Viêm phế quản
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm ống niêm mạc phế quản, còn là hiện tượng viêm đỏ vùng niêm mạc, khiến người bệnh khó chịu, ngứa rát cổ họng và có thể có mủ làm cho người bệnh ăn uống nói chuyện khó khăn hơn. Có 2 tình trạng viêm phế quản là:
- Viêm phế quản cấp tính được gây ra bởi vi rút hoặc vi khuẩn tại niêm mạc cổ họng một cách bất ngờ mà người bệnh chưa gặp trước đó.
- Viêm phế quản mãn tính đây là tình trạng không được điều trị dứt điểm và bị tái phát nhiều lần. Nếu bệnh này không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Biến chứng này cực kỳ khó điều trị và rất nguy hiểm.
Lông mao bị tổn thương do bị viêm phế quản
Nguyên nhân của Viêm phế quản
Các nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản là:
- Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính là: Do vi khuẩn hoặc vi rút gây nên. Ngoài ra còn do tụ cầu hay phế cầu khuẩn, bội nhiễm vi khuẩn.
- Nguyên nhân viêm phế quản mãn tính là do trong thời gian dài bệnh nhân bị viêm phế quản. Nguyên nhân chính gây bệnh là do làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc hút thuốc lá.
Viêm phế quản do vi khuẩn, ô nhiễm môi trường
Triệu chứng của Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có triệu chứng gần như cảm cúm thông thường, nếu người bệnh không để ý sẽ khó phát hiện ra mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản như:
- Nhức đầu, đau họng, đổ mồ hôi lạnh.
- Cảm thấy mệt mỏi, chảy nước mũi, có sốt nhẹ.
- Hay bệnh nhân còn có các triệu chứng như đau cơ, tức ngực khó thở, ho khạc ra nhầy.
Bệnh viêm phế quản có thể biến chứng thành viêm phổi. Viêm phổi thương phát triển ở người lớn tuổi, người hút thuốc và những người bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời.
Chẩn đoán Viêm phế quản
Một số các biện pháp chẩn đoán của bệnh viêm phế quản là:
- Chụp X-quang phổi khi bệnh nhân có các triệu chứng như khạc đờm, ho và các dấu hiệu như: Người bệnh >75 tuổi, Thở >24 lần/phút, hội chứng đông đặc khi khám phổi, thấy rale ẩm, nổ, Mạch > 100 lần/phút, Nhiệt độ ở nách >38 độ C.
- Xét nghiệm tìm căn nguyên bệnh để xác định vi sinh gây bệnh ở địa phương đó, hoặc khi điều trị kháng sinh mà không có hiệu quả.
Phòng ngừa Viêm phế quản
Các chế độ sinh hoạt phù hợp cũng có thể giúp ngăn ngừa, kiểm soát triệu chứng và tăng khả năng bình phục bệnh viêm phế quản. Các chế độ sinh hoạt mà bạn có thể áp dụng như:
- Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc và các chất kích thích.
- Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc với các chất kích thích hay khi không khí bị ô nhiễm.
- Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng và nâng cao thể lực cho cơ thể.
Điều trị Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản rất dễ gặp do đó có rất nhiều cách để điều trị bệnh như:
- Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian: Chữa bằng gừng, bạn có thể cắt mỏng và ngậm trực tiếp miếng gừng hoặc pha với quế và đinh lăng, vừa có tác dụng giữ ấm lại chữa bệnh rất tốt. Hoặc là bạn có thể dùng tỏi vì tỏi có thể kháng viêm và sát khuẩn rất tốt. Ngoài ra, nghệ cũng có công dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản rất tốt.
- Muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất bạn nên sử dụng các loại thuốc tây như: Thuốc loãng đờm (Brosuvon 8mg, Agi-Bromhexine), thuốc kháng virus (Carbocistein 100mg, Acehasan 100, Baburol), khí dung thuốc giãn phế quản, khoáng chất và vitamin.