Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì ?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng loét và gây tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng viêm loét ở dạ dày cao hơn nhiều so với ở tá tràng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở người già. Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những nguy hiểm không ngờ đối với người bệnh.
Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày có là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Thủng dạ dày, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và càng nghiêm trọng hơn khi vết loét càng ngày càng lớn.
- Hẹp môn vị dạ dày, rất dễ xảy ra ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
- Xuất huyết tiêu hóa, gây nên tình trạng máu chảy ngược từ thực quản xuống hậu môn ở ông tiêu hóa.
- Ung thư dạ dày, là tình trạng nguy hiểm cao nhất do viêm loét dạ dày gây nên và có thể dẫn đến ung thư dạ dày, còn dẫn đến tử vong cao.
Nguyên nhân Viêm loét dạ dày tá tràng
Các nguyên nhân chính dẫn tới Viêm loét dạ dày tá tràng là:
- Do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP).
- Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm.
- Căng thẳng thần kinh.
- Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu.
- Thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ.
Chế độ dinh dưỡng dành cho những người viêm loét dạ dày-tá tràng
Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày-tá tràng cần phải có chế độ ăn phù hợp và khoa học để đảm bảo dinh dưỡng.
- Các thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn là: Sữa nóng, trứng cho vào cháo hoặc hấp, mỗi tuần ăn từ 2-3 lần. Thực phẩm dễ tiêu có nhiều đạm như cá lạc, thịt lợn lạc. Rau củ tươi. Các loại thức ăn có chứa tinh bột như cháo, bánh mì, cơm khoai. Các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu từ hạt hướng dương, dầu đậu nành hay dầu hạt cải..
- Các thực phẩm không nên ăn như: Xúc xích, lạp xưởng, các loại thịt nguội, dăm bông, đồ ăn đã chế biến sẵn. Các loại thức ăn cứng, quả xanh sống, sụn, thịt nhiều gân hay rau có nhiều chát xơ. Các loại quả chua, nước có gas, thuốc lá, các loại nước uống có cồn. Hoặc gia vị như tiêu ớt, dấm tỏi, hành muối, dưa cà muối.
- Các điểm cần chú ý khi chế biến thức ăn: Ăn ngay khi thức ăn đã nấu xong, nghiền nát, thái nhỏ hay nấu mềm.Dấu hiệu của Viêm loét dạ dày tá tràng
Dấu hiệu Viêm loét dạ dày tá tràng
Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là:
- Đau vùng bụng trên rốn.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn hay nôn, ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị.
Các biểu hiện của viêm loét dạ dày - tá tràng
Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày-tá tràng là:
- Không uống quá 2 ly các thức uống có chứa cồn trong một ngày.
- Hạn chế sử dụng aspirin, Ibuprofen và naproxen (NSAID).
- Thường xuyên rửa tay bằng nước hoặc xà phòng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi hoàn toàn.
- Không hút thuốc, thực hiện lối sống lành mạnh.
Điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu được phát hiện sớm sẽ rất dễ điều trị, nhưng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó điều trị và chữa dứt điểm. Vì vậy khi bạn nghi ngờ bản thân có khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hợp lý và đến bệnh viện để được kiểm tra và chuẩn đoán bệnh kịp thời.
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị Viêm loét dạ dày - tá tràng là: Nano Curcumin HP, Pasigel, Utrazo,...