SaVi Glipizide 5 - Thuốc điều trị đái tháo đường (type II) hiệu quả

90,000 đ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-01-04 16:53:26

Thông tin dược phẩm

Số đăng ký:
VD-29120-18
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Viên nén
Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng:
36 tháng

Video

SaVi Glipizide 5 là thuốc gì?

  • SaVi Glipizide 5 là giải pháp hiệu quả được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường (type II) cho người lớn, mà chưa kiểm soát được việc tăng glucose trong huyết bằng chế độ tập luyện hàng ngày.Với các thành phần chính trong thuốc giúp kiểm soát lượng glucose huyết ở mức ổn định,mang lại sự an tâm cho người bệnh, thuốc được các bác sĩ chuyên khoa tin dùng.

Thành phần của SaVi Glipizide 5

  • Mỗi viên nén có chứa:  
  • Glipizide………………………….5 mg
  • Tá dược………………………….vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế

  • Viên nén.

Công dụng - Chỉ định của SaVi Glipizide 5

  • Bệnh nhân người lớn bị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type II), khi tăng glucose huyết không kiểm soát được bằng điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện.

Cách dùng - Liều dùng của SaVi Glipizide 5

  • Cách dùng:
    • Dùng đường uống.
    • Đối với liều 25 mg/lần, có thể bẻ đôi viên thuốc theo vạch chia trên viên.
    • Glipizid thường được uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để giảm tối đa nồng độ glucose trong máu sau khi ăn. Xác định liều glipizid phải dựa vào kết quả kiểm tra glucose trong máu, nước tiểu và phải tùy theo từng người bệnh để đạt được hiệu quả tối ưu. Người bệnh phải được giám sát chặt chẽ để xác định được liều tối thiểu glipizid có hiệu quả và để phát hiện thất bại tiên phát hay thứ phát của thuốc. Nếu liều lượng thích hợp không được thực hiện đúng, tụt glucose huyết có thể xảy ra.
  • Liều dùng:
    • Liều khởi đầu:
      • Liều khởi đầu ở người lón là 5 mg mỗi ngày trưóc bữa ăn sáng hay trước bữa ăn trưa.
      • Người bị đái tháo đường mức độ nhẹ, người cao tuổi hoặc người có bệnh gan liều khởi đầu là 2,5 mg mỗi ngày.
    • Điều chỉnh liều:
      • Liều được điều chỉnh theo khả năng dung nạp thuốc và đáp ứng điều trị của người bệnh. Liều lượng điều chỉnh thường tăng mỗi ngày 2,5 – 5 mg, mỗi đợt tăng cách nhau ít nhất vài ngày. Liều uống tối đa mỗi ngày một lần được khuyến cáo là 15 mg. Nếu uống ngày 1 liều không đạt hiệu quả, thì nên chia làm nhiều liều. Liều hàng ngày cao hơn 15 mg, nên chia làm nhiều liều trước bữa ăn.
    • Liều duy trì:
      • Một số bệnh nhân kiểm soát được đường huyết với 1 liều mỗi ngày. Tổng liều hàng ngày cao hơn 15 mg nên chia làm nhiều liều. Tổng liều tối đa một ngày được khuyến cáo là 20 mg.
    • Trẻ em: An toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em chưa được thiết lập.
    • Người già và bệnh nhăn có nguy cơ cao:
      • Liều khởi đầu và liều duy trì phải thận trọng ờ ngưòi già, người suy nhược, suy dinh dưỡng hoặc chức năng thận, gan suy kém để tránh tụt glucose huyết.

Chống chỉ định của SaVi Glipizide 5

  • Quá mẫn với glipizid, các dẫn xuất sulfonylurê khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Quá mẫn với Sulfonamid.
  • Người đái tháo đường nhiễm toan ceton hôn mê hoặc không hôn mê. Trường hợp này nên điều trị bằng insulin.
  • Đái tháo đường thiếu niên, đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường typ 1)
  • Suy thận hoặc suy gan nặng.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp nặng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đái tháo đường nặng hoặc không ổn định.
  • Nhiễm khuẩn hoặc sốt cao.
  • Hoại tử.
  • Chấn thương nặng.
  • Phẫu thuật.
  • Trẻ em.

