Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp là gì?
Viêm tai giữa cấp hay còn gọi là viêm màng nhĩ, là tình trạng niêm mạc vòi nhĩ, niêm mạc lót và hòm nhĩ bị viêm cấp trong tế bào hơi của xương chũm. Đây là hiện tượng trong tai giữa có sự xuất hiện dịch, cùng các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, màng nhĩ phồng lên, đau và sức nghe kém đi.
Viêm tai giữa cấp tính nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường. Nguy hiểm hơn, đây còn là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Vì vị trí của tai và xương chũm rất gần với tĩnh mạch và não, nếu viêm tai giữa cấp bị biến chứng sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm như thủng màng nhĩ hoặc tử vong.
Nguyên nhân Viêm tai giữa cấp
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tai giữa cấp là:
-
Ở trẻ nhỏ: Do cấu trúc trong ống tai của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc viêm tai giữa cấp. Trong cấu trúc tai bao gồm vòi ót-tát chạy từ tai đến sau cổ họng. Còn nhỏ, cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện nên vòi ót-tát ngang hơn và ngắn hơn so với người lớn, vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng trong tai. Ống eustachian bị tắc và sưng khiến cho dịch trong tai giữa bị kẹt lại, dẫn tới tình trạng viêm tai giữa. Hoặc do vòi nhĩ bị tắc xẹp lại, mềm hay do cơ chế sinh học khi đóng mở vòi gặp vấn đề. Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ chủ yếu do cấu tạo và chức năng và hệ thống miễn dịch của tai chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị mắc bệnh.
-
Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành: Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp là do các tác động từ bên ngoài và môi trường, ví dụ như:
-
Bơi lội: sau khi bơi lội xong không vệ sinh ta sạch sẽ và môi trường nước không đảm bảo.
-
Sau khi tắm xong không lau khô tai, để nước đọng lại bên trong tai lâu ngày.
-
Hút thuốc lá.
-
Không lấy ráy, vệ sinh tai tai sạch sẽ và đúng cách.
-
Một số bệnh cũng gây ra tình trạng viêm tai giữa như xoang mũi, phì đại VA, cảm cúm, cảm lạnh,…
-
-
Ngoài ra một số trường hợp người lớn và trẻ nhỏ cùng bị mắc viêm tai giữa như:
-
Lấy ráy tai sai cách hoặc quá sâu.
-
Không vệ sinh tai đúng cách, không lấy ráy tai thường xuyên.
-
Không lau khô tai sau bơi lội, sau khi tắm,…
-
Dấu hiệu của Viêm tai giữa cấp
Các dấu hiệu khi bị viêm tai giữa là:
-
Sốt nhẹ, vừa hoặc sốt cao. Trẻ dưới 6 tháng thường sốt lên tới 39-40 độ nguy hiểm.
-
Tai bị đau nhức, xung huyết, sưng đỏ và viêm đỏ ở màng nhĩ và cả bên ngoài tai.
-
Viêm họng, chảy nước mũi, hắt hơi, viêm mũi, dị ứng mũi, sưng họng,…
-
Có dịch trong tai, đôi khi có cả mủ và có mùi hôi tanh.
-
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 6 tháng còn xuất hiện những triệu chứng khác như:
-
Sốt cao kèm triệu chứng nôn mửa, co giật rất nguy hiểm.
-
Quấy khóc, bỏ bú, bị nôn trớ khi ăn, chán ăn.
-
Rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng,…
Các biến chứng Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp là bệnh lý rất dễ gặp, bệnh cần được điều trị kịp thời và đúng cách, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa cấp nếu điều trị không dứt điểm và kéo dài sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính nguy hiểm hơn.
Những biến chứng khi viêm tai giữa cấp là:
-
Viêm tai giữa thanh dịch.
-
Giảm thính lực: Tăng mức độ theo thời gian.
-
Viêm tai giữa mãn tính màng nhĩ thủng.
-
Biến chứng nội sọ như: viêm não, áp xe não do tai, viêm màng não. Nếu không điều trị tích cực, có thể dẫn tới tử vong.
-
Nếu không được điều trị sẽ bị biến chứng thành viêm tai xương chũm.
-
Bệnh viêm tai giữa cấp có diễn biến âm thầm vậy nên người bệnh thường không để ý và bỏ qua, nhất là các em nhỏ. Ban đầu bệnh không có các biểu hiện rõ rệt như đau khi màng nhĩ bị tổn thương nhẹ, kém về thính lực, cũng không kéo dài và rõ ràng.
-
Tuy nhiên việc rách màng nhĩ lại khiến cho vi khuẩn và vi trùng dễ xâm nhập vào trong tai khiến cho tai dễ bị nhiễm trùng, càng làm tăng khả năng bị viêm tai xương chũm và có nguy cơ lan rộng vùng bị viêm.
Chẩn đoán Viêm tai giữa cấp
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: viêm VA, sốt cao, viêm mũi họng, than đau tai… bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng.
Ngoài ra, người bệnh sẽ thực hiện nội soi màng nhĩ xem có bị sưng phồng hay xung huyết không.
Điều trị Viêm tai giữa cấp
Tùy thuộc vào từng tình trạng và giai đoạn bệnh mà có các phương pháp điều trị thích hợp khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị với kháng sinh, giảm đau, kháng viêm và nhỏ thuốc tai.
Người bệnh thường được điều trị ngoại trú với kháng sinh uống và tái khám ngay nếu các triệu chứng không giảm đi sau 48 – 72 giờ hoặc nặng hơn, có biến chứng đe dọa. Nếu bệnh nhân có biến chứng cần nhập viện để được điều trị tích cực và can thiệp phẫu thuật nếu cần.