Cảm cúm
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm hay gọi tắt là cúm, đây là bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp, các virus gây nên. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày và có thể bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người có hệ miễn dịch yêu, trẻ nhỏ và người già thường có chuyển biến nghiêm trọng và dẫn tới tử do do các biến chứng gây nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cảm cúm là bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Những ai thường mắc cảm cúm?
Cảm cúm là bệnh rất phổ biến và có thể gặp tất cả mọi lứa tuổi cũng như giới tính. Trung bình 1 năm trẻ em có thể bị từ 6-7 lần, người lớn từ 2-3 lần. Dưới đây là các đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm như:
-
Người trên 65 tuổi.
-
Trẻ dưới 5 tuổi.
-
Phụ nữ mang thai.
-
Người bị béo phì nặng.
-
Người có hệ miễn dịch yếu.
-
Người mắc bệnh như bệnh tim, hen suyễn, bệnh đái tháo đường, bệnh thận.
Nguy cơ mắc cảm cúm
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm là:
-
Tuổi tác: Đây cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới khả năng mắc bệnh cảm cúm.
-
Nghề nghiệp: Những người tiếp xúc với người bị nhiễm cúm cũng rất dễ mắc cảm cúm.
-
Điều kiện sống: Điều kiện sống không ổn định, không khí không được trong sạch cũng dẫn tới khả năng phát triển bệnh cúm.
-
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Làm bạn có thể dễ dàng nhiễm và tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.
-
Bệnh mạn tính như hen suyễn, các vấn đề tim mạch hoặc tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.
-
Mang thai: Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ rất dễ mắc cảm cúm.
Triệu chứng Cảm cúm
Cảm cúm thường xuất hiện đột ngột và có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường, nên ta cần phân biệt rõ cảm lạnh thông thường với cảm cúm. Các dấu hiệu nhận biết cảm cúm là:
-
Sốt cao (40°C).
-
Ớn lạnh.
-
Hắt hơi
-
Ho.
-
Đau họng.
-
Sổ mũi.
-
Đau đầu.
-
Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
-
Đau cơ.
-
Dạ dày khó chịu.
-
Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.
-
Cảm giác mệt mỏi và ho kéo dài đến 6 tuần.
Cảm cúm có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường
Phòng ngừa bệnh cảm cúm
Muốn phòng ngừa bệnh cảm cúm ta cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây:
-
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
-
Tiêm vaccine cúm.
-
Tập luyện thể thao.
-
Tăng cường dinh dưỡng.
-
Uống nhiều nước.
-
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
-
Không hút thuốc lá.
Những lưu ý về việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm:
-
Từ 06 tháng tuổi trở lên.
-
Khoảng 2-3 tuần sau tiêm mới có hiệu quả phòng bệnh (khả năng bảo vệ là 50 - 80%).
-
Là biện pháp chính để tránh và phòng ngừa các biến chứng nặng của cảm cúm.
-
Cần tiêm nhắc lại mỗi năm để có hiệu quả tốt nhất vì sau khi tiêm 6-12 tháng là hết thời gian phòng bệnh của vắc xin.
Chẩn đoán bệnh cảm cúm
Trước khi đưa ra các chuẩn đoán về bệnh, bác sĩ sẽ yêu cần người bệnh phải thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng để cho chuẩn đoán được chính xác hơn như xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc chụp X-quang để xem có biến chứng viêm phổi không.
Điều trị Cảm cúm
Muốn điều trị bệnh cảm cúm ta cần biết rõ nguyên nhân và tình trạng để có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Một số cách điều trị cảm cúm là:
- Ăn các thức ăn dạng lỏng, uống nhiều nước. Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có chứa cồn và ga.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh tích cực, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ.
- Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng và có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh chóng (Atmurcat 4mg, Glotadol Flu).