Lưu ý khi sử dụng SaVi Glipizide 5

  • Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc:
    • Phải tư vấn, hướng dẫn người bệnh và các thành viên trong gia đình đầy đủ về bệnh đái tháo đường, hiện tượng tụt glucose huyết (các triệu chứng, cách xử trí và các nguyên nhân gây tụt glucose huyết), nguy cơ tiềm ẩn, lợi ích của liệu pháp glipizid và các điều trị khác. Cần giải thích cho người bệnh về thất bại tiên phát và thứ phát khi điều trị bằng glipizid. cần nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn, tập luyện và việc kiểm tra thường xuyên glucose huyết và nước tiểu.
    • Người thiếu enzym G6PD (glucose – 6- phosphate dehydrogenase): Glipizid thuộc nhóm sulfonylurê do đó nên thận trọng khi điều trị cho người bệnh thiếu enzym G6PD. Các thuốc thuộc nhóm sulfonylurê có thể gây thiếu máu tán huyết ở người thiếu enzym G6PD do đó nên thay bằng thuốc trị đái tháo đường khác.
    • Tất cả các sulfonylurê đều có thể gây tụt glucose huyết trầm trọng. Vì vậy, chọn đúng người bệnh, tìm liều thích hợp và hướng dẫn sử dụng thuốc là các điều quan trọng để tránh hiện tượng tụt glucose huyết.
    • Suy gan hoặc thận có thể làm tăng nồng độ glipizid trong máu và suy gan có thể làm giảm khả năng tạo glycogen, cả 2 yếu tố này làm tăng nguy cơ gây tụt glucose huyết trầm trọng.
    • Người cao tuổi, người bị suy nhược cơ thể hoặc suy dinh dưỡng, người suy tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đều rất nhạy cảm với các thuốc gây hạ glucose huyết. Tụt glucose huyết rất khó nhận ra ở nguời cao tuổi, người đang dùng thuốc chẹn beta. uống rượu, hoạt động, tập luyện kéo dài, lao động nặng, ăn ít không đủ calo, dùng nhiều thuốc chống đái tháo đường, suy tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đều rất dễ gây tụt glucose huyết.
    • Khi người bệnh đã có lượng glucose huyết ổn định nhưng bị các stress như sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn, phẫu thuật phải ngừng ngay glipizid và thay bằng insulin.
    • Hiệu quả điều trị của bất kì một thuốc uống hạ glucose huyết nào kể cả glipizid làm giảm glucose huyết đến mức độ mong muốn, đều bị giảm sau một thời gian điều trị, có thể do bệnh nặng lên hoặc do giảm đáp ứng với thuốc. Hiện tượng này được gọi là thất bại điều trị thứ phát để phân biệt với thất bại điều trị tiên phát (không giảm được glucose huyết thỏa đáng khi đã dùng liều tối đa khuyến cáo).
    • Phải giám sát, đánh giá đều đặn lâm sàng và xét nghiệm bao gồm định lượng glucose huyết và nước tiểu, để xác định liều tối thiểu có hiệu quả và để phát hiện thất bại điều trị tiên phát hoặc thất bại điều trị thứ phát. Phải ngừng glipizid, khi thấy thuốc không còn tác dụng khi đang điều trị duy trì (thất bại điều trị thứ phát).
    • SaVi Glipizide 5 có chứa lactose nên bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

  • Xếp hạng cảnh báo:
    • AU TGA pregnancy category: C
    • US FDA pregnancy category: C
  • Thời kỳ mang thai:
    • Các nghiên cứu cho thấy glipizid gây độc bào thai mức độ trung bình ờ chuột mang thai ở tất cả các liều 5-50 mg/kg. Trong các nghiên cứu trên chuột và thỏ, thuốc không gây quái thai. Chưa có nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Chống chỉ định dùng glipizid cho người mang thai. Trong trường hợp này, thay glipizid bằng insulin.
  • Thời kỳ cho con bú:
    • Mặc dù không biết glipizid có tiết qua sữa hay không, nhưng một số sulfonylurê tiết được qua sữa. Tụt glucose huyết có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ do đó không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu ngừng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn không kiểm soát được glucose huyết thì nên điều trị bằng insulin.

Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc

  • Chưa có nghiên cứu về ảnh hường của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác. Khi mới bắt đầu dùng thuốc hay sử dụng thuốc không thường xuyên thì nên thận trọng, phòng hiện tượng tụt glucose huyết (chóng mặt, nhức đầu, run, vã mồ hôi, ngất). Nếu hiện tượng này xảy ra thì không nên lái xe hay vận hành máy máy móc.

