Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là Copd là bệnh do viêm đường thở mạn tính hay còn do phổi bị tắc nghẽn trong thời gian dài. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh nhân thấy khó thở, gây nên tình trạng suy hô hấp do đường thở nhỏ và hẹp hơn bình thường.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây nên tình trạng tăng lượng khí cặn trong phổi, tắc nghẽn lưu thông khí làm cho bệnh nhân thấy khó thở. Bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi kể cả ở người lớn và trẻ em.
Phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?
Phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm, bệnh Copd có biệt danh là sát thủ vô tình vì bệnh có thể gây ra tỉ lệ tử vong và tàn phế rất cao.
-
Hiện nay trên thế giới có 600 triệu người mắc bệnh Copd và mỗi năm có hơn 3 triệu người chết.
-
Tính tới hiện tại chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn chi phí điều trị bệnh Hen, Lao, Viêm phổi nhiều lần.
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn có thể làm hạn chế hoạt động hàng ngày, suy giảm chức năng hô hấp và làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đa số nguyên nhân dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do tổn thương ở các mô. Một số nguyên nhân dẫn tới phổi tắc nghẽn mãn tính thường gặp là:
-
Hút thuốc hoặc thường xuyên ngửi khói thuốc trong thời gian dài.
-
Môi trường làm việc không sạch có các loại khói bụi hóa chất, bụi nghề nghiệp,...
-
Do nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Dấu hiệu của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Các dấu hiệu thường gặp khi bị phổi tắc nghẽn mạn tính là:
-
Chóng mặt: Người bệnh thường gặp các triệu chứng nhức đầu và chóng mặt vào buổi sáng.
-
Ho có đờm, đờm có màu xanh lá cây, màu trắng hoặc màu vàng và thường kèm theo máu.
-
Khó thở ngay cả khi không vận động hay gắng sức.
-
Hay bị đau thắt chặt ngực.
-
Mệt mỏi trong thời gian dài, thở khò khè.
-
Sốt nhẹ và thường xuyên cảm thấy ớn lạnh.
Ngoài những triệu chứng trên người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác chưa được nhắc đến. Khi bệnh có chuyển biến nặng thường xuất hiện các triệu chứng sau đây, nếu bạn gặp các triệu chứng này thì cần phải tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
-
Khó thở tới mức không nói chuyện được.
-
Tay, chân, môi có màu tím hoặc xanh.
-
Thường xuyên bị rơi vào tình trạng lơ mơ.
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh phổi nghẽn mạn tính là:
-
Nam giới, tuổi > 40.
-
Bị nhiễm khuẩn hô hấp từ khi còn nhỏ.
-
Những người hút thuốc lào, thuốc lá.
-
Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khói bếp than.
-
Người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi nghề nghiệp.
-
Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới nguy cơ mắc bệnh Copd. Tính tới hiện tại mỗi năm có khoảng 400.000 người chết do khí thải độc hại.
Cách phòng ngừa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nếu muốn phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bạn cần:
-
Không hút thuốc lào, thuốc lá, tránh tiếp xúc với các chất độc hại.
-
Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
-
Phục hồi chức năng hô hấp để giảm triệu chứng của bệnh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đa số bệnh nhân mắc bệnh Copd khi tới bệnh viện đều trong tình trạng giai đoạn muộn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và bệnh đã chuyển nặng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà ta có phương pháp điều trị hợp lý.
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ có thể ngăn chặn quá trình tiến triển bệnh. Vì vậy bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo đảm sức khỏe cho chính bạn. Trước khi đưa ra điều trị bác sĩ sẽ cho người bệnh làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh như chụp CT scan ngực, chụp X-Quang,... Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị như sau:
-
Sử dụng thuốc giãn phế quản, giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn, giảm viêm phổi và cải thiện triệu chứng của bệnh.
-
Tiêm vaccine phòng ngừa, giúp hạn chế tác nhân gây bệnh.
-
Phẫu thuật: Nếu điều trị bằng vacxin và thuốc không hiệu quả bác sĩ sẽ dùng phương pháp này.