Vảy nến
Vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là bệnh da liễu xảy ra khi quá trình tế bào cũ chết đi và tế bào mới được thay thế diễn ra nhanh chóng gấp nhiều lần bình thường, khiến các tế bào da dồn lại thành những mảng dày, có vảy. Bệnh thường gây ra triệu chứng da mẩn đỏ, ngứa ngáy, có vảy trên những vùng da như da dầu, da đầu gối, khuỷu tay.
Bệnh thường tái phát theo chu kỳ vài tuần đến vài tháng, sau đó triệu chứng sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Hiện nay không có phương pháp điều trị dứt điểm vảy nến mà chỉ có thể làm giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Nguyên nhân vảy nến
Hiện nay, các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác hình thành bệnh vảy nến. Theo khảo sát ở những người mắc bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát và làm bệnh lý nặng thêm bao gồm:
-
Nhiễm trùng: thường thấy nhất là do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng.
-
Chấn thương: Những vết trầy xước nhẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, vảy nến.
-
Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm nặng hơn tình trạng vảy nến.
-
Thay đổi thời tiết bất thường.
Biểu hiện nhận biết bệnh vảy nến
Các triệu chứng dễ nhận biết của bệnh vảy nến là:
-
Vùng da bị khô, nứt nẻ, gây ngứa ngáy và chảy máu
-
Vùng da có nhiều đốm vảy nhỏ
-
Da xuất hiện mảng đỏ, có vảy dày óng ánh bạc
-
Móng tay dày, có vết lõm
-
Khớp bị sưng cứng.
Về diện tích, vùng da bị vảy nến có thể chỉ là một vùng da nhỏ bị tróc vảy hoặc cả vùng da lớn. Khu vực da thường bị vảy nến nhất là da đầu, vùng dưới lưng, đầu gối, lòng bàn chân, khuỷu tay, lòng bàn tay.
Biến chứng bệnh vảy nến
Ở giai đoạn nặng, bệnh vảy nến có thể gây tổn thương lan ra nhiều vùng da trên cơ thể, nặng nhất là ở móng và khớp:
- Móng có chấm lỗ rỗ trên bề mặt, màu sắc ngả vàng. Móng dày và dễ thối, hỏng móng.
- Ở khớp gối và cột sống: vảy nến gây biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, viêm khớp.
- Khi phát hiện các dấu hiệu nêu trên của bệnh vảy nén, bạn cần đi khám bệnh ngay để phòng ngừa các biến chứng nguy hiêm khác.
Cách điều trị vảy nến
Phương pháp điều trị vảy nến dựa trên nguyên lý ngăn chặn sự phát triển của các tế bào da không lan sang các vùng da khác và điều trị vùng da bị tróc vảy. Với trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc dạng thoa. Với trường hợp nặng đã có biến chứng ở móng tay và khớp, bạn sẽ được hướng dẫn dùng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc liệu pháp quang học.
Cách điều trị bệnh vảy nến còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng với thuốc của cơ địa bệnh nhân, bạn có thể phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc.
Cách phòng ngừa vảy nến
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày. Không nên tắm nước quá nóng hoặc các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để tránh làm khô da, kích ứng da.
-
Bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa axit béo có lợi như omega-3, vitamin B12, chất khoáng, kẽm.
-
Với những bệnh nhân bị vảy nến, cần tránh các thức ăn chứa nhiều protein và dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ
-
Hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia.
Thuốc điều trị vảy nến hiệu quả
Ở mức độ nhẹ, thuốc điều trị vảy nến chỉ cần dùng thuốc mỡ bôi vào vùng da bị bệnh. Khi thuốc bôi da không mang lại hiệu quả, bạn có thể dùng các loại thuốc uống như acitretin (Soriatane), apremilast (Otezla), cyclosporine giúp làm sạch da và ngăn bệnh lan rộng. Điều trị vảy nến bằng thuốc có thể cải thiện tình trạng bệnh chỉ sau vài tuần. Bạn có thể tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh vảy nến hiệu quả sau đây.