Tác dụng phụ của SaVi Glipizide 5

  • Các nghiên cứu cho thấy, phản ứng phụ nghiêm trọng ít xảy ra. Trong 702 bệnh nhân, có 11,8% có phản ứng phụ và chỉ có 1,5% phải ngừng điều trị bằng gliplzid.
    • Thường gặp, 1/100 < ADR <1/10:
      • Chuyển hóa và nội tiết: Tụt glucose huyết.
      • Tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng.
    • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
      • Thần kinh (1): Chóng mặt, buồn ngủ, run.
      • Mắt (1): Nhìn mờ.
      • Tiêu hóa: Nôn.
      • Da (3): Bệnh eczema.
      • Gan (4): Vàng da.
    • Khác (chưa rõ về tần suất):
    • Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, giảm toàn thể huyết cầu.
    • Chuyển hóa và nội tiết: Hạ natri huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin, hội chứng tương tự disulfiram, hội chứng tiết hormon kháng niệu không thích hợp (tiểu tiện ít, gây ứa nước, giảm natri huyết và tác động đến hệ thần kinh).
    • Thần kinh (1): Nhức đầu, nhầm lẫn.
    • Mắt (1): Nhìn đôi, giảm thị lực, rối loạn thị giác.
    • Tiêu hóa (2): Táo bón.
    • Gan(4): Rối loạn chức năng gan, viêm gan.
    • Da(3): Phát ban, ban đỏ, mày đay, ngứa, chàm, phát ban dạng sởi, phát ban dát sần, mẫn cảm với ánh sáng.
    • Bệnh bẩm sinh, di truyền: Bệnh porphyrin.
    • Khó chịu (1).
    • Tăng enzym aspartat aminotransferase (5), enzym lactat dehydrogenase huyết (5), enzym alkalin phosphatase huyết (5), tăng ure huyết (5), tăng creatinin huyết (5).
  • Ghi chú:
    • (1) Các tác dụng phụ này thường  thoáng qua và không cần phải ngưng điều trị. Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của tụt glucose huyết.
    • (2) Những tác dụng phụ này sẽ hết khi chia nhỏ liều hoặc giảm liều.
    • (3) Các tác dụng phụ này thưòng tạm thời và tự hết khi tiếp tục dùng thuốc. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ này kéo dài, không hết thì nên ngưng thuốc.
    • (4) Không nên tiếp tục uống thuốc nếu xảy ra.
    • (5) Mối liên hệ với glipizid chưa rõ.
  • Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
  • Hướng dẫn cách xử trí ADR:
    • Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

