Bệnh động kinh
Động kinh là gì?
Động kinh hay còn có tên gọi khác là giật kinh phong, kinh giật hay phong xù. Bệnh động kinh là tình trạng rối loạn các chức năng thần kinh ở não và xảy ra theo từng cơn do sự phóng điện quá mức, đột ngột của các neuron.
Động kinh là tình trạng tái phát từ 2 cơn trở lên, không do sốt và cách nhau trên 24h, nguyên nhân do ngừng rượu hay thuốc đột ngột hoặc do rối loạn chuyển hóa cấp tính. Có 2 loại động kinh là cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ.
Nguyên nhân Động kinh
Các cơn động kinh thường không rõ nguyên nhân. Nhưng các bác sĩ sẽ cố phân tích những yếu tố dẫn đến động kinh, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng động kinh là:
-
Do các thương tổn trong cuộc sống hằng ngày không cẩn thận dẫn tới như: Bẩm sinh, tai nạn tại vùng đầu hay chấn thương sọ não.
-
Sốt cao, sau các cơn đột quỵ, co giật lặp lại nhiều lần.
-
Não bị nhiễm trùng như Viêm não Nhật BẢn, viêm màng não, viêm não.
-
Người uống rượu bia, sử dụng ma túy, hay người uống các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
-
Yếu tố di truyền góp 10-25% nguyên nhân mắc bệnh động kinh.
Dấu hiệu, triệu chứng của Động kinh
Bệnh Động kinh thường có các biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ tác động tới vùng não bị tổn thương.
-
Triệu chứng thường gặp nhất của cơn động kinh là co giật. Ban đầu người bệnh chỉ bị co giật một bộ phận như mắt, tay, chân sau đó là toàn bộ cơ thể.
-
Triệu chứng như ngửi thấy mùi khó chịu, tim đập nhanh, miệng có vị đắng, tanh, đột ngột hạ huyết áp, các cơn co giật lặp lại nhiều lần và cứ 2-3 phút một lần.
-
Triệu chứng sững sờ, tự nói chuyện một mình, nhìn chằm chằm một chỗ, miệng nhai chóp chép.
-
Khi bệnh nặng, bệnh nhân sẽ mất dần ý thức, không tự chủ được, không thể kiểm soát được các hành vi của mình.
Bệnh động kinh nếu không thể kiểm soát tốt sẽ dẫn tới thay đổi về tính cách, chậm phát triển về thể chất...
Khi bệnh nhân có biểu hiện co giật, ta nên tránh cho bệnh nhân không bị ngã, cho bệnh nhân nằm nghiêng nếu có đờm nhớt và lấy dị vật ra khỏi miệng nếu có.
Bệnh nhân không thể tự cắn vào lưỡi vì thế tuyệt đối không cho ngón tay hoặc nhét đồ vào miệng bệnh nhân tránh trường hợp bệnh nhân nuốt, hít phải dị vật, gây chấn thương vùng răng gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Phòng bệnh Động kinh
Các biện pháp phòng tránh bệnh động kinh là:
-
Tránh làm việc quá sức, không uống rượu bia, không hút thuốc, giảm căng thẳng.
-
Hạn chế xem, nhìn vào các ánh sáng chớp tắt liên tục.
-
Thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng tới bệnh nhân, vì vậy người bệnh nếu muốn có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chẩn đoán Động kinh
Chẩn đoán xác định: Người bệnh thường khám khi hết cơn co giật, vì vậy bác sĩ chỉ có thể dựa vào sự hỏi han về tình trạng, sự mô tả các cơn và các vết thương hay dấu vết trên cơ thể bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt:
-
Ngất: Bệnh nhân thường thấy chóng mặt và hạ huyết áp, sau đó mất ý thức ngắn, cần kiểm tra tim mạch cần thận.
-
Co giật do hạ calci máu: Các biểu hiện này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và biểu hiện này là do co cơ và rung giật cơ gây nên.
-
Cơn co giật phân ly (Hysteria): Cơn co giật này bệnh nhân thường biết trước và người bệnh không bị mất đi ý thức, cơn kéo dài, cơn giật không thành nhịp mà hỗn độn. Kiểm tra điện não đỗ và khám thần kinh đều thấy bình thường.
-
Cơn hạ đường huyết: Thường xảy ra khi bệnh nhân bị đói, bệnh nhân ngã xuống đất và toát mồ hôi, có khi co giật, hôn mê và không đột ngột như động kinh.
-
Cơn giật do sốt ở trẻ em: Xảy ra khi bị sốt cao và hết khi nhiệt độ hạ xuống và đây không phải là cơn động kinh.
Chẩn đoán nguyên nhân:
-
Bác sĩ sẽ cho người bệnh tiến hành các xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính sọ não,…
Điều trị Động kinh
Muốn điều trị động kinh trước hết ta phải biết nguồn gốc và nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp cụ thể theo từng tình trạng bệnh. Biện pháp điều trị bệnh động kinh hiện nay chủ yếu là dùng thuốc chống động kinh. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc đặc trị các cơn động kinh. Nếu bệnh nhân các tình trạng kháng thuốc thì có thể dùng các phương pháp khác như chế độ ăn Ketogenic, phẫu thuật thần kinh.
Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào từng đặc điểm lâm sàng của bệnh để được tối ưu hóa cho từng bệnh nhân cụ thể. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.