Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành là tình trạng một hoặc cả hai nhánh động mạch vành bị thu hẹp do các mảng bám tích tụ ở thành mạch gây khó khăn trong việc lưu thông máu và oxy cho cơ thể. Bệnh mạch vành có thể tiến triển thành xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Vì vậy, càng phát hiện và can thiệp điều trị sớm bệnh mạch vành có thể ngăn cản nguy cơ đột quỵ, tử vong cho người bệnh.
Nguyên nhân bệnh mạch vành
-
Tuổi tác: Nam trên 50 tuổi, nữ trên 55 tuổi là những đối tượng co nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác.
-
Giới tính: Nữ giới sau độ tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nam giới.
-
Di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị các bệnh về tim mạch thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn.
-
Tiền sử bị mắc bệnh huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu dễ mắc bệnh mạch vành hơn.
-
Ngoài ra, bệnh mạch vành có thể xuất phát từ lối sống ít vận động, ăn uống nhiều đồ dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.
Biểu hiện bệnh mạch vành
Những dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành phổ biến là:
-
Đau thắt vùng ngực hoặc đau âm ỉ
-
Đầy bụng
-
Cảm giác bị đè nén ở tim
-
Mệt mỏi
-
Chóng mặt, ngất xỉu
-
Tê vùng ngực
-
Người đổ mồ hôi
-
Khó thở
-
Buồn nôn
-
Tim đập nhanh
Ở nữ giới, các triệu chứng bệnh mạch vành thường nhẹ hơn nam giới.
Biến chứng bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Nhồi máu cơ tim: Khi tim hoạt động không hiệu quả dễ dàng hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch tim gây nhồi máu cơ tim, tắc động mạch não và đột quỵ.
-
Suy tim: là tình trạng dễ xảy ra khi cơ tim bị dày, cứng, phì đại khiến hiệu quả bơm máu lưu thông cơ thể không được đảm bảo.
-
Ngừng tim, đột tử: Mọi sự bất thường ở tim đều có thể khiến chức năng tim bị ảnh hưởng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm khiến tim ngừng đập đột ngột.
Cách điều trị bệnh mạch vành
Việc thay đổi lối sống và thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh mạch vành chậm tiến triển. Bên cạnh đó, dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc tại nhà dựa trên tiên lượng của bệnh nhân.
Khi các triệu chứng trên xuất hiện, bạn cần ngừng mọi hoạt động gắng sức và vận động, nghỉ ngơi ngay lập tức. Một số loại thuốc sẽ được dùng ngay tức thời là thuốc chẹn kênh calci, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc ức chế thụ thể beta.
Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bạn can thiệp phẫu thuật để nong mạch, phẫu thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Cách phòng ngừa bệnh mạch vành
-
Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.
-
Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… và giảm ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
-
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền… đều đặn 30 phút mỗi ngày.
-
Nếu thừa cân, béo phì, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để giảm cân về số cân nặng lý tưởng.
-
Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.
Thuốc điều trị bệnh mạch vành hiệu quả
Các thuốc điều trị bệnh mạch vành phổ biến nhằm mục đích giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bạn có thể được hướng dẫn dùng thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc chống đông để hạn chế hình thành cục máu đông, thuốc lợi tiểu để đào thải muối ra khỏi cơ thể. Bạn có thể tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh mạch vành hiệu quả dưới đây.