Tương tác thuốc

  • Các thuốc sau làm tăng tác dụng, hạ glucose huyết:
    • Chống chỉ định kết hợp:
      • Miconazol: Làm tâng tác dụng hạ glucose huyết ra các triệu chứng của tụt glucose huyết, gây ra hôn mê.
    • Tránh kết hợp:
      • Thuốc chống viêm không Steroid (ví dụ như Phenylbutazon): Làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của sulfonylurê.
      • Rượu: Làm tăng khả năng tụt glucose huyết, có thể gây hôn mê tụt glucose huyết.
      • Thận trọng khi kết hợp:
      • Fluconazol: Làm tăng thời gian bán thải của sulfonylurê, có thể gây ra các triệu chứng của tụt glucose huyết.
      • Voriconazol: Mặc dù chưa có nghiên cứu nhưng voriconazol có thể làm tăng nồng độ huyết tương của sulfonylurê (ví dụ như tolbutamid, glipizid và glyburid) do đó gây tụt glucose huyết. Phải theo dõi glucose huyết chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị kết hợp.
      • Salicylat (acid acetylsalicylic): Ở liều cao acid acetylsalicylic làm tăng tác dụng hạ glucose huyết.
      • Thuốc chẹn beta: Tất cả các thuốc chẹn beta đều che dấu một số triệu chứng tụt glucose huyết (như đánh trống ngực và tim đập nhanh). Thuốc chẹn beta không chọn lọc trên tim làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tụt glucose huyết.
      • Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin: Làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của sulfonylurê.
      • Cimetidin: Có thể làm tăng tác dụng hạ glucose huyết của glipizid.
      • Tụt glucose huyết do sulfonylurê, nhìn chung có thể tăng bởi các thuốc ức chế MAO, quinolon và các thuốc liên kết với protein cao như: Sulfonamid, cloramphenicol, probenecid, coumarin và fibrat.
  • Thuốc sau đây có thể làm giảm tác dụng hạ glucose huyết:
    • Tránh kết hợp:
      • Danazol: Danazol có thể gây ra đái tháo đường. Nếu không thể ngừng uống danazol thì cần cảnh báo bệnh nhân và khuyên bệnh nhân theo dõi chặt chẽ glucose huyết và nước tiểu. Có thể điều chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường trong quá trình điều trị với danazol và sau khi ngừng danazol.
      • Thận trọng khi kết hợp:
      • Các thuốc phenothiazin (như clorpromazin) liều cao (> 100 mg/ngày clorpromazin): Làm tăng glucose huyết (do giảm phóng thích insulin).
      • Corticosteroid: Làm tăng glucose huyết.
      • Các thuốc giống giao cảm (như ritodrin, salbutamol, terbutalin): Làm tăng glucose huyết do kích thích thụ thể ß2- adrenegic.
      • Progestogen: Progestogen có thể gây đái tháo đường. Cảnh báo bệnh nhân và khuyên bệnh nhân theo dõi chặt chẽ glucose huyết và nước tiểu. Có thể điều chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường trong quá trình điều trị với progestogen, corticoid, thuốc an thần và sau khi ngừng các thuốc trên.
      • Một số thuốc khác có thể gây tăng glucose huyết và mất khả năng kiểm soát glucose huyết như: thuốc lợi tiểu thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, hormon tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thai, phenytoin, acid nicotinic, thuốc chẹn kênh calci và isoniazid.
      • Khi các thuốc trên được chỉ định (hoặc ngừng chỉ định) cho bệnh nhân đang điều trị với glipizid, bệnh nhân nên theo dõi chặt chẽ hiện tượng tụt glucose huyết.

Xử trí khi quên liều

  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra, nếu gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, chỉ sử dụng liều tiếp đó. Không dùng gấp đôi liều.

Xử trí khi quá liều

  • Triệu chứng: Tụt glucose huyết, đau nhói môi và lưỡi, buồn nôn, ngáp, lú lẫn, kích động, nhịp tim nhanh, ra mồ hôi, co giật, hôn mê.
  • Cách xử trí: Chủ yếu là cho dùng glucose và điều trị hỗ trợ. Bệnh nhân phải được giám sát chặt chẽ cho tới khi phục hồi hoàn toàn.
  • Nếu chỉ có triệu chứng tụt glucose huyết mà không mất ý thức hoặc tác dụng bất thường về thần kinh, phải tích cực cho uống glucose, điều chỉnh liều glipizid và bữa ăn thích hợp. Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ cho đến khi bệnh nhân hết nguy hiểm.
  • Nếu tụt glucose huyết nặng có hôn mê, co giật hoặc các tổn thương thần kinh khác, phải điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Phải tiêm tĩnh mạch nhanh dung dịch dextrose 50%, tiếp theo ngay là truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch dextrose 10% với tốc độ truyền đù để duy trì nồng độ glucose huyết lớn hơn 5,55 mmol/1. Bệnh nhân cần phải được theo dõi ít nhất 24 – 48 giờ sau khi tỉnh vì tụt glucose huyết có thể tái lại.
  • Than hoạt hấp phụ tốt glipizid, có tác dụng tốt nhất trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều. Vì glipizid gắn mạnh vào protein, thẩm phân máu có thể không – làm tăng đào thải thuốc. Quá trình đào thải glipizid có thể kéo dài ờở người có bệnh gan.

Bảo quản

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 30 độ C.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Hạn sử dụng

  • 36 tháng.

Quy cách đóng gói 

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất

  • Công ty cổ phần dược phẩm SaVi.

Sản phẩm tương tự


Câu hỏi thường gặp

Các bạn có thể dễ dàng mua SaVi Glipizide 5 - Thuốc điều trị đái tháo đường (type II) hiệu quả tại Trường Anh Pharm bằng cách:

  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h
  • Mua hàng trên website: https://quaythuoctruonganh.com
  • Mua hàng qua số điện thoại hotline: 0971.899.466
  • Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