Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là sự bất thường của hệ ngoại tháp, do thoái hóa hệ thần kinh gây nên. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cử động chậm chạp, rối loạn thăng bằng, run, cứng đờ. Bệnh Parkinson là một căn bệnh phức tạp và gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết những người mắc Bệnh Parkinson đều trên 55 tuổi.
Bệnh Parkinson nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể gây nên nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người bệnh. Nếu muốn phòng tránh căn bệnh này mời mọi người hãy đọc bài viết dưới đây.
Nguyên nhân Bệnh Parkinson
Cho tới nay vẫn chưa có nguyên cụ thể dẫn tới căn bệnh này, nên người ta cho rằng căn bệnh này là tự phát và cho và bệnh lý thoái hóa thần kinh trung ương. Bệnh Parkinson còn có tên gọi là liệt rung do sự thoái hóa thần kinh trung ương gây nên và bệnh Parkinson liên quan đến:
-
Chất Dopamin trong não bị thiếu hụt. Dopamin là chất dẫn truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác qua dây thần kinh bên trong não, giúp tế bào não kiểm soát và chỉ huy các cử động ở tay chân và mặt. Khi mắc bệnh Parkinson, các tế bào sản sinh ra Dopamin bị suy thoái và chết dần. Khi bị thiếu chất Dopamin, não không thể chỉ huy các cơ bắp vận động bình thường được, dẫn tới các triệu chứng ở trên.
-
Hiện nay vẫn chưa biết lý do tại sao các tế bào não sinh ra chất Dopamin lại thoái hóa và chết đi. Các yếu tố mà người ta cho là nguyên nhân gây nên bệnh này là: Do di truyền, do lớn tuổi, do virus, do yếu tố môi trường,... Tuy nhiên, hiện nay khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao chỉ có một số người mắc bệnh Parkinson còn lại những người khác thì không.
-
Nguyên nhân do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamin.
Dấu hiệu, triệu chứng Bệnh Parkinson
Những triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson là: cử động chậm chạp, run, cứng đờ và rối loạn thăng bằng.
-
Run là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh có thể run cả tay và chân, run rõ hơn khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên có khoảng 15% bệnh nhân mắc Parkinson không bị run trong suốt quá trình điều trị.
-
Cứng đờ các cơ bắp: Người bệnh khó xoay người, quay cổ tay, trở mình khi nằm trên giường, đang ngồi trên ghế đứng dậy, khó làm các động tác khéo léo của ngón tay. Ít biểu lộ cảm xúc, nét mặt đờ đẫn, khi đi dáng người hơi còng xuống.
-
Vận động chậm: Người bệnh khó cử động, mọi việc làm đều rất chậm chạp như: xỏ giày dép, cài, mở khuy áo, cắt gọt trái cây, viết chậm và chữ viết nhỏ dần.
-
Rối loạn giữ thăng bằng: Người bệnh ngồi xuống đứng lên khó khăn, khi đi dễ bị ngã, xoay người dễ bị ngã.
-
Các triệu chứng khác: Trầm cảm lo âu, giọng nói nhỏ, khó nghe, rối loạn giấc ngủ, ít biểu lộ cảm xúc, đau, mệt mỏi. Về sau bị rối loạn trí nhớ và khó nuốt.
Biến chứng Bệnh Parkinson
Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh Parkinson không được điều trị kịp thời như:
-
Trầm cảm: Bệnh nhân thường lo lắng, buồn bã khiến bệnh tiến triển nặng hơn và dần xa lánh người thân.
-
Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không ngon giấc, thường xuyên mất ngủ, dậy sớm.
-
Huyết áp bị thay đổi, khiến cho tâm lý và việc ăn uống không đầy đủ, dẫn tới huyết áp thay đổi thất thường.
-
Táo bón: Người bệnh nhai nuốt chậm khiến cho việc tiêu hóa kém, gây nên tình trạng táo bón.
-
Bàng quang bị ảnh hưởng: Việc cử động khó khăn, khiến cho bệnh nhân không thể kiểm soát nước tiểu và không thể đi tiểu.
Dự phòng biến chứng Bệnh Parkinson
Một số biện pháp phòng tránh bệnh Parkinson là:
-
Nên thay đổi chế độ ăn uống cho người bệnh: ăn nhiều rau, quả, chất xơ để không bị táo bón.
-
Ăn chậm, nhai kỹ, luôn ăn miếng nhỏ.
-
Thay đổi tư thế từ từ, nhất là khi đang ngồi hoặc nằm khi xoay người hay chuyển sang tư thế đứng.
-
Tập vật lý trị liệu, tập các cử động nhịp nhàng, để giảm tính co cứng và duy trì hoạt động thể chất, tránh căng thẳng, tạo ảnh hưởng tốt cho tâm lý người bệnh.
-
Kê cao đầu khi ngủ.
-
Tạo niềm vui trong công việc, tăng cường giao tiếp.
-
Nghe nhạc, xem phim hài, đọc sách, trồng cây giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Điều trị Bệnh Parkinson
Cho tới nay chưa có biện pháp điều trị bệnh hoàn toàn, nhưng có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh. Các bác sĩ khuyên dùng thuốc và vật lý trị liệu, chế độ ăn thích hợp, tập luyện thể dục để có cải thiện tốt hơn.
Một số bệnh nhân có thể điều trị bằng phẫu thuật như kích thích não sâu, nhưng chỉ áp dụng cho các bệnh nhân không đáp ứng được thuốc điều trị.