phần ở trẻ trên 2 tuổi vì một số tài liệu cho rằng LAIV làm tăng bệnh hen suyễn và kích ứng đường hô hấp ở những trẻ dưới 5 tuổi. Tác dụng phụ điển hình của LAIV thường là sổ mũi, xung huyết mũi, đau họng, nhức đầu. LAIV không nên dùng ở những người bị suy giảm miễn dịch.

5. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

Do không có thuốc đặc trị nên mục tiêu điều trị của bệnh cúm chỉ là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng là chủ yếu: 

-    Kiểm soát triệu chứng
-    Ngăn ngừa biến chứng
-    Giảm thiểu thời gian nghỉ học/nghỉ làm
-    Ngăn chặn lây lan dịch bệnh


6. THUỐC ĐIỀU TRỊ

  • Oseltamivir: 
    • Người lớn: 75mg x 2lần/ ngày x 5 ngày (viên nang)
    • Trẻ: 
      • Dưới 3 tháng: 12mg x 2lần/ ngày
      • 3 – 5 tháng: 20mg x 2 lần/ngày
      • 6 – 11 tháng: 25mg x 2lần/ngày
      • Từ 1 tuổi
    • <15kg: 30mg x 2lần/ngày
    • 16 – 23kg: 45mg x 2lần/ngày
    • 23 – 40kg: 60mg x 2lần/ngày
    • >40kg: 75mg x 2lần/ngày
  • Zanamivir:
    • Người lớn: 2 lần hít mỗi 12h trong 5 ngày.
    • Trẻ em: 2 lần hít mỗi 12h trong 5 ngày dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.
  • Rimatadine:
    • Người lớn: 200mg/ngày chia 1 – 2 lần uống trong 7 ngày
    • Trẻ em:
      • 1 – 9 tuổi hoặc dưới 40kg: 6.6mg/kg/ngày chia 2 lần mỗi ngày (tối đa 150mg/ngày)
      • Từ 10 tuổi trở lên: 200mg/ngày chia 1 – 2 lần. Điều trị 5 – 7 ngày.
  • Amantadine: 
    • Người lớn: 200mg/ngày chia 1 – 2 lần trong 24 – 48 
    • Trẻ em:
      • Trên 12 tuổi: liều như của người lớn.
      • 1 – 9 tuổi: 5mg/kg/ngày 

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