Thoái hoá khớp tay
Thoái hoá khớp tay là gì?
- Tình trạng thoái hoá khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào, kể cả những khớp nhỏ nhất như khớp tay. Thoái hoá khớp tay là tình trạng khớp bàn tay, khớp ngón tay bị đau nhức, sưng tấy, biến dạng do sụn khớp bị bào mòn chèn ép vào các dây thần kinh. Người bệnh khó có thể cử động linh hoạt cổ tay hay các ngón tay, không thể cầm nắm đồ vật, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân thoái hoá khớp tay
- Người lao động bằng tay nhiều: Những người có tính chất công việc sử dụng nhiều đến các động tác tay như thợ cắt tóc, nhân viên văn phòng, thợ làm bánh, người thường xuyên chơi các nhạc cụ có khả năng bị thoái hoá khớp tay cao hơn người bình thường.
- Chấn thương khớp tay: Những người bị chấn thương khớp tay gây gãy tay, trật khớp, đã từng phẫu thuật có nguy cơ thoái hoá khớp tay nhanh hơn do khả năng phục hồi của xương khớp không còn được như ban đầu.
- Giới tính, tuổi tác: Theo số liệu thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp tay cao hơn nam giới. Tỷ lệ này càng chênh lệch nhiều ở những người cao tuổi.
- Cân nặng: Những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn, không chỉ thoái hoá khớp ở khớp tay mà còn ở các khớp toàn thân.
- Thói quen xấu: Nhiều người thường có thói quen bẻ khớp cổ tay, bẻ khớp ngón tay khi thấy nhức mỏi. Thói quen này chính là nguyên nhân làm hư hại sụn khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hoá khớp, về lâu dài khiến khớp biến dạng trầm trọng.
- Suy giảm hormone estrogen: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh. Ở các giai đoạn này, khả năng tái tạo sụn của cơ thể bị suy giảm trầm trọng khiến phụ nữ dễ bị thoái hoá khớp tay.
Triệu chứng thoái hoá khớp tay
- Đau nhức ở vùng khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp bàn tay
- Tay thường xuyên bị tê cứng, khó cử động, cứng các khớp. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ngủ trưa.
- Khớp tay bị sưng tấy
- Lực bàn tay, ngón tay yếu, vụng về, không linh hoạt.
- Các triệu chứng và tình trạng đau nhức khớp tay sẽ tăng lên khi bạn thử ấn mạnh vào khớp, làm việc bằng tay trong thời gian dài liên tục hay khi thời tiết chuyển mùa. Với bệnh thoái hoá khớp tay giai đoạn đầu, các cơn đau thường không dữ dội mà chỉ đau âm ỉ, thời gian kéo dài chỉ 15-30 phút. Ở giai đoạn muộn, các cơ tay bị teo nhỏ dần khiến bàn tay, ngón tay bị biến dạng, hình thành các chồi xương mọc ở các khớp ngón tay.
Chẩn đoán thoái hoá khớp tay
Để chẩn đoán thoái hoá khớp tay, ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng và thăm hỏi tần suất các cơn đau nhức. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện:
- Chụp X-quang khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay: Phát hiện tình trạng gai xương, hốc xương, hẹp khe khớp, thoái hoá sụn khớp.
- Xét nghiệm máu: Thường thì phương pháp này chỉ cần thực hiện khi bác sĩ cần loại bỏ khả năng của các bệnh lý liên quan như viêm khớp dạng thấp để chắc chắn về tình trạng thoái hoá khớp tay.
Cách điều trị thoái hoá khớp tay
- Dùng thuốc điều trị thoái hoá khớp tay:
- Thoái hoá khớp tay là bệnh lý mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị để giảm đau, kháng viêm và làm chậm quá trình thoái hoá khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị tại nhà và dùng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường chức năng xương khớp uy tín.
- Vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hoá khớp tay: Duy trì tập luyện các bài tập đơn giản để duy trì độ linh hoạt của các khớp tay:
- Luyện tập khớp từng đốt tay: Đặt một bàn tay lên mặt bàn, bàn tay còn lại đặt lên trên để cố định thẳng các ngón ta và chừa 1 đốt ngón tay cuối cùng. Co lên và duỗi thẳng các đốt ngón tay cuối, sau đó lần lượt đến các đốt ngón tay còn lại như hình dưới.
- Luyện tập các khớp ngón tay: Mở bàn tay ra, dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào các chạm vào các ngón tay. Đầu tiên là ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. Thực hiện lập đi lập lại từng bàn tay.
Cách phòng ngừa thoái hoá khớp tay hiệu quả
- Tránh lao động dùng tay trong thời gian dài liên tục. Bạn nên để tay có thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để tránh nhức mỏi.
- Mỗi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay để các khớp được dẻo dai linh hoạt, phòng ngừa cứng khớp.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì và các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, bệnh gout.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống đủ chất và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khoẻ.
- Thư giãn cho bàn tay bằng cách ngâm bàn tay vào nước muối ấm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
- Khi tay bị chấn thương, cần chú ý và không nên chủ quan và để ý các triệu chứng bệnh thoái hoá khớp tay để can thiệp điều trị bệnh kịp thời.
Thuốc điều trị thoái hoá khớp tay được chuyên gia khuyên dùng
Với những trường hợp bệnh nhân thoái khoá khớp tay ở mức độ nhẹ đến vừa và chưa xảy ra biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị tình trạng đau nhức, sưng tấy, kháng viêm và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân có thể dễ dàng tự sử dụng thuốc để điều trị tại nhà.
Tham khảo các thuốc điều trị bệnh thoái hoá khớp tay hiệu quả đang được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng dưới đây.