Hen phế quản
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn, đây là bệnh lý về đường hô hấp do tình trạng viêm đường dẫn khí gây nên. Bệnh hen phế quản rất nhạy cảm và phản ứng rất mạnh với thời tiết. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như khò khè, khó thở, tức ngực, thở rít, ho,... và bệnh thường gặp ở người bệnh có cơ địa nhạy cảm. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và gây ra những biến chứng không lường trước được.
Nguyên nhân của bệnh hen phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản. Các nguyên nhân thường gặp gây nên cơn hen phế quản do dị ứng là:
- Do dị ứng như dị ứng với khói bụi, phấn hoa, ô nhiễm môi trường, hóa chất hoặc do thực phẩm gây dị ứng.
- Do Virus RSV hay parainfluenza gây ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp.
- Do vận động: Khi vận động mạnh, vận động ở cường độ cao bạn thở nhanh qua đường miệng, làm hẹp đường thở do phản ứng với không khí hanh khô gây nên.
- Do nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,...
Các nguyên nhân khác như:
- Yếu tố tâm lý: căng thẳng, tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản.
- Rối loạn tình dục, nội tiết tố.
Triệu chứng của hen phế quản
Các triệu chứng của hen phế quản là:
-
Triệu chứng của giai đoạn khởi đầu hen thường xảy ra vào buổi sáng sớm và ban đêm.
-
Triệu chứng báo trước của hen phế quản như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa nhẹ...
-
Triệu chứng giai đoạn ác tính phát bệnh như khi thở cảm thấy khó khăn, toát vã mồ hôi, có thể gặp triệu chứng vật vã, hốt hoảng, nói ngắt từ hoạc nói câu ngắn. Trong lúc khó thở thấy khò khè, đây là triệu chứng điển hình và thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết, khí có kích thích, bị nhiễm trùng...
Các triệu chứng thường kết thúc sau khi khạc ra nhiều đờm hay sau các đợt ho. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Hen phế quản như:
-
Tiền sử gia đình có người bị bệnh hen, cơ địa dị ứng.
-
Tiếp xúc với các tác nhân có thể dẫn đến cơn hen, người đã được chẩn đoán bị bệnh hen phế quản.
Cách xử trí khi gặp triệu chứng hen phế quản
Cách xử trí khi gặp triệu chứng hen phế quản:
-
Tránh xa các nguyên nhân gây nên cơn hen.
-
Mau chong đưa người bệnh tới nơi có không khí thông thoáng.
-
Làm loãng đờm cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước.
-
Cho người bệnh dùng thuốc cắt cơn hen.
-
Đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
Cách phòng ngừa hen phế quản
Cách phòng ngừa bệnh hen phế quản là:
-
Hạn chế hay không được tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,...
-
Tránh ăn những thực phẩm dẫn tới dị ứng.
-
Phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
-
Tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
Chẩn đoán hen phế quản
Cần phân biệt bệnh hen phế quản với các bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen tim, biến chứng. Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh hen phế quản là:
-
Triệu chứng lâm sàng của bệnh.
-
Khám lâm sàng: Căn cứ vào tình trạng và triệu chứng của bệnh nhân.
-
Đo chức năng hô hấp: làm Hô hấp ký, đo lưu lượng đỉnh.
-
Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT hay X-Quang ngực.
-
Một số xét nghiệm khác: xét nghiệm NO, xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm bạch cầu trong đàm,…
Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi được hoàn toàn, chỉ có thể phòng tránh và khắc phục để cho bệnh không biến chứng nặng hơn. Nếu bệnh được điều trị đúng phương pháp thì có thể kiểm soát được.
Điều trị bệnh hen phế quản
Tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi, yếu tố kiểm soát và yếu tố khởi phát mà ta có cách điều trị hợp lý. Một số cách điều trị bệnh hen phế quản như:
-
Điều trị bằng cách cắt hạch giao cảm cổ, cấy chỉ Castgut vào huyệt,...
-
Dùng máy xông mũi họng.
-
Điều chỉnh lối sống như tập thể dục ở mức vừa phải và đều đặn, ăn uống hợp lý, bổ sung rau xanh và trái cây tươi sạch, thường xuyên vệ sinh nơi ở, tránh tiếp xúc với khói bụi.
-
Dùng thuốc kiểm soát hen suyễn dài hạn, thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh.
-
Điều trị dị ứng được đặt ra ở bệnh nhân hen dị ứng.