Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi bị viêm nhiễm cấp tính, đây là bệnh phổi phổ biến do virus gây nên. Tiểu phế quản là các cuống phổi nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2mm và không có sụn đỡ nâng nên khi bị viêm rất dễ xẹp lại, khiến cho đường thở bị tắc nghẽn không dẫn được lượng khí thở vào phổi.
Bệnh viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trẻ sơ sinh. Bệnh khiến cho trẻ bị khó thở và thiếu oxy để thở.
Nguyên nhân Viêm tiểu phế quản
Nguyên nhân dẫn tới bệnh Viêm tiểu phế quản:
-
Do các virus trong đường hô hấp gây ra như virus hợp bào hô hấp, virus này có khả năng lây lan rất nhanh, mạnh và có khả năng phát triển thành dịch.
-
Ở trẻ em hay người lớn đều bị nhiễm virus này nhưng chỉ có biểu hiện như ho, cảm thông thường. Còn trẻ em dưới 2 tuổi hay trẻ dưới 6 tháng có thể bị lấy và biến chứng thành viêm tiểu phế quản.
Triệu chứng Viêm tiểu phế quản
Nếu gặp các triệu chứng dưới đây cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp của viêm tiểu phế quản là:
-
Khó thở, thở nhanh và thở khò khè.
-
Có thể sốt 4-5 ngày.
-
Ho như ho gà và ho nhiều.
-
Da tím tái, trẻ hay nôn trớ, bỏ bú.
-
Hơi thở gấp gáp, cánh mũi phập phồng, khi thở lồng ngực rút lõm.
Biến chứng Viêm tiểu phế quản
Bệnh viêm tiểu phế quản nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng sau:
-
Suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, xẹp phổi đây là các biến chứng thường gặp nhất khi bị viêm tiểu phế quản.
-
Biến chứng nặng hơn có thể dẫn tới tử vong nếu như trẻ bị sinh non - nhẹ cân, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, trẻ suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Viêm phế quản là bệnh có thể lây nhiễm và lây lan qua đường không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây khi tiếp xúc qua miệng hay chạm tay vào mũi của người bệnh.
Phòng ngừa Viêm tiểu phế quản
Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản là:
-
Bổ sung đủ nước cho trẻ, giúp làm dịu ho và loãng đờm.
-
Sát khuẩn họng và mũi cho trẻ bằng nước muối 0.9%.
-
Nếu trẻ ho ít, sổ mũi, hắt hơi thì đưa ngay trẻ đến cơ sử y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp tình trạng của trẻ nặng hơn như sốt cao dùng thuốc không hạ, nôn trớ, bỏ bú, thở nhanh, da tím tái, thở khò khè, lồng ngực rút lõm,... thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện để ter được:
-
Hút đờm dãi cho đường thở thông thoáng.
-
Truyền dịch cho trẻ.
-
Cung cấp đủ nước cho trẻ.
-
Cho trẻ thở oxy nếu trẻ quá khó thở.
-
Sử dụng khí dung như thuốc giãn phế quản hoặc nước muối để giảm triệu chứng khò khè.
Điều trị Viêm tiểu phế quản
Nếu muốn điều trị bệnh trước tiên ta phải biết nguyên nhân và tình trạng để có thể đưa ra phương pháp chính xác để điều trị. Điều trị viêm tiểu phế quản có 2 hướng chính là liệu pháp kháng sinh và điều trị triệu chứng.
-
Điều trị triệu chứng: Bổ sung chất điện giải, cung cấp oxy và nước đầy đủ cho trẻ. Nếu trẻ bị bội nhiễm khuẩn thì nên cho trẻ sử dụng kháng sinh và phối hợp điều trị các bệnh lý.
-
Điều trị ngoại trú: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc bé tại nhà nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, sử dụng các loại thuốc ho từ thảo dược cho trẻ dưới dạng siro. Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sin lý cho trẻ. Nếu có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng hơn phải khám lại ngay.
-
Điều trị nội trú: Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp cần nhập viện ngay để được điều trị